PHẦN I
CƠ SỞ QUY HOẠCH
I. Cơ sở pháp lý:
Quyết định số 628/QĐ-CT ngày 27/10/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh về việc : Quy hoạch vùng nguyên liệu mì cho các Công ty: - Công ty Khoai mì – Tây Ninh.
- Công ty Tinh bột sắn Tân Châu – Singapore.
Quyết định số 2469/QĐ-UB ngày 31/12/2002 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt Báo cáo rà soát - bổ sung quy hoạch nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2010.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, về việc rà soát quy hoạch lại vùng nguyên liệu mì cho các nhà máy, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất và chế biến mì trong tỉnh.
II. Sự cần thiết phải rà sóat quy hoạch vùng nguyên liệu mì đến năm 2010:
- Tạo vùng nguyên liệu ổn định cho các cơ sở chế biến củ mì để ngành sản xuất khoai mì phát triển bền vững trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sử dụng hợp lý quỹ đất ngày cang khan hiếm của tỉnh.
- Tạo sự gắn kết lâu dài giữa người sản xuất và nhà chế biến, khuyến khích người nông dân mạnh dạn đầu tư tăng năng suất, hạn chế tranh chấp giữa các cơ sở sản xuất và chế biến.
- Tạo điều kiện để các đơn vị chế biến khoai mì trong tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất mì.
- Cho phù hợp chung với qui hoạch lại sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Cân đối giữa sản xuất và chế biến đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy và cơ sở chế biến theo công suất thiết kế, tránh gây lãng phí đầu tư.
PHẦN II
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT MÌ CỦA TỈNH
I. Đặc điểm chung:
Tây Ninh là một tỉnh nông nghiệp, có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng… phù hợp cho nhiều loại cây trồng bao gồm cả cây hàng năm và lâu năm như: cây mía, mì, đậu phộng, cao su, điều… Trong đó, cây khoai mì được xác định là một trong những cây trồng chính của tỉnh và là cây trồng có diện tích năng suất, sản lượng cao trong khu vực đã được người nông dân Tây Ninh trồng từ lâu đời, phát triển qua nhiều giai đọan và đến nay đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, gắn với chế biến và tiêu thụ.
1. Khí hậu, thuỷ văn:
Bảng 1: Các yếu tố khí hậu đặc trưng: (lấy theo số liệu trung bình)
Hạng mục
|
Nhiệt độ
(độ C)
|
Số giờ nắng
(giờ)
|
Lượng mưa
(mm)
|
Độ ẩm
(%)
|
Cả năm
|
27,1
|
2.553,5
|
2.085,4
|
85,3
|
Tháng 1
|
25,9
|
246,5
|
36,4
|
79,3
|
Tháng 2
|
26,6
|
235,8
|
8,8
|
78,5
|
Tháng 3
|
27,9
|
233,6
|
38,6
|
81,0
|
Tháng 4
|
28,9
|
242,8
|
116,8
|
81,8
|
Tháng 5
|
28,3
|
213,0
|
156,9
|
87,0
|
Tháng 6
|
27,5
|
190,5
|
396,2
|
89,3
|
Tháng 7
|
27,4
|
197,7
|
230,4
|
89,5
|
Tháng 8
|
26,9
|
159,3
|
272,3
|
91,3
|
Tháng 9
|
27,1
|
199,2
|
235,3
|
90,3
|
Tháng 10
|
26,7
|
187,6
|
371,8
|
90,5
|
Tháng 11
|
26,2
|
213,6
|
108,3
|
84,3
|
Tháng 12
|
26,0
|
233,9
|
113,8
|
81,5
|
Nguồn:Cục Thống kê
Khí hậu Tây Ninh mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân cao (27,1 oC), tổng tích ôn lớn, có giờ chiếu sáng cao 2.553,5 (giờ/năm).
Với trị số khí hậu như trên trong điều kiện đủ nước, phân bón, sức lao động, giống tốt cho phép đạt năng suất sinh học tối đa, nhất là những cây hàng năm (mía,mì, bắp, rau...).
Mưa tập trung theo mùa từ tháng 4 đến tháng 11 là 1.532-1.800 mm chiếm 90% lượng mưa cả năm, tập trung vào tháng 6,8,10 lượng mưa bình quân từ 280-320 mm/tháng với cường độ lớn đã gây ngập úng các vùng đất thấp và rửa trôi, xói mòn, bạc màu hoá các vùng đất cao...
2. Tài nguyên nước:
- Hồ Dầu Tiếng diện tích 27.000 ha, dung tích tòan bộ 1,58 tỷ m3 có dung tích hữu ích 1,1 tỷ m3, với cao trình mực nước chết 17m, dung tích chứa 470 triệu m3 . Khả năng tưới kênh Đông, kênh Tây và kênh Tân Hưng là 60.626 ha chưa kể đẩy mặn sông Vàm Cỏ Đông xuống Xuân Khánh – Đức Huệ .Sau khi xây dựng dự án hồ Phước Hòa sẽ bổ sung thêm 50 m3/s cho Hồ Dầu Tiếng, khi đó vùng hưởng lợi tăng thêm được 30.599 ha.
- Sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua Tây Ninh dài 151 Km, lưu lượng biến động theo mùa. Mùa mưa dòng chảy chiếm 80% tổng lượng nước cả năm, còn mùa khô tháng kiệt nhất, tại Gò Dầu Hạ chỉ đạt 10m3 /s.
- Sông Saigon là ranh giới tự nhiên giữa Tây ninh và hai tỉnh Bình phước, Bình dương, một phần bị ngập sau khi xây dựng hồ Dầu tiếng, phần còn lại phía sau đập chính tới giáp với thành phố Hồ Chí Minh cũng là một nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiêp trong tỉnh.
Với tài nguyên nước như trên kết hợp với hệ thống thuỷ lợi được đầu tư tương đối đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông – ngư nghiệp phát triển.
3. Địa hình và đất:
Địa hình Tây Ninh đặc trưng cho vùng rìa chuyển tiếp giữa đồi thấp và đồng bằng, nghiêng từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đồng ruộng, xây dựng hệ thống thuỷ lợi và thực hiện cơ giới hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Song cũng chú ý ngăn chặn hữu hiệu tình trạng rửa trôi, xói mòn ở vùng đất đồi thấp và đất có địa hình cao lượn sóng; đồng thời chống ngập úng, chống gley hoá cho vùng đất thấp.
Tây Ninh có các nhóm đất chính như sau:
- Đất xám : 344.928 ha chiếm 85,6%.
- Đất phèn : 25.359 ha chiếm 6,3%.
- Đất xám loang lổ : 20.375 ha chiếm 5,1%.
- Đất phù sa : 1.775 ha chiếm 0,4%.
- Đất đỏ vàng : 6.850 ha chiếm 1,7%.
- Đất than bùn : 1.072 ha chiếm 0,3%.
4. Nguồn lực lao động:
Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên cơ cấu lao động phục vụ cho các thành phần kinh tế có sự thay đổi lớn, tăng cường cho lĩnh vực công nghiệp – du lịch và dịch vụ, giảm dần lao động trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động phục vụ cho nông nghiệp trước tình trạng ngày một khan hiếm.Trong đó cán bộ khoa học kỹ thuật còn rất ít, chiếm tỷ lệ khoảng 4% số nguồn lao động
- Đại học- trên đại học : 1,8 %
- Trung cấp : 1,9%
- Công nhân kỹ thuật : 0,8 %
II. Hiện trạng ngành sản xuất và chế biến khoai mì (1995-2004):
1. Diễn biến diện tích, sản lượng mì giai đoạn 1995-2004
Giai đoạn 1995-1996 diện tích và sản lượng mì tăng đáng kể, do nhu cầu sử dụng tinh bột mì trong công nghiệp tăng và hiệu quả sản xuất được nâng cao khi tỉnh có 2 nhà máy chế biến công nghiệp đi vào hoạt động.
Giai đoạn 1996-1999 ảnh hưởng do giá củ mì xuống thấp, sản xuất bị lỗ. Ước tính người sản xuất mì bị thiệt hại trong năm 1996 khoảng 10 tỷ đồng. Diện tích và sản lượng cây mì giảm đáng kể. Năm 1996 diện tích 23.051 ha đến năm 1999 chỉ còn lại 602 ha (giảm 94%) lại gây ra tình trạng thiếu nguyên liệu, cung không đủ cầu.
Bảng 2: Diện tích và sản lượng mì giai đoạn 1995-2004
ĐVT: Diện tích: ha,
Sản lượng: tấn
Hạng mục
|
Tổng
|
T.Xã
|
T.Biên
|
T.Châu
|
DMC
|
C.Thành
|
H.Thành
|
B.Cầu
|
G.Dầu
|
T.Bàng
|
Diện tích
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1995
|
15054
|
653
|
1824
|
3699
|
2188
|
2001
|
2992
|
505
|
192
|
|
1996
|
23051
|
654
|
8376
|
2996
|
2794
|
4012
|
3278
|
492
|
385
|
64
|
1997
|
15775
|
844
|
4878
|
3156
|
2542
|
1862
|
2195
|
106
|
146
|
40
|
1998
|
4653
|
91
|
999
|
1050
|
726
|
688
|
689
|
175
|
235
|
|
1999
|
602
|
6
|
|
|
|
24
|
369
|
84
|
119
|
|
2000
|
25256
|
806
|
7616
|
5925
|
3978
|
3672
|
2359
|
265
|
635
|
|
2001
|
25380
|
2171
|
8101
|
6023
|
4373
|
3482
|
847
|
221
|
162
|
|
2002
|
31715
|
2214
|
11033
|
7709
|
4596
|
5025
|
628
|
356
|
154
|
|
2003
|
35600
|
2380
|
13748
|
8975
|
4604
|
4285
|
801
|
398
|
409
|
|
2004
|
38578
|
2404
|
15224
|
10160
|
4753
|
4450
|
768
|
440
|
379
|
|
Sản lượng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1995
|
233937
|
10790
|
52298
|
68012
|
25807
|
28508
|
40214
|
5991
|
2317
|
|
1996
|
458644
|
16350
|
195173
|
50729
|
47314
|
75635
|
60593
|
7357
|
4761
|
732
|
1997
|
307343
|
18568
|
17454
|
49990
|
48792
|
30970
|
37581
|
1530
|
2064
|
394
|
1998
|
66472
|
1547
|
13782
|
14328
|
11418
|
9853
|
10484
|
2710
|
2350
|
|
1999
|
8167
|
91
|
|
|
|
247
|
5485
|
1154
|
1190
|
|
2000
|
494605
|
18097
|
143678
|
97764
|
97728
|
66104
|
53133
|
5473
|
12628
|
|
2001
|
538739
|
49126
|
156065
|
112175
|
115735
|
63956
|
18716
|
19866
|
3100
|
|
2002
|
773250
|
49286
|
323907
|
159256
|
121617
|
92809
|
15385
|
7996
|
2994
|
|
2003
|
800140
|
53619
|
316614
|
187464
|
124034
|
81257
|
19918
|
8758
|
8476
|
|
2004
|
890830
|
54290
|
342101
|
219377
|
129701
|
107032
|
19213
|
10278
|
8919
|
|
Nguồn: Niên giám Thống kê.
Giai đoạn 1999 đến 2004 tỉnh đã có quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy đầu tư đảm bảo giá sàn tiêu thụ củ mì tươi. Đặc biệt là giá củ mì tươi ổn định theo hướng có lợi cho nông dân đã đẩy mạnh diện tích cũng như sản lượng lên cao hơn định hướng phát triển mì do tỉnh đề ra.
2. Tình hình, chế biến và tiêu thụ khoai mì giai đoạn 2000-2004:
Từ năm 2000 đến 2004 giá, tinh bột khoai mì được tiêu thụ ổn định tạo điều kiện cho người nông dân đầu tư sản xuất, hàng loạt các nhà máy, cơ sở chế biến được xây dựng (tổng số 108 nhà máy và cơ sở, trong đó nhà máy chế biến có công suất ³ 200 tấn củ tươi/ ngày là 13) với tổng năng lực chế biến 5870 tấn củ/ngày.(xem phụ lục)
BẢNG 3: TÌNH HÌNH , CHẾ BIẾN TIÊU THỤ TINH BỘT KHOAI MÌ
Đơn vị tính : tấn
Hạng Mục
|
Tình hình chế biến tiêu thụ qua các năm
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
Khối lượng đưa vào chế biến
|
452500
|
589314
|
685800
|
1044521
|
1050000
|
Khối lượng bột sản xuất
|
118002
|
152549
|
175919
|
271741
|
272000
|
Khối lượng bột tiêu thụ
|
117585
|
149345
|
169965
|
276547
|
255000
|
Xuất khẩu
|
22943
|
6803
|
14475
|
67067
|
35000
|
Nội địa
|
94642
|
142542
|
155486
|
209480
|
220000
|
Một số doanh nghiệp chế biến công nghiệp : (1tấn bột tương đương 4tấn củ)
- Công ty khoai mì Tây Ninh ( Tapioca):Công suất thiết kế 100 tấn bột/ngày
- Công ty tinh bột sắn Tân Châu ( Singapore):Công suất thiết kế 100 tấn
- Công ty Liên doanh Tapioca Việt Nam :Công suất thiết kế 100 tấn bột/ngày
- Công ty TNHH Tinh bột Hinh Chảng :Công suất thiết kế 100 tấn bột/ngày
- Công ty TNHH Hùng Duy: Công suất thiết kế 100 tấn bột/ngày
- Công ty TNHH Trường Hưng :Công suất thiết kế 60 tấn bột/ngày
- Công ty TNHH Tòan Năng :Công suất thiết kế 60 tấn bột/ngày
- Công ty TNHH Trường Thịnh :Công suất thiết kế 50 tấn bột/ngày
- Công ty TNHH Tân Hòang Minh :Công suất thiết kế 50 tấn bột/ngày
- Doanh nghiệp tư nhân Thanh Vinh :Công suất thiết kế 50 tấn bột/ngày
3. Hiện trạng, tiềm năng đất, tại các xã dự kiến quy hoạch:
Bảng 5: Hiện trạng đất và tiềm năng đất phục vụ cho quy hoạch:
ĐVT : ha
TT
|
Hạng mục
|
DT.đất tự nhiên
|
DT.đất nông nghiệp
|
tiềm năng đất trồng mì
|
|
Tổng
|
325083,21
|
205266.79
|
36055
|
I
|
DMC
|
25.928
|
22336
|
1750
|
1
|
Suối Đá
|
3.940
|
3.490
|
600
|
2
|
Bàu Năng
|
1.775
|
1.408
|
70
|
3
|
Chà Là
|
3.077
|
2.652
|
50
|
4
|
Cầu Khởi
|
3.250
|
2.993
|
10
|
5
|
Phước Minh
|
3.301
|
2.585
|
200
|
6
|
Phước Ninh
|
4.186
|
3.692
|
500
|
7
|
Phan
|
2.465
|
2.190
|
300
|
8
|
Thị Trấn
|
465
|
292
|
10
|
9
|
Bến Củi
|
3523
|
3034
|
10
|
II
|
Châu Thành
|
53.843
|
46029,17
|
5490
|
1
|
Phước Vinh
|
7.423
|
6.051
|
3000
|
2
|
An Cơ
|
3.673
|
3.420
|
200
|
3
|
Hảo Đước
|
3.650
|
3.372
|
300
|
4
|
Thành Long
|
6.708
|
5.812
|
500
|
5
|
Biên Giới
|
3.292
|
2.952
|
100
|
6
|
Hòa Thạnh
|
3.445
|
2.769
|
200
|
7
|
Ninh Điền
|
8.317
|
5.370
|
300
|
8
|
Đồng Khởi
|
3.471
|
3.015
|
50
|
9
|
Long Vĩnh
|
3.279
|
2.922
|
200
|
10
|
Hòa Hội
|
3.717
|
2.170
|
100
|
11
|
Trí Bình
|
2.101
|
1.729
|
200
|
12
|
Thái Bình
|
2.898
|
1.895
|
200
|
13
|
Thị Trấn
|
755
|
622
|
40
|
14
|
Thanh Điền
|
2364
|
3.930,17
|
50
|
15
|
An Bình
|
2221
|
(chungxã Thanh -Điền)
|
50
|
III
|
Tân Châu
|
111.038
|
56.846
|
9550
|
1
|
Tân Hưng
|
5.924
|
4.782
|
400
|
2
|
Tân Phú
|
4.352
|
3.594
|
470
|
3
|
Thị Trấn
|
815
|
509
|
100
|
4
|
Thạnh Đông
|
3.878
|
3.486
|
800
|
5
|
Tân Hiệp
|
3.811
|
2.260
|
270
|
6
|
Tân Đông
|
8.454
|
6.379
|
760
|
7
|
Tân Hà
|
5.123
|
4.560
|
950
|
8
|
Tân Hòa
|
27.164
|
2.354
|
570
|
9
|
Suối Ngô
|
15.617
|
8.000
|
2150
|
10
|
Tân Thành
|
14.660
|
3.245
|
1570
|
11
|
Suối Dây
|
11.087
|
8.155
|
860
|
12
|
Tân Hội
|
10.153
|
9.522
|
650
|
IV
|
Tân Biên
|
85.320
|
41.904
|
14500
|
1
|
Thạnh Bắc
|
9164
|
5.290
|
1390
|
2
|
Tân Lập
|
16896
|
4.892
|
3600
|
3
|
Tân Bình
|
17301
|
1.950
|
1200
|
4
|
Thạnh Tây
|
5818
|
5.449
|
2300
|
5
|
Hòa Hiệp
|
8854
|
5.293
|
1400
|
6
|
Tân Phong
|
6231
|
4.137
|
500
|
7
|
Trà Vong
|
4704
|
4.435
|
50
|
8
|
Mỏ Công
|
4024
|
3.658
|
50
|
9
|
Thạnh Bình
|
11500
|
6.800
|
4000
|
10
|
Thị Trấn
|
828
|
|
10
|
V
|
Bến Cầu
|
16.287,93
|
13.472,22
|
510
|
1
|
An Thạnh
|
2502,05
|
2172,74
|
20
|
2
|
Tiên Thuận
|
3614,32
|
3192,42
|
40
|
3
|
Lonh Khánh
|
2889,01
|
2077,04
|
50
|
4
|
Long Giang
|
1454,26
|
1332,80
|
50
|
5
|
Long Chữ
|
2538,98
|
2374,66
|
300
|
6
|
Long Phước
|
3289,31
|
2322,56
|
50
|
VI
|
Gò Dầu
|
4899
|
4220,16
|
400
|
1
|
Cẩm Giang
|
2428
|
2098
|
200
|
2
|
Thạnh Đức
|
2471
|
2122,16
|
200
|
VII
|
Trảng Bàng
|
10451,19
|
7975,68
|
1180
|
1
|
Đôn Thuận
|
6229,24
|
4070,68
|
880
|
2
|
Hưng Thuận
|
4223,72
|
3905
|
300
|
VIII
|
Hoà Thành
|
4818,93
|
3674,09
|
825
|
1
|
Trường Đông
|
2250
|
1712
|
650
|
2
|
Trường Tây
|
773
|
381,9
|
25
|
3
|
Trường Hòa
|
1795,93
|
1580,19
|
150
|
IX
|
Thị Xã
|
12497,16
|
8809,47
|
1850
|
1
|
Phường I
|
847,56
|
557,5
|
5
|
2
|
Bình Minh
|
1950,6
|
1593,1
|
500
|
3
|
Tân Bình
|
1977
|
1571,13
|
530
|
4
|
Ninh Thạnh
|
1470
|
1129,53
|
275
|
5
|
Thạnh Tân
|
3768
|
2003,41
|
350
|
6
|
Ninh Sơn
|
2484
|
1954,80
|
190
|
Tổng hợp báo cáo các huyện
Song song với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cây trồng, tỉnh cũng đãg xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nội đồng và hệ thống thủy lợi tưới tiêu phục vụ cho phát triển cây trồng ngày càng hoàn thiện.
Tây Ninh có lợi thế về hệ thống tưới tiêu, do nằm trong vùng tưới của hồ Dầu Tiếng với các hệ thống kênh tưới bắt nguồn từ các kênh chính Đông, Tây, Tân Hưng, Tha la và một số kênh tiêu vùng thấp. Tuy nhiên, để phục vụ tốt cho vùng nguyên liệu mì cần cải tạo một số kênh tiêu kết hợp làm đường nội đồng và thực hiện một số mương dẫn nước tưới cho cây mì trong mùa khô.
Đường giao thông liên xã của các huyện hầu hết là đường nhựa, đường liên ấp chủ yếu là đường cấp phối, cần cải tạo và làm mới một số đường giao thông nội đồng trong vùng nguyên liệu mì, phục vụ cho việc vận chuyển mì trong mùa thu hoạch.
Tại các huyện Dương Minh Châu, Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu, có lợi thế đặc biệt cho việc quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu mì.
III. Đánh giá hiện trạng:
1. Thuận lợi:
- Có chủ trương của lãnh đạo tỉnh xem cây mì là một trong các cây trồng chính của tỉnh và ngành sản xuất chế biến mì là ngành kinh tế quan trọng
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết; đặc biệt là đất đai phù hợp với cây mì.
- Trong những năm gần đây giá khoai mì ổn định, sản xuất mì đạt hiệu quả cao, sản phẩm dễ bán so với cây trồng cạnh tranh là mía.
- Kỹ thuật canh tác đơn giản, người nông dân đã có những kinh nghiệm thâm canh tốt (cày sâu, vùi thân cây mì làm phân...).
- Hệ thống cơ sở chế biến (cả công nghiệp và bán công nghiệp) với tổng công suất là 5.870 tấn củ tươi/ngày (trong đó các nhà máy có công suất từ 200 tấn củ tươi/ngày là 13 nhà máy với tổng công suất hoạt động là 4.080 tấn củ tươi / ngày) có khả năng phục vụ cho một vùng nguyên liệu đến hơn 40.000ha.
- Sản phẩm bột mì Tây ninh bước đầu đã có thị trường (cả trong và ngoài nước) tiêu thụ nội địa 13,8% và xuất khẩu 86,2%.
2. Khó khăn:
- Mặc dù đã hình thành việc sản xuất, tiêu thụ, chế biến nhưng chưa có cơ sở chế biến khoai mì thực hiện việc đầu tư sản xuất theo hợp đồng như tinh thần Quyết định 80 của Chính Phủ mà chỉ thu mua theo cơ chế giá. Đây là một tồn tại cần được khắc phục càng sớm càng tốt.
- Công tác xây dựng thủy lợi, giao thông nội đồng chưa hoàn chỉnh, còn có những bất cập. Tưới tiêu còn thiếu hoặc chưa hợp lý, cần được quy hoạch xây dựng lại nhằm phục vụ tốt cho phát triển vùng nguyên liệu cây khoai mì sắp tới.
- Nguồn nhân lực phục vụ trong sản xuất nông nghiệp nói chung ngày một khan hiếm.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường do các cơ sở chế biến khoai mì gây ra ngày càng trầm trọng ảnh hưởng rất lớn đến nước mặt, nước ngầm, sông rạch , khu dân cư....
- Chưa có giải pháp khắc phục việc suy kiệt, thoái hóa đất do trồng cây mì.
- Chưa có định hướng cho việc cơ giới hóa trong canh tác mì.
PHẦN III
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
I. Mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu cây mì đến 2010:
- Xây dựng vùng nguyên liệu cây mì trong hệ thống canh tác phát triển một cách bền vững, có chỗ đứng ở thị trường trong nước.
- Ổn định vùng nguyên liệu, đáp ứng đủ sản lượng mì tươi nguyên liệu với năng suất chất lượng cao theo yêu cầu của công nghiệp chế biến cân đối cung cầu trong nhu cầu chế biến tránh trường hợp khủng hoảng thừa.
- Góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại các xã nông thôn vùng sâu, vùng xa, biên giới.
- Đảm bảo người trồng mì có thu nhập khá, không thấp hơn các cây trồng khác trong vùng.
- Cây mì ở Tây Ninh chủ yếu được trồng trên đất xám, đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, dễ bị xói mòn và rửa trôi. Trong quá trình chế biến dễ làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy trong canh tác, chế biến khoai mì, vấn đề cần được quan tâm là hạn chế suy thoái đất và không làm ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng vùng nguyên liệu mì tập trung, cự ly gần để giảm chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả và tính cạnh tranh.
- Tạo hợp tác giữa các, cơ sở chế biến - nông dân - cơ quan nghiên cứu có biện pháp thích hợp, đặc biệt là sự phân chia lợi nhuận giữa các nhà máy chế biến và người trồng mì giữ gìn và bồi bổ độ phì nhiêu của đất tránh hiện tượng chỉ bóc lột đất.
II. Những chỉ tiêu thực hiện:
* Diện tích quy hoạch: 25.000 ha
* Năng suất (ước) : 30 tấn /ha/năm.
* Sản lượng đưa vào chế biến: 750.000 tấn /năm.
Bảng 6: Định hướng quy hoạch đến năm 2010
Ngoài các cơ sở đã nói ở phần đầu, căn cứ theo báo cáo rà soát - bổ sung quy hoạch nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 2469/QĐ-UB ngày 31/12/2002 và hiện trạng ngành sản xuất mì, trong đó chủ yếu là tiềm năng đất trồng mì tại các xã, huyện cùng thực tế sản xuất chế biến mì qua các năm, chúng tôi đề xuất qui hoạch theo 2 phương án:
Phương án 1:
Huy động tối ưu nguồn lực sản xuất trong thâm canh tăng năng suất cây khoai mì quy hoạch các huyện có truyền thống trồng cây khoai mì lâu đời, tạo ra các vùng sản xuất tập trung và các cụm chế biến trong tương lai để xây dựng chung hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ tốt môi trường gồm các huyện :
Dương Minh Châu: 1.400 ha;Châu Thành: 4.200 ha; Tân Châu: 8.900 ha;Tân Biên:10.500ha.
Phương án 2:
Căn cứ theo tiềm năng đất trồng cây khoai mì của các huyện và nhằm tạo điều kiện luân, xen canh cây trồng quy hoạch như sau : Dương Minh Châu: 1.400 ha, Châu Thành: 2.900 ha, Tân Châu: 6.900 ha,Tân Biên:9.500ha, Bến Cầu: 300ha, Gò Dầu : 400 ha, Trảng Bàng : 1.100 ha, Thị Xã : 1.700ha.
Qua hai phương án trên,chúng tôi thiên về phương án I. Phương án này hướng tới sản xuất chuyên canh tập trung là điều kiện cần thiết để xây dựng các cụm chế biến củ mì tập trung, trong đó có việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải chung nhằm giảm chi phí xử lý chất thải (đang chiếm tỉ lệ rất cao trong việc xây dựng) cho các cơ sở chế biến củ mì.
PHẦN IV
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Những rủi ro có thể khi thực hiện quy hoạch:
1. Rủi ro về suy thóai đất và môi trường:
Hàng năm cây mì lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng rất lớn đã mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nông dân, nếu không áp dụng biện pháp canh tác phù hợp cũng như chế độ phân bón hợp lý thì độ màu của đất ngày càng giảm đi không thể cho năng suất như mong muốn. Việc phục hồi sẽ rất khó khăn, đôi khi không thể.
Các chất thải từ cơ sở,nhà máy chế biến củ mì làm ô nhiễm môi trường rất nặng, nếu không có giải pháp khả thi để xứ lý thì sự suy giảm môi trường là không tránh khỏi. Khi đó nhà máy phải đóng cửa. Đó là thiệt hại chung của xã hội.
2.Vấn đề giá cả
Hiện nay củ mì tươi có giá hơn 700đ/kg. Trong khi giá thành sản xuất theo tính toán của chúng tôi thì khoảng 300đ/kg. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn của cây mì. Trong trường hợp nào đó (do sản xuất cung vượt cầu, giá tinh bột mì giảm...) giá khoai mì xuống xuống dưới 400đ/kg thì cây mì sẽ mất lợi thế này, đe dọa đến ngành sản xuất mì của tỉnh.
II. Giải pháp thực hiện :
1. Người sản xuất:
- Áp dụng các giải pháp kỹ thuật đồng bộ để thâm canh (cải tạo đất, xây dựng đồng ruộng, giống mới cho năng suất và chữ bột cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng, kháng sâu bệnh), luân canh, xen canh cây họ đậu, bón phân hữu cơ để cải tạo đất, bón phân hoá học cân đối và đúng mức theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, chống suy kiệt dinh dưỡng trong đất để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất.
- Nên sản xuất theo hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm với nhà máy, cơ sở chế biến và đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng với đối tác.
- Tham gia công tác xây dựng cơ sở hạ tầng cùng nhà nước và các đối tác (nhà máy, cơ sở chế biến ), các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sản xuất của mình.
- Tổ chức hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2. Nhà khoa học - kỹ thuật - khuyến nông :
- Tham gia nghiên cứu, khảo nghiệm để chọn ra tính ưu việt của những giống mới cho năng suất, chữ bột cao, thích nghi với từng vùng đất, có khả năng kháng sâu bệnh cao.
- Nghiên cứu quy trình kỹ thuật canh tác luân, xen canh, lập hệ thống cây trồng, nghiên cứu cơ giới hóa trồng mì thích hợp bền vững cho từng vùng sản xuất. Có phương pháp chuyển giao hữu hiệu các kỹ thuật phù hợp đến người sản xuất .
3. Nhà máy, cơ sở chế biến :
- Xem việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và đầu tư thâm canh tăng năng suất là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mình. Phải có giải pháp thiết thực phát triển sản xuất cây khoai mì một cách bền vững.
- Hợp lý hoá quá trình sản xuất, có giải pháp tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, nhiên, nguyên liệu để giảm giá thành sản phẩm.
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định kể cả trong nước và ngoài nước xây dựng dự án sản xuất đa dạng, hoá sản phẩm để tăng hiệu quả đầu tư.
Các nhà máy, cơ sở chế biến và cả nông dân phải hiểu rõ “Nhà máy vì nông dân, nông dân vì nhà máy”, muốn tồn tại và phát triển phải gắn bó với người nông dân và phải có thị trường tiêu thụ ổn định cụ thể như:
- Thực hiện tốt Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hoá nông sản thông qua hợp đồng.
- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ liên kết, hợp tác xã sản xuất mì, công bố giá sàn ổn định từng niên vụ để người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.
- Có phương sách đầu tư lâu dài :
- Xây dựng mức giá sàn đảm bảo cho người trồng mì có lời.
- Tăng cường công tác khuyến nông chuyên ngành cho cây mì, đào tạo chuyển giao kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất cho nông dân.
- Xây dựng định mức đầu tư trên đơn vị diện tích cho phù hợp.
- Có phương án xử lý nước thải đạt yêu cầu về môi trường. Đây là yếu tố quyết định đến sự sống còn của nhà máy, cơ sở chế biến.
4. Nhà nước:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm mang tính chất liên xã, liên vùng:
+ Đường giao thông.
+ Hệ thống thủy lợi (tưới, tiêu).
- Tuyên truyền về những chính sách hỗ trợ, vận động bà con nông dân tham gia thực hiện quy hoạch chung của tỉnh.
- Quy hoạch các cơ sở chế biến mì theo các cụm để xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung. Không cấp giấy phép xây dựng cơ sở chế biến khoai mì < 200 tấn củ tươi / ngày, hổ trợ các cơ sở hiện có (<200 tấn củ tươi/ngày) hợp tác xây dựng cơ sở chế biến >200 tấn củ tươi/ ngày.
PHẦN V
KIẾN NGHỊ
Với Uỷ ban nhân dân tỉnh:
1. Chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn kiểm soát chặt chẽ các việc xử lý chất thải tại các cơ sở chế biến mì trong tỉnh đảm bảo đúng các luật lệ về bảo vệ môi trường.
2. Có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở chế biến mì trong việc di dời (ra khỏi khu dân cư đến khu qui hoạch) và xử lý nguồn chất thải.
3. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, khởi công xây dựng mới các công trình đã được duyệt, phát triển mạng lưới giao thông nội đồng, hệ thống kênh tưới tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mì .
4. Đề nghị UBND tỉnh phê duyệt “Báo cáo rà sóat quy hoạch vùng nguyên liệu mì đến năm 2010” làm cơ sở căn cứ pháp lý cho ngành nông nghiệp, các sở, ban ngành liên quan, các huyện thị trong tỉnh cùng các nhà máy cơ sở chế biến tổ chức triển khai thực hiện.
GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN