| CÔNG BỐ CÔNG KHAI DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP QUÝ IV NĂM 2020 | CÔNG BỐ CÔNG KHAI DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP QUÝ IV NĂM 2020 | | UBND TỈNH TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DANH SÁCH Công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT trong quý IV năm 2020 STT | Tên
tổ chức, cá nhân vi phạm | Địa
chỉ | Hành
vi vi phạm hành chính | Loại
hàng hóa vi phạm | Lô
hàng hóa vi phạm | Số
quyết định xử phạt | Hình
thức xử phạt | Biện
pháp khắc phục hậu quả | Ghi chú | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | 1 | Phạm Văn Chi | Số 1 Khu phố 3, phường
Long Hoa, thị xã Hòa Thành | Sản xuất thực phẩm có chất lượng không phù hợp
với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng (tổng số bào tử nấm men, nấm
mốc cao hơn mức công bố) | Ớt sa tế | NSX: 19/9/2020 | 28/QĐ-XPVPHC ngày
13/11/2020 của Chánh Thanh tra Sở | Phạt tiền: 15.000.000 đồng | Không | Đã
thi hành xong | 2 | Hoàng Thị Thao | Khu phố 2, thị trấn Dương
Minh Châu, huyện Dương Minh Châu | Sản xuất sản phẩm chả lụa có sử dụng phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (Natri benzoate) thuộc danh mục được
phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm (không
được sử dụng trong thực phẩm có gia nhiệt) | Chả lụa | NSX: 17/9/2020 | 29/QĐ-XPVPHC ngày
13/11/2020 của Chánh Thanh tra Sở | Phạt tiền: 25.000.000 đồng | Buộc tiêu hủy thực phẩm,
phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định | Đã
thi hành xong | 3 | Diệp Thị Mỹ Châu | Ô4/114 Tổ 37, ấp Trâm
Vàng 2, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu | Sản xuất đường nhưng quy trình sản xuất thực
phẩm không theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm
cuối cùng | Đường | | 30/QĐ-XPVPHC ngày
13/11/2020 của Chánh Thanh tra Sở | Phạt tiền: 6.000.000 đồng | Không | Đã
thi hành xong | 4 | Ngô Hoàng Long | Số 49 tổ 33, ấp Tầm Lanh,
xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu | Sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
mà không đội mũ, đeo khẩu trang | | | 31/QĐ-XPVPHC ngày
13/11/2020 của Chánh Thanh tra Sở | Phạt tiền: 1.500.000 đồng | Không | Đã
thi hành xong | 5 | Phạm Minh Khiêm | Số 40 tổ 12, ấp Xóm Mới,
xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu | Sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
mà không đội mũ, đeo khẩu trang; sản phẩm nước me có nhãn không đúng quy định | Nước me | | 32/QĐ-XPVPHC ngày
01/12/2020 của Chánh Thanh tra Sở | Phạt tiền: 1.500.000 đồng | Không | Đã
thi hành xong | 6 | Ngô Ánh Mừng | Số 305A Trưng Nữ Vương,
Phường 1, thành phố Tây Ninh | Sản xuất sản phẩm chả lụa có sử dụng phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (Kali sorbat, acid sorbic) thuộc
danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa
cho phép | Chả lụa | NSX: 06/10/2020 | 33/QĐ-XPVPHC ngày
15/12/2020 của Chánh Thanh tra Sở | Phạt tiền: 25.000.000 đồng | Buộc tiêu huỷ 15 kg chả lụa vi phạm | Đã
thi hành xong | 7 | Nguyễn Thị Thanh | Số 181 Tua Hai, Phường 1,
thành phố Tây Ninh | Sản xuất sản phẩm chả lụa có sử dụng phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (Natri benzoate) thuộc danh mục được
phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm (không
được sử dụng trong thực phẩm có gia nhiệt) | Chả lụa | NSX: 06/10/2020 | 34/QĐ-XPVPHC ngày
16/12/2020 của Chánh Thanh tra Sở | Phạt tiền: 25.000.000 đồng | Buộc tiêu huỷ 10 kg chả lụa
vi phạm | Đã
thi hành xong | 8 | Tống Hồng Châu | Số 17, Hẻm 7 Võ Thị Sáu,
Phường 4, thành phố Tây Ninh | Sản xuất sản phẩm tương hột mà không có giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm | Tương hột | | 35/QĐ-XPVPHC ngày
16/12/2020 của Chánh Thanh tra Sở | Phạt tiền: 15.000.000 đồng | Buộc thu hồi và buộc thay
đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy sản phẩm tương hột vi phạm | Đã
thi hành xong | 9 | Đoàn Văn Hiền | Số 8/11 Bình Trung, Bình Minh,
thành phố Tây Ninh | Sản xuất sản phẩm chả lụa có sử dụng phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (Natri benzoate) thuộc danh mục được
phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm (không
được sử dụng trong thực phẩm có gia nhiệt) | Chả lụa | NSX: 06/10/2020 | 36/QĐ-XPVPHC ngày
16/12/2020 của Chánh Thanh tra Sở | Phạt tiền: 20.000.000 đồng | Buộc tiêu huỷ 30 kg bò
viên vi phạm | Đã
thi hành xong | 10 | Nguyễn Minh Sang | Tổ 11, Khu phố 2, thị trấn
Tân Biên, huyện Tân Biên | Sản xuất sản phẩm chả lụa có sử dụng phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (Natri benzoate) thuộc danh mục được
phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm (không
được sử dụng trong thực phẩm có gia nhiệt) | Chả lụa | NSX: 12/10/2020 | 37/QĐ-XPVPHC ngày
21/12/2020 của Chánh Thanh tra Sở | Phạt tiền: 20.000.000 | Buộc tiêu hủy thực phẩm,
phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định | Đã
thi hành xong | 11 | Trần Thị Ngọc Hân | ấp Thanh Phước, xã Thanh
Điền, huyện Châu Thành | Sản xuất sản phẩm chả lụa có sử dụng phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (Phosphate) thuộc danh mục được
phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép | Chả lụa | NSX: 07/10/2020 | 38/QĐ-XPVPHC ngày
29/12/2020 của Chánh Thanh tra Sở | Phạt tiền: 20.000.000 | Buộc tiêu hủy thực phẩm,
phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định | Đã
thi hành xong | 12 | Vũ Quốc Tuấn | Số 65 Tua Hai, Phường 1,
TP. Tây Ninh | Sản xuất sản phẩm chả lụa có sử dụng phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (Natri benzoate) thuộc danh mục được
phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm (không
được sử dụng trong thực phẩm có gia nhiệt) | Chả lụa | NSX: 05/10/2020 | 149/QĐ-XPVPHC ngày
15/12/2020 của Chánh Thanh tra Sở | Phạt tiền: 20.000.000 | Buộc tiêu hủy thực phẩm,
phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định | Đã
thi hành xong |
| 1/6/2021 3:00 PM | Đã ban hành | Danh mục xử phạt hành chính | Tin | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Thông báo Lịch tiếp công dân của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021 (TB139) | Thông báo Lịch tiếp công dân của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021 (TB139) | | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo lịch tiếp công dân năm 2021 như sau: 1. Địa điểm, thời gian tiếp công dân a) Địa điểm tiếp công dân Tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Tiếp công dân), số 96 Phạm Tung, Phường 3, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. b) Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút. - Buổi chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút. 2. Lịch tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở Mỗi tháng, ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - tiếp công dân 02 ngày, vào ngày thứ Sáu của tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng. Nếu ngày tiếp công dân định kỳ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết theo quy định thì Giám đốc Sở sẽ bố trí tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp Giám đốc Sở bận công tác đột xuất không trực tiếp tiếp công dân theo lịch, Giám đốc Sở sẽ ủy quyền cho 01 Phó Giám đốc Sở tiếp công dân, chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo Giám đốc Sở theo quy định. Ngoài việc tiếp công dân định kỳ, Giám đốc Sở thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp theo quy định. 3. Phân công công chức tiếp công dân thường xuyên Thanh tra Sở có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào các ngày làm việc trong tuần. Công chức tiếp công dân thường xuyên gồm: a) Bà Võ Thị Ngoan - Chánh Thanh tra Sở. b) Bà Nguyễn Thị Minh Hà - Thanh tra viên Thanh tra Sở. c) Ông Nguyễn Xuân Trình - Chuyên viên Thanh tra Sở. Trên đây là thông báo lịch tiếp công dân của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021./. | 12/23/2020 1:00 PM | Đã ban hành | Thông báo | Tin | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Thông tin công tác cán bộ năm 2020 | Thông tin công tác cán bộ năm 2020 | | | 12/23/2020 8:00 AM | Đã ban hành | Công tác cán bộ; Thông báo | Tin | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Thông báo triệu tập tham dự phỏng vấn xét chuyển viên chức sang công chức năm 2020 | Thông báo triệu tập tham dự phỏng vấn xét chuyển viên chức sang công chức năm 2020 | | | 12/22/2020 4:00 PM | Đã ban hành | Công tác cán bộ; Thông báo | Tin | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Công khai Báo cáo PCTN của Sở Nông nghiệp và PTNT | Công khai Báo cáo PCTN của Sở Nông nghiệp và PTNT | | | 12/15/2020 8:00 AM | Đã ban hành | Công tác thanh tra | Tin | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT | Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT | | Ngày 27/10/2020 Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 324/QĐ-SNN về việc ban hành Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT
| 10/27/2020 10:00 AM | Đã ban hành | Văn bản chỉ đạo điều hành | Tin | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Kiểm tra về an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung thu năm 2020 | Kiểm tra về an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung thu năm 2020 | | Thực hiện Kế
hoạch số 3233/KH-BCĐ ngày 24/8/2020 của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an
toàn thực phẩm tỉnh Tây Ninh về triển khai công
tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung thu
năm 2020, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế hoạch số 3251/KH-SNN ngày 31/8/2020
về triển khai công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm
trong dịp tết Trung thu năm 2020 và ban hành Quyết định số 277/QĐ-SNN ngày
17/9/2020 thành lập Đoàn
kiểm tra liên ngành với thành phần gồm Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương,
Sở Y tế, Cục Quản lý thị trường, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường
- Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Báo Tây Ninh, Phòng Nông
nghiệp và PTNT huyện Gò Dầu, Dương Minh Châu, Phòng Kinh tế thị xã Hòa
Thành.

Ảnh minh họa (ĐTT) Từ ngày 17/9/2020 đến
ngày 10/10/2020, Đoàn đã tiến hành kiểm tra tại 24 cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm. Qua kiểm tra cho thấy, đa số các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chấp hành
tốt các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện trang thiết bị dụng cụ,
điều kiện về con người, ghi nhãn sản phẩm. Tuy nhiên, Đoàn cũng ghi nhận có 08/24
(chiếm 33,33%) cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu
về đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm như người trực tiếp sản xuất không đội
mũ, đeo khẩu trang, khu vực chứa đựng, kho bảo quản không có đầy đủ giá, kệ, biển
tên, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh,... Bên cạnh đó, một số cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm
(do nhiều văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm trước đây đã
bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung nên các cơ sở chưa nắm bắt kịp thời). Đoàn kiểm
tra đã lấy 23 mẫu thực phẩm các loại để phân tích chất lượng, hiện nay chưa có
kết quả. Trong quá trình kiểm tra, bên cạnh việc phát hiện, xử
lý các vi phạm của các cơ sở, Đoàn kiểm tra đã kết hợp tuyên truyền, vận động
các cơ sở thực hiện đúng quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
trong quá trình sản xuất, kinh doanh và hướng dẫn các cơ sở hoàn chỉnh thủ tục
pháp lý để sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật hiện
hành./. Thanh tra Sở
| 10/16/2020 11:00 AM | Đã ban hành | Công tác thanh tra | Bài viết | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2020-10/ATTP TTT_Key_16102020103729.jpg | | | Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán vật tư nông nghiệp là hàng giả | Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán vật tư nông nghiệp là hàng giả | | Ngày 26/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2020 và thay thế Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (Nghị định số 124/2015/NĐ-CP, Nghị định số 141/2018/NĐ-CP). Theo đó, đối với hàng hóa nói chung, cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng, cá nhân có hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, các mức phạt được căn cứ vào giá trị hàng giả tương đương với hàng thật hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp. Đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (gọi chung là vật tư nông nghiệp) sẽ bị phạt gấp hai lần các mức tiền phạt nêu trên. Theo quy định mới, các mức phạt đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng cao gấp 1,3-1,7 lần so với mức phạt trước đây. Vật tư nông nghiệp được xác định là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng khi: có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất, không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký, có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa, có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng. Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như: tịch thu tang vật; tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng; buộc tiêu hủy tang vật; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức./. Nghị định số 98/2020/NĐ-CP: 98_2020_ND.pdf Thanh tra Sở | 10/16/2020 11:00 AM | Đã ban hành | Tuyên truyền PBGDPL | Bài viết | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Quyết định công khai điều chỉnh tăng - giảm dự toán ngân sách năm 2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Quyết định công khai điều chỉnh tăng - giảm dự toán ngân sách năm 2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | | | 10/1/2020 10:00 AM | Đã ban hành | Công khai ngân sách tài chính | Tin | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Kết quả thanh tra chuyên ngành về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 9 tháng đầu năm 2020 | Kết quả thanh tra chuyên ngành về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 9 tháng đầu năm 2020 | | Hiện nay có khoảng 2.458 loại sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) do 296 công ty sản xuất, nhập khẩu đang lưu thông trên thị trường tỉnh Tây Ninh. Từ đầu năm 2020 đến nay, thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, Sở Nông nghiệp và PTNT đã lấy 120 mẫu phân bón, thuốc BVTV để gửi kiểm nghiệm chất lượng (63 mẫu phân bón, 57 mẫu thuốc BVTV). Kết quả, đã phát hiện 13 sản phẩm giả (11 phân bón, 02 thuốc BVTV) và 11 sản phẩm kém chất lượng (08 phân bón, 03 thuốc BVTV) do 20 công ty sản xuất (các công ty này đều có trụ sở ngoài địa bàn tỉnh Tây Ninh). Lô hàng hóa vi phạm đã phát hiện | Tên công ty sản xuất, nhập khẩu; địa chỉ | Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả không có giá trị sử dụng, công dụng (có ít nhất một
trong các chỉ tiêu chất lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng) | Phân bón NPK
bổ sung vi lượng Gia Điền 12-3-3 + Khối lượng
lô hàng (KLLH): 10 chai (500ml/chai) + Ngày sản xuất
(NSX): 01/4/2018, hạn sử dụng (HSD): 03 năm + Hàm lượng
chất chính P2O5 chỉ đạt 61%, K2O chỉ đạt
81,7% | Công ty TNHH
SXTM Ba Con Rồng (phân phối) đ/c: 60 Nguyễn Thế Truyện, Quận Tân Phú, TP HCM (phân phối sản phẩm của Công ty TNHH SXTM Gia Điền, đ/c: 42/7 Đường số
6, Phường 9, quận Gò Vấp, TP HCM) | Phân NPK
PL-09 + KLLH: 27
chai (500ml/chai) + NSX:
18/01/2019, HSD: 02 năm + Hàm lượng
chất chính P2O5 chỉ đạt 32,4%, N chỉ đạt 87,2% | Công ty TNHH
Phát Lộc đ/c: xã Tâm Thắng, Huyện Cư Jút, Đắk Nông | Phân bón vi
lượng Green BiO-3 + KLLH:15
chai (500ml/chai) +NSX:
29/4/2018, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính N chỉ đạt 67% | Công ty TNHH
PTNN Nông Phú đ/c: 74 Nguyễn Cửu Đàm, quận Tân phú, TP HCM | Phân trung lượng
Thuận Long 03 + KLLH: 100
bao (50kg/bao) + NSX:
01/3/2020, HSD: 02 năm + Hàm lượng
chất chính SiO2 chỉ đạt 8% | Công ty TNHH
Thuận Long đ/c: Kp3, phường Tam Phú, Thủ Đức, TP HCM | Phân NPK
20-20-15+TE + KLLH: 14
bao (50kg/bao) + NSX:
25/11/2019, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính K2O chỉ đạt 39,6%, N chỉ đạt 82,5%, P2O5
chỉ đạt 70,5% | Công ty TNHH
Thuận Phát Long An đ/c: ấp 4, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP HCM | Phân GCK
Japon Ferlitizer 3.5.3 + KLLH: 34
bao (20kg/bao) + NSX:
15/01/2020, HSD: 02 năm + Hàm lượng
chất chính N chỉ đạt 33%, P2O5 chỉ đạt 50%, K2O
chỉ đạt 41% | Công ty Tiến
Nông Agrochem đ/c: 647/11
Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, Quận 7, TP HCM | Phân NPK
7-7-7 + KLLH: 26
chai (500ml/chai) + NSX:
02/5/2019, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính N chỉ đạt 86,9%, P2O5 chỉ đạt 70,1%, (Zn,
Mn, Cu)<30% | Công ty TNHH
SXTMDV Tứ Quý đ/c: Phường 10, Gò Vấp, TP HCM | Phân vi lượng
Đầu bò No3 + KLLH: 36
bao (50kg/bao) + NSX:
21/11/2019, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính Zn chi đạt 24%, hàm lượng B chỉ đạt 12,3% | Công ty TNHH
SX Phước Hưng đ/c: xã Tân Kiên, Bình Chánh, TP HCM | Phân bón lá
NPK sinh học Garden NutriF + KLLH: 40
chai (500ml/chai) + NSX:
11/11/2019, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính P2O5 chỉ đạt 57,1%, K2O chỉ đạt
45,4%, chất bổ sung Cu chỉ đạt 5% | Công ty TNHH
Thiết kế Garden Home đ/c: 67/2B ấp
4, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM | Phân vi lượng
Garden Bo Kem (2,5-1,7) + KLLH: 60
gói (01kg/gói) + NSX:
11/11/2019, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính Bo chỉ đạt 2,56%, Zn chỉ đạt 9,79% | Phân bón lá
Garden HT-09 + KLLH 30
chai (500ml/chai) + NSX:
11/11/2019, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính N chỉ đạt 68,2%, CaO chỉ đạt 39% | Thuốc trừ sâu
Haihamec 3,6EC + KLLH: 08
chai (240ml/chai) + NSX:
15/11/2018 + HSD: 02 năm + Hàm lượng
Abamectin chỉ đạt 51,7% | Công ty TNHH
SX TM Hải Hằng đ/c: xã Phước
Hiệp, huyện Củ Chi, TP HCM | Thuốc trừ bệnh
Ditacin 8SL + KLLH: 50
gói (12ml/gói) + NSX:
02/11/2019 + HSD: 02 năm + Hàm lượng
Ningnamycin chỉ đạt 52,5% | Công ty TNHH
Nông Sinh đ/c: 44/18 Phạm
Văn Chiêu, P.8, Q. Gò Vấp,TP HCM | Phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật không đạt chất
lượng (có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
(>70% nhưng < mức sai lệch được chấp nhận)) | Phân 6.30.30
+TE + KLLH: 48
gói (250g/g) + NSX:
02/11/2018, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính K2O chỉ đạt 90,7% | Công ty CP
Nông Hóa Hà Lan đ/c: KP3, phường Trảng Dài, Tp Biên Hòa, Đồng Nai | Phân hữu cơ
khoáng BC Roca 18-4-6 + KLLH: 50
bao (25kg/bao) + NSX:
01/11/2019, HSD: 02 năm + Hàm lượng
chất bổ sung Ca chỉ đạt 77,9% | Công ty TNHH
SXTM Ba Con Rồng đ/c: 60 Nguyễn Thế Truyện, Quận Tân Phú, TP HCM | Phân NPK
20-20-15+TE + KLLH: 30
bao (50kg/bao) + NSX:
16/11/2019, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính P2O5 chỉ đạt 77,5% | Công ty TNHH
Cá Chép Vàng đ/c: xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP HCM | Phân bón Mono
Potassium Phosphate (MKP) + KLLH: 18
bao (25kg/bao) + NSX:
09/3/2019, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính P2O5 chỉ đạt 89,2% | Công ty TNHH
TM HC Đại Tiến Phát đ/c: 160 Tôn Đức Thắng, Quận Đống Đa, Hà Nội | Phân DAP
19-46 + KLLH: 15
bao (50kg/bao) + NSX:
25/5/2019, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính N chỉ đạt 80,5%, hàm lượng P2O5 chỉ đạt
87,6% | Công ty TNHH
Hiệp Thanh đ/c: xã Sơn
Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre | Phân HT NPK
20-20-15 + KLLH: 36
bao (50kg/bao) + NSX:
05/3/2019, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính P2O5 chỉ đạt 77,5% | Phân Yuroka
19-6-19 + KLLH: 50
bao (50kg/bao) + NSX:
25/9/2019, HSD: 03 năm + Hàm lượng
chất chính N chỉ đạt 87,4% | Công ty TNHH
Behn Meyer Agricare VN đ/c: Đường D3 KCN Phú Mỹ 2, TX. Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng
Tàu | Phân bón
N.Humate+TE 28.5 + KLLH: 50
bao (50kg/bao) + NSX:
9/12/2019, HSD: 02 năm + Hàm lượng
chất bổ sung Axit Humic chỉ đạt 43% | Công ty CP
bao bì dầu khí VN đ/c: Lô A1 - 3, KCN Trà Kha, Phường 8, Bạc Liêu | Thuốc trừ sâu
Actatac 300EC + KLLH: 41
chai (200ml/chai) + NSX:
19/01/2019 + HSD: 02 năm + Hàm lượng
Profenofos chỉ đạt 91,7% | Công ty CPQT
Agritech Hoa Kỳ đ/c: phố Vĩnh
Phúc, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội | Thuốc trừ rầy
Bofara 35WG + KLLH: 30
gói (15g/g) + NSX:
17/8/2019 + HSD: 02 năm + Hàm lượng
Thiamethoxam chỉ đạt 71,54% | Công ty CP
Phúc Trời đ/c: 579/1/6
Tỉnh Lộ 15, ấp 7A, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP HCM | Thuốc
Lionsuper 750EC + KLLH: 35
cai (240ml/chai) + NSX:
12/8/2019 + HSD: 02 năm + Hàm lượng
Chlorpyrifos Ethyl chỉ đạt 88,1% | Công ty CP NN
QT Vinastar đ/c: 9B Đường
41, Tổ 7, Khu phố 3, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP HCM |
Các trường hợp vi phạm đã được Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT xử phạt theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời Sở Nông nghiệp và PTNT đã gửi thông báo đến địa phương nơi công ty sản xuất đóng trụ sở để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra tại nơi sản xuất./. Thanh tra Sở | 9/16/2020 11:00 AM | Đã ban hành | Công tác thanh tra | Bài viết | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Tổ chức đối thoại trực tuyến chủ đề “Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của 03 ngành Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” trên Zalo Cổng Hành chính công tỉnh Tây Ninh | Tổ chức đối thoại trực tuyến chủ đề “Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của 03 ngành Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” trên Zalo Cổng Hành chính công tỉnh Tây Ninh | | Sáng ngày 18/8/2020, tại Hội trường Sở Công Thương đã diễn ra buổi đối thoại trực tuyến chủ đề "Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của 03 ngành Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" trên Zalo Cổng Hành chính công tỉnh Tây Ninh. Buổi đối thoại nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách, quy định pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm đến người dân và tổ chức trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đồng thời, tăng cường đối thoại, giải đáp vướng mắc liên quan đến công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý vi phạm về lĩnh vực an toàn thực phẩm của 03 ngành Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tham dự buổi đối thoại, về phía các cơ quan chức năng có đại diện Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; đại diện các Sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện Cục Quản lý thị trường. Thông tin về buổi đối thoại đã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đặt câu hỏi (gửi qua các kênh thông tin như: Zalo Cổng hành chính công tỉnh Tây Ninh, Trang thông tin điện tử của Sở Công Thương, tài khoản thư điện tử của các đơn vị, số điện thoại đường dây nóng của các đơn vị) và tham gia đối thoại trực tuyến. 
Đối thoại trực tuyến về an toàn thực phẩm (Ảnh: TTS) |
Tại buổi đối thoại trực tuyến, các đơn vị tham gia đã tiếp nhận và trả lời 09 câu hỏi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm, trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trả lời 02 câu hỏi thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Đính kèm Bảng tổng hợp nội dung đối thoại: BẢNG TỔNG HỢP ĐỐI THOẠI (CHINH THUC).docx | 8/25/2020 11:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | Bài viết | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2020-08/94134bf1325fce01974e_Key_20082020110036.jpg | | | Công bố quyết định thanh tra trách nhiệm thủ trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật | Công bố quyết định thanh tra trách nhiệm thủ trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật | | Thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2020 đã được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, sáng ngày 17/8/2020, tại trụ sở của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bà Võ Thị Ngoan - Trưởng đoàn thanh tra - đã chủ trì buổi công bố Quyết định số 263/QĐ-SNN ngày 06/8/2020 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, xử lý vi phạm hành chính tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Tham dự buổi làm việc, có thành viên Đoàn thanh tra và đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. 
Bà Võ Thị Ngoan - Trưởng đoàn thanh tra - đọc toàn văn quyết định thanh tra (Ảnh:TTS) Tại buổi công bố Quyết định thanh tra, bà Võ Thị Ngoan - Trưởng đoàn thanh tra - đã thông qua chương trình làm việc, đọc toàn văn quyết định thanh tra, nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời hạn cuộc thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra, mối quan hệ công tác giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra.
Đoàn thanh tra có nhiệm vụ thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, xử lý vi phạm hành chính tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Thời hạn thanh tra là 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định thanh tra./. Thanh tra Sở | 8/20/2020 11:00 AM | Đã ban hành | Công tác thanh tra | Bài viết | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2020-08/1c04e4256e8592dbcb94_Key_20082020105529.jpg | | | Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone (ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần) | Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone (ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần) | | | 8/6/2020 4:00 PM | Đã ban hành | Công nghệ thông tin; Thông tin tuyên truyền | Tin | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2020-08/bluezone_Key_06082020151148.PNG | | | Quyết định công khai tình hình thực hiện dự toán thu – chi ngân sách nhà nước Quý IV năm 2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Quyết định công khai tình hình thực hiện dự toán thu – chi ngân sách nhà nước Quý IV năm 2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | | Ngày 05/8/2020, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 262/QĐ-SNN về việc công khai tình hình thực hiện dự toán thu – chi ngân sách nhà nước Quý IV năm 2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chi tiết file đính kèm theo./.
QD 262_cong khai QIV.rar
| 8/6/2020 4:00 PM | Đã ban hành | Công khai ngân sách tài chính | Tin | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2018-06/1taichinh.jpg | | | Đoàn viên Chi đoàn Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm hỏi gia đình thương binh tại thành phố Tây Ninh | Đoàn viên Chi đoàn Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm hỏi gia đình thương binh tại thành phố Tây Ninh | | Nhằm hưởng ứng ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, để tỏ lòng tri ân đối với những người có công với cách mạng, Chi đoàn Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức thăm hỏi và tặng 04 phần quà (mỗi phần quà trị giá 500 ngàn đồng) cho 04 gia đình thương binh đang sinh sống tại phường Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh. Tại nhà riêng của các thương binh, đoàn viên Chi đoàn đã hỏi thăm sức khỏe, tình hình cuộc sống của gia đình các chú, các bác thương binh và được nghe các chú, các bác kể về quá trình chiến đấu, hoạt động cách mạng của bản thân. Các chú, các bác cũng bày tỏ sự vui mừng khi các thế hệ trẻ biết gìn giữ, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, đồng thời cũng mong muốn các bạn đoàn viên thanh niên tiếp tục phấn đấu, phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tích cực cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Một số hình ảnh của hoạt động: 


Thanh tra Sở | 7/28/2020 10:00 AM | Đã ban hành | Tin tức công đoàn - Đoàn thanh niên | Bài viết | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2020-07/95c865b07ca280fcd9b3_Key_28072020090737.jpg | | | Đoàn viên Chi đoàn Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn viếng Nghĩa trang liệt sĩ huyện Châu Thành | Đoàn viên Chi đoàn Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn viếng Nghĩa trang liệt sĩ huyện Châu Thành | | Hướng đến kỷ niệm 73 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2020), thực hiện kế hoạch của Ban chấp hành Đoàn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào sáng ngày 24/7/2020, đoàn viên Chi đoàn Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thăm viếng, vệ sinh và thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Châu Thành. 
Đoàn viên dâng hương lên tượng đài liệt sĩ tại Nghĩa trang huyện Châu Thành. Ảnh: Chi đoàn VPS. |
Tại buổi viếng nghĩa trang, toàn thể đoàn viên đã cùng nhau ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang, thành tích, chiến công to lớn, vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói chung, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Tây Ninh nói riêng. Cùng nhau thực hiện nghi thức dâng hương lên tượng đài liệt sĩ. Sau nghi thức dâng hương, đoàn viên cũng nhau quét dọn, vệ sinh khuôn viên nghĩa trang và thắp những nén hương lên từng phần mộ của các liệt sĩ, bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước. Qua hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giáo dục đoàn viên về truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, biết tôn trọng và gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc./. Thanh tra Sở | 7/28/2020 10:00 AM | Đã ban hành | Tin tức công đoàn - Đoàn thanh niên | Bài viết | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2020-07/3d1aad17f904055a5c15_Key_28072020091107.jpg | | | Một số quy định mới của pháp luật về sản xuất, buôn bán giống cây trồng | Một số quy định mới của pháp luật về sản xuất, buôn bán giống cây trồng | | Luật Trồng trọt đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2018, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, đồng thời, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 đã hết hiệu lực. Luật Trồng trọt đã dành riêng 01 chương (Chương II, từ Điều 10 đến Điều 35) quy định về giống cây trồng, nhằm quy định chi tiết một số điều của Luật, ngày 13 tháng 12 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác. Nghị định số 94/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2020. Do đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng cần lưu ý các quy định của Luật Trồng trọt năm 2018 và Nghị định số 94/2019/NĐ-CP để tiến hành sản xuất, buôn bán theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Điểm mới cần lưu ý trong quy định của pháp luật về sản xuất, buôn bán giống cây trồng gồm: * Các hành vi bị nghiêm cấm trong sản xuất, buôn bán giống cây trồng (quy định tại Điều 9 Luật Trồng trọt): - Sản xuất, buôn bán giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép. - Sản xuất, buôn bán giống cây trồng không đáp ứng điều kiện sản xuất, buôn bán. - Sản xuất, buôn bán giống cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc. - Cung cấp thông tin về giống cây trồng sai lệch với thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lệch với thông tin tự công bố. * Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng phải biết rõ về quyền và nghĩa vụ của mình (quy định tại Điều 35 Luật Trồng trọt): - Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng có quyền sản xuất, buôn bán giống cây trồng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 22 của Luật Trồng trọt và Điều 8 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP. - Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng có nghĩa vụ sau đây: + Thực hiện đầy đủ quy định tại Điều 22 của Luật Trồng trọt và Điều 8 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP; + Thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật; + Thu hồi, xử lý giống cây trồng không bảo đảm chất lượng khi lưu thông trên thị trường; + Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; + Cung cấp tài liệu minh chứng về nguồn gốc vật liệu nhân giống, tài liệu truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng; + Thực hiện dán nhãn đối với giống cây trồng biến đổi gen theo quy định của pháp luật. * Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng (quy định tại Điều 22 Luật Trồng trọt và Điều 8 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP): - Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: + Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng; + Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở. - Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng. Cụ thể: + Trước khi buôn bán giống cây trồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; + Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP. Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây. Đối với các tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, từ ngày 16 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 20 tháng 8 năm 2020 phải thực hiện gửi các thông tin sau: địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở, số điện thoại hoặc địa chỉ Email đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT) qua địa chỉ Email: thanhtrabvtv2016@gmail.com. Đính kèm file Thông báo số 490/TB-TTBVTV: Thong bao KD GIONG_Signed.pdf./. Thanh tra Sở | 7/28/2020 9:00 AM | Đã ban hành | Tuyên truyền PBGDPL | Bài viết | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2020-07/9a5266b9af9553cb0a84_Key_28072020085502.jpg | | | Thông báo số điện thoại đường dây nóng và địa chỉ hộp thư góp ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Thông báo số điện thoại đường dây nóng và địa chỉ hộp thư góp ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | | Để kịp thời tiếp nhận và xử lý các kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, về thái độ ứng xử, tác phong, lề lối làm việc và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo số điện thoại đường dây nóng và địa chỉ hộp thư góp ý, cụ thể như sau: 1. Số điện thoại đường dây nóng STT | Họ
và tên | Chức danh | Số
điện thoại liên lạc | Điện
thoại bàn | Di
động | 1 | Nguyễn Đình Xuân | Giám đốc | 0276 3 827 263 | 0916 825 154 | 2 | Nguyễn Văn Mấy | Phó Giám đốc | 0276 3 822 298 | 0913 765 006 | 3 | Tạ Văn Đáo | Phó Giám đốc | 0276 3 821 217 | 0913 884 156 | 4 | Nguyễn Thế Triển | Chánh Văn phòng Sở | 0276 3827 724 | 0909 505 650 | 5 | Võ Thị Ngoan | Chánh Thanh tra Sở | 0276 3822 687 | 0945 222 957 |
2. Hộp thư góp ý
Các cá nhân, tổ chức góp ý thông qua các hình thức sau: - Góp ý bằng thư gửi trực tiếp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; địa chỉ: Số 96, Phạm Tung, khu phố 1, phường 3, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. - Góp ý bằng thư điện tử gửi vào địa chỉ: sonnptnt@tayninh.gov.vn 3. Nội dung kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận - Những nội dung quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Thái độ ứng xử, trách nhiệm, tác phong, lề lối làm việc và tinh thần trách nhiệm trong thi hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Việc chấp hành, thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính của các cán bộ, công chức và người lao động thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Hành vi tiêu cực, sách nhiễu của cán bộ, công chức và người lao động thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; - Phản ánh những vướng mắc, bất cập của chính sách, chế độ thuộc thẩm quyền giải quyết trong lĩnh vực quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4. Yêu cầu đối với kiến nghị, phản ánh - Thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt có dấu; - Nội dung kiến nghị, phản ánh và tài liệu đính kèm (nếu có) phải chính xác, rõ ràng; chịu trách nhiệm về nội dung thông tin phản ánh; - Nêu rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có phản ánh, kiến nghị. Người cung cấp thông tin qua đường dây nóng được đảm bảo bí mật về danh tính, địa chỉ; nếu người cung cấp thông tin có yêu cầu được biết kết quả xử lý thông tin do mình cung cấp thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, giải quyết phải thông báo cho người đó biết. - Đối với các nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo thực hiện theo trình tự, quy trình quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo hiện hành; Thông báo này được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; niêm yết tại trụ sở cơ quan, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo đến các cá nhân, tổ chức biết để liên hệ kịp thời khi cần thiết./. | 7/27/2020 9:00 AM | Đã ban hành | Thông báo | Bài viết | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2019-01/thong bao.jpg | | | Hội nghị triển khai Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ và sơ kết công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm năm 2020 | Hội nghị triển khai Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ và sơ kết công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm năm 2020 | | Ngày 03/7/2020 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Nông nghiệp PTNT phối hợp UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 và sơ kết công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm năm 2020. Chủ trì hội nghị đồng chí Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, tham dự hội nghị có đồng chí Y Giang Gry Niê Knơng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, cùng lãnh đạo Cục Quản lý Chất lượng NLS và TS, Cục Trồng trọt, các Sở Nông và PTNT, Chi cục Quản lý Chất lượng NLS và TS, Thanh tra Sở các tỉnh, thành trong cả nước. Theo Báo cáo tại Hội nghị trong 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Nông nghiệp PTNT đã tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện chính sách pháp luật theo hướng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tăng cường hiệu quả quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Tính đến 20/6/2020 cả nước đã có 170 nghìn ha cây trồng được chứng nhận Vietgap; 603 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích nuôi trồng thủy sản là 6.363 ha được cấp chứng nhận Vietgap; 792 trang trại và 2.502 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP (Thực hành sản xuất chăn nuôi tốt). Có 58,2 % tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó các xã đều đạt tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm; 1.711 sản phẩm đạt chuẩn theo bộ tiêu chí sản phẩm thuộc Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP". Về nhân rộng, mở rộng các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai xây dựng và phát triển được 1.612 chuỗi, 2.346 sản phẩm và 2.989 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi. Do tác động của dịch bệnh Covid nên nhiều địa điểm bán phải đóng cửa, chưa bán lại sau giãn cách xã hội. Trong các chuỗi trên có sự tham gia cảu khoảng 100 hợp tác xã, 250 công ty. Trong 6 tháng qua, ngành cũng đã kịp thời phát hiện, cảnh báo, truy xuất xử lý 7/1.054 mẫu thủy sản nuôi và thủy sản chế biến vi phạm chỉ tiêu An toàn thực phẩm; 87/812 mẫu thịt gia súc, gia cầm tại cơ sở giết mổ và kinh doanh nhiễm vi sinh vật; 3/1.074 mẫu thịt lợn, thịt và trứng gia cầm tại cơ sở giết mổ và kinh doanh nhiễm hóa chất, kháng sinh. Không phát hiện chất cấm Salbutamol, Clenbuterol trong 939 mẫu thịt lợn. Ngoài ra, các địa phương cũng đã tổ chức thẩm định, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, đến nay các địa phương đã thực hiện thẩm định đánh giá phân loại được 1.851 cơ sở xản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản. Từ đầu năm đến nay toàn Ngành đã kiểm tra 29.200 cơ sở, xử phạt hành chính 1.740 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với số tiền phạt trên 12 tỷ đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2019. Trong 6 tháng cuối năm 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ quan thuộc Bộ, doanh nghiệp duy trì phòng chống dịch Covid -19 đồng thời đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, chuẩn bị gia tăng nội tiêu và xuất khẩu khi dịch Covid-19 từng bước được khống chế. Chủ động tổ chức và đôn đốc các địa phương triển khai, kiểm tra theo quy định, tập trung thanh tra đột xuất, xử lý kịp thời, nghiêm túc các vi phạm về an toàn thực phẩm. Tăng cường thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội nâng cao hiệu quả giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm; Thúc đẩy sản xuất nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn; Tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra, tập trung vào kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; kiểm soát sử dụng phụ gia, điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm tại làng nghề thực phẩm, chợ thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở chuyên doanh thực phẩm nông lâm thủy sản. Tại Hội nghị, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Để triển khai hiệu quả đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh với mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới, các địa phương phải triển khai ngay nhóm nhiệm vụ trọng tâm như: Hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật về phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm quy mô, chất lượng, an toàn; áp dụng công nghệ cao và các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, tổ chức sản xuất kinh doanh thực phẩm theo chuỗi gắn với hệ thống phân phối thực phẩm an toàn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm dựa trên phân tích nguy cơ đặc biệt tại các khâu đoạn: Sản xuất ban đầu (kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ). Công đoạn chế biến, tiêu thụ, đặc biệt kiểm soát sử dụng phụ gia, điều kiện vệ sinh, đảm bảo ATTP tại làng nghề thực phẩm, chợ thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn. Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe một số báo cáo tham luận của Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh và trao đổi các nội dung liên quan công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, tham quan các gian hàng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của các tỉnh, thành phố./. | 7/17/2020 3:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | Bài viết | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2020-07/Thanh tra_chi thi 17.PNG | | | Quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo, người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng | Quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo, người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng | | Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện một số chủ trương, quy định có liên quan đến bảo vệ người tố cáo, bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng như: Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Luật Tố cáo năm 2018; Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo. Tại Điều 67 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định về bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng như sau: - Việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. - Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo. Luật Tố cáo năm 2018 đã dành một chương để quy định về bảo vệ người tố cáo (Chương VI). Trong đó, đã quy định rõ về đối tượng, phạm vi bảo vệ; cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ; trình tự, thủ tục bảo vệ; các biện pháp bảo vệ. Cụ thể: Điều 47 của Luật Tố cáo quy định người được bảo vệ, phạm vi bảo vệ, gồm: - Bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ). - Bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ. - Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết. Điều 49 của Luật Tố cáo quy định cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ gồm: - Người giải quyết tố cáo. - Cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo. - Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ. - Cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, lao động. - Ủy ban nhân dân các cấp, Công đoàn các cấp, cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ. Trình tự, thủ tục bảo vệ được quy định từ Điều 50 đến Điều 55 của Luật Tố cáo, gồm các bước: Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo; quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ. Các biện pháp bảo vệ gồm: Bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ vị trí công tác, việc làm; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Để hướng dẫn chi tiết hơn các quy định của Luật Tố cáo về trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định: "Điều 7. Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ 1. Khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ (gọi tắt là đề nghị bảo vệ) của người tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm xem xét, đánh giá căn cứ, tính xác thực của đề nghị bảo vệ và quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì đề nghị hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. 2. Trường hợp khẩn cấp, người giải quyết tố cáo đề nghị hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ngay lập tức, sau đó gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan được đề nghị hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ Khi nhận được đề nghị hoặc yêu cầu của người giải quyết tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo và thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo, người được bảo vệ." Nhằm tăng cường bảo vệ thông tin của người tố cáo, người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, ngày 05/6/2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 774/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020. Theo đó, trong hoạt động giải quyết tố cáo, phòng, chống tham nhũng, danh mục Bí mật nhà nước độ Mật gồm: "2. Trong hoạt động giải quyết tố cáo gồm: a) Họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo, người được bảo vệ theo quy định của Luật Tố cáo, trừ trường hợp người tố cáo có yêu cầu khác; b) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trước khi công khai kết luận nội dung tố cáo; 3. Trong hoạt động phòng, chống tham nhũng gồm: a) Họ tên, địa chỉ, bút tích của người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng, trừ trường hợp người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng có yêu cầu khác; b) Nội dung báo cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi tham nhũng; c) Kết quả kiểm tra, xác minh phản ánh, báo cáo về tham nhũng; d) Những thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là không công khai." | 7/17/2020 3:00 PM | Đã ban hành | Tuyên truyền PBGDPL | Bài viết | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | | Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng nặng nề đến đời sống con người, do đó, công tác bảo vệ môi trường đang là vấn đề bức thiết, được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Năm 2020, việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường được UBND tỉnh Tây Ninh chọn làm lĩnh vực trọng tâm, liên ngành để theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Trong công tác quản lý thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính, UBND tỉnh cũng yều cầu các cơ quan, đơn vị tích cực tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Trong 6 tháng đầu năm 2020, công tác quản lý thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đạt được một số kết quả như: Trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, đã ban hành 11 quy trình kỹ thuật sản xuất cây trồng, qua đó hướng dẫn người dân trồng các loại cây trồng phù hợp để ổn định và cải thiện độ phì của đất, hạn chế ô nhiễm và suy thoái đất, lan truyền sinh vật gây hại. Đã ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật năm 2020 với mục tiêu giúp nông dân có ý thức, thói quen thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế sử dụng và vứt bỏ thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi trong canh tác, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp an toàn bền vững, bảo vệ môi trường. Trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y, thường xuyên tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các hộ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong 6 tháng đầu năm 2020 đã xây dựng được 08 công trình biogas, đệm lót sinh học cho trang, gia trại, hộ chăn nuôi nhằm cải thiện môi trường, cung cấp khí đốt, phân bón đồng thời xử lý mầm bệnh tồn dư, gây bệnh. Các cơ sở chăn nuôi được công nhận VietGAHP, ATDB đều có các biện pháp xử lý môi trường theo đúng quy định. Toàn tỉnh hiện có 56 cơ sở giết mổ (38 cơ sở giết mổ tập trung, 18 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ) đều có biện pháp xử lý môi trường, được kiểm tra, thẩm định hàng năm và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, diện tích rừng được đầu tư bảo vệ toàn tỉnh là 58.122ha rừng hiện có, trong đó: rừng tự nhiên 45.421ha, rừng trồng 12.377ha, trảng cỏ 324ha. Toàn bộ diện tích rừng này đều được giao khoán các tổ chức, nhóm hộ, hộ gia đình bảo vệ, phòng chống cháy rừng. Diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên toàn tỉnh là 1.197,8ha (Dầu Tiếng: 950ha, Lò Gò - Xa Mát: 224ha, Núi Bà Đen: 23,8ha). Chi cục Kiểm lâm tỉnh thả nhiều đợt thú các loại về rừng như rắn, khỉ, kỳ đà… làm giàu thêm vốn động vật hoang dã hiện có nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng của địa phương. Công tác tuần tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhiều vụ vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, săn bắt và mua bán trái phép động vật hoang dã.  Một bể chứa bao bì thuốc BVTV có đường kính 1m và cao 1m (dung tích bể chứa 0,785m3), có lắp đế, có nắp đậy, bể được chia làm 02 ngăn để phân loại vỏ chai và bao gói thuốc BVTV, phần thân bể ở vị trí tiếp giáp nắp đậy có khoảng trống để bỏ vỏ bao bì vào bể. Ảnh: TTS |
Qua theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, người dân đã dần quan tâm đến việc thiêu hủy vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo đúng quy định, bước đầu đã thực hiện thu gom, tập trung vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các bể chứa đã được trang bị, tuy nhiên, thói quen bỏ lại vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật ngay tại ruộng, kênh, rạch vẫn chưa thể khắc phục được hoàn toàn; các tổ chức và cá nhân đã chú trọng đến việc xử lý chất thải trong chăn nuôi, chế biến giết mổ, phòng chống dịch bệnh để bảo vệ môi trường, tuy nhiên vẫn còn một số hộ chăn nuôi không chấp hành quy định tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh như vứt xác động vật bệnh chết ra môi trường tự nhiên, bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh; ý thức, trách nhiệm của người dân về công tác bảo vệ rừng ngày càng được nâng lên so với trước đây, rừng được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn, chất lượng rừng trồng được cải thiện, tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp được kéo giảm cả về số vụ và mức độ vi phạm. Qua đó, góp phần bảo vệ môi trường, tăng tính đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, do nhu cầu đất đai để sản xuất nông nghiệp của người dân ngày càng lớn, gây áp lực lấn chiếm vào rừng, tình trạng di dân tự do, nhất là dân di cư tự do từ Campuchia trở về, không có đất cất nhà, đất sản xuất, đời sống khó khăn nên một số người dân đã vào rừng cất nhà, chòi, trộm cắp lâm sản, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Để tăng cường công tác thi hành pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về môi trường trong Nhân dân. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường cần tuyên truyền gồm: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Luật Thú y năm 2015; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật Thủy sản năm 2017; Luật Trồng trọt năm 2018; Luật Chăn nuôi năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (liên quan đến bảo vệ môi trường)./. | 7/17/2020 3:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | Bài viết | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2020-07/Thanh tra_BVTV.PNG | | | Tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ xây dựng, kiểm tra và quản lý việc thực thi về pháp luật | Tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ xây dựng, kiểm tra và quản lý việc thực thi về pháp luật | | Ngày 16/6/2020, tại Hội trường Thành ủy thành phố Tây Ninh, Sở Tư pháp đã tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ xây dựng, kiểm tra và quản lý việc thực thi về pháp luật. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử 03 công chức làm công tác pháp chế, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tham dự Hội nghị. Hội nghị diễn ra trong hai ngày 16 và 17/6/2020, tại hội nghị, các báo cáo viên đã giới thiệu một số chuyên đề như: Ban hành quyết định cưỡng chế và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Các kỹ năng về theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhất là theo dõi đối với lĩnh vực trọng tâm liên ngành; Hướng dẫn nội dung về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1; Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Kỹ năng thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Thông qua Hội nghị triển khai, tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ xây dựng, kiểm tra và quản lý việc thực thi về pháp luật đã trang bị cho đội ngũ công chức làm công tác pháp chế, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính những kỹ năng cơ bản trong theo dõi thi hành pháp luật, công tác xây dựng, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Một số hình ảnh tại Hội nghị (Ảnh: TTS):


TTS | 6/18/2020 3:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | Bài viết | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2020-06/tap huan 4_Key_18062020144446.jpg | | | Tình hình thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong 6 tháng đầu năm 2020 | Tình hình thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong 6 tháng đầu năm 2020 | | Trong 6 tháng đầu năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để quản lý công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, như Công văn số 360/UBND-KTTC ngày 27/02/2020 về việc tăng cường quản lý động vật hoang dã và kiểm soát nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép, Công văn số 396/UBND-KTTC ngày 05/3/2019 về việc đẩy mạnh kiểm soát việc buôn bán, tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp và phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại, Công văn số 433/UBND-KTC ngày 05/3/2020 về việc triển khai thực hiện Luật Chăn nuôi và Nghị định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi; Kế hoạch số 651/KH-UBND ngày 01/4/2020 về bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2020. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Tây Ninh tích cực thông tin, tuyên truyền về VSATTP đến cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp, cụ thể đã tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau, quả VietGAP tại huyện Tân Biên, Bến Cầu, 01 lớp tập huấn các chính sách phát triển nông nghiệp, 04 buổi họp để thông tin, truyền thông về VSATTP, với 162 lượt người tham dự; tuyên truyền trên loa đài được 164 tin và 08 bài viết về những quy định về VSATTP, các kiến thức về cách chọn lựa, bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, hướng dẫn về quản lý sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, kiểm soát việc sử dụng chất kích thích tăng trưởng, hóa chất cấm trong chăn nuôi, việc quản lý hoạt động nuôi chim Yến, sơ chế, chế biến tổ Yến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh...; cấp phát 6.400 tờ rơi tuyên truyền; tuyên truyền qua băng rôn, khẩu hiệu về sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng phụ gia thực phẩm trái quy định, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được 32 cái. Chú trọng xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, toàn tỉnh hiện có 03 vườn/vùng trồng xoài với diện tích 77,8 ha được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, 1.986,24 ha lúa với tổng sản lượng 21.848 tấn/năm, 968,3421 ha rau, quả với tổng sản lượng 38.733,68 tấn/năm (trong đó có 81,7 ha mãng cầu; 16 vùng sản xuất rau với tổng diện tích là 141,50 ha được chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP). Thực hiện hỗ trợ các Hợp tác xã, Tổ liên kết, các tổ chức và cá nhân hộ sản xuất đạt chứng nhận VietGAP tham gia liên kết tiêu thụ (trong đó, sản phẩm dưa lưới ở huyện Tân Biên đã được ký kết hợp đồng tiêu thụ với Công ty TNHH Công Nghệ Nông Nghiệp Tương Lai và HTX NN Chà Là). Thực hiện hỗ trợ 01 mô hình trồng rau công nghệ cao (nhà màng, bón phân và tưới nước tự động), quy mô 600m2 tại huyện Bến Cầu. Triển khai các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật: Mô hình phòng côn trùng hại trái bưởi bằng thảo dược; mô hình áp dụng tiến bộ mới trong xử lý ra hoa xoài, mô hình thâm canh mít thái siêu sớm, mô hình phòng côn trùng hại mãng cầu bằng lưới che chắn côn trùng, mô hình trồng Mãng cầu ta theo hướng hữu cơ. Trong chăn nuôi, 01 huyện (Dương Minh Châu) được chứng nhận vùng ATDB đối với bệnh cúm gia cầm và niu-cát-xơn trên gà, 79 cơ sở chăn nuôi gà, vịt, heo, bò được cấp giấy chứng nhận ATDB; triển khai các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật: mô hình nuôi thâm canh cá diêu hồng, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo; phối hợp Công ty CP Tây Ninh xây dựng được 01 sạp thịt heo an toàn tại chợ xã Bàu Năng, xây dựng 01 cơ sở chăn nuôi gà đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh tại huyện Dương Minh Châu với quy mô 45.000 con.  Tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì thực hiện 01 cuộc kiểm tra liên ngành về VSATTP trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân năm 2020, Phòng Kinh tế thị xã Trảng Bàng, Hòa Thành đã chủ trì thực hiện 02 cuộc kiểm tra VSATTP trên địa bàn. Tổng số cơ sở đã kiểm tra là 41 cơ sở, trong đó, 31/41 cơ sở đạt yêu cầu (chiếm 75,61%), 01 cơ sở bị nhắc nhở, 09/41 cơ sở có hành vi vi phạm hành chính (đã xử phạt vi phạm hành chính 03 cơ sở với số tiền 48,6 triệu đồng; còn 06 cơ sở đã chuyển hồ sơ đến Sở Y tế 01 trường hợp, Sở Công thương 05 trường hợp để xử lý theo thẩm quyền). 
Thành viên Đoàn kiểm tra đang tiến hành lấy mẫu thực phẩm tại một cơ sở sản xuất. Ảnh: TTS
Thực hiện Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trên thủy sản nuôi để phân tích kháng sinh cấm trên thủy sản, đã lấy 03 mẫu cá tra, trong đó: 01 mẫu cá tra thương phẩm kiểm tra chỉ tiêu nhóm B3e, 01 mẫu cá tra thương phẩm kiểm tra các chỉ tiêu thuộc nhóm Quinolones, 01 mẫu cá tra nhỏ kiểm tra chỉ tiêu Diethylstilbestrol. Kết quả: 02 mẫu cá tra thương phẩm không phát hiện dư lượng, 01 mẫu cá tra nhỏ đang chờ kết quả kiểm nghiệm. Thực hiện giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm nguồn gốc động vật, thủy sản, đã lấy 36 mẫu thịt, sản phẩm từ thịt và thủy sản tại 13 quầy kinh doanh tại các chợ và các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn huyện Bến Cầu, thị xã Hòa Thành và thành phố Tây Ninh gửi phân tích và đang chờ kết quả kiểm nghiệm. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2020, công tác VSATTP thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được thực hiện tốt, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã tạo sự chuyển biến tích cực trong ý thức chấp hành pháp luật của người dân, công tác hỗ trợ, xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn đạt được nhiều kết quả khả quan, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện đúng kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về VSATTP. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, vẫn còn mẫu thực phẩm vi phạm về chất lượng. Để phát huy kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế nêu trên, trong 6 tháng cuối năm 2020, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định phải tiếp tục tuyên truyền pháp luật về VSATTP. Tổ chức thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất, xử lý nghiêm và đúng quy định đối với các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm./. Thanh tra Sở | 6/9/2020 8:00 AM | Đã ban hành | Công tác thanh tra | Bài viết | Xem chi tiết | | /PublishingImages/2020-06/c1f4f9a873df8b81d2ce_Key_09062020074241.jpg | | | Một số nội dung cơ bản của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 | Một số nội dung cơ bản của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 | | Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014. Luật có 5 Chương với 80 Điều. Các khái niệm "tiết kiệm", "lãng phí" được giải thích tại khoản 1, 2 Điều 3 của Luật như sau: "1. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định. 2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định." Luật quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức (Điều 8) cụ thể như sau: - Thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao. - Quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng. - Tham gia hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền. Khi phát hiện lãng phí, người phát hiện lãng phí có quyền cung cấp thông tin cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi để xảy ra lãng phí, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp, cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước để xem xét giải quyết hoặc cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng để đưa tin theo quy định và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác của thông tin phát hiện. Trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, lợi dụng thông tin gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, uy tín của người khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có phát hiện để xảy ra lãng phí có trách nhiệm kiểm tra, làm rõ thông tin phát hiện lãng phí khi được cung cấp; trường hợp có lãng phí xảy ra phải ngăn chặn, khắc phục kịp thời; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm và thông báo công khai kết quả; giải trình trước cơ quan chức năng về việc để xảy ra lãng phí. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền cung cấp thông tin phát hiện lãng phí; đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí. Luật THTK, CLP năm 2013 quy định về THTK, CLP trong một số lĩnh vực (Chương 2, từ Điều 11 đến Điều 66) như: - THTK, CLP trong việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong lĩnh vực nhà nước; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên có trách nhiệm xây dựng và công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng trong cơ quan, tổ chức. Các hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện, kiểm tra định mức, tiêu chuẩn chế độ bao gồm: Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ trái với nguyên tắc quy định tại Điều 12 của Luật này; Thực hiện vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật hoặc không đạt mục tiêu đã định; Không tổ chức kiểm tra thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; không xử lý hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với trường hợp thực hiện không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ. - THTK, CLP trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước Cơ quan, tổ chức quản lý kinh phí ngân sách nhà nước có trách nhiệm xây dựng Chương trình THTK, CLP, xác định cụ thể mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí để giao cho cơ quan, tổ chức sử dụng thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Một số hành vi gây lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước như: Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ và giao dự toán không đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung và thời gian, không đúng đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước không đúng mục đích, đối tượng, dự toán được giao; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ; không xây dựng kế hoạch, biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức; Quyết toán chi ngân sách nhà nước không đúng thủ tục, sai nội dung, đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ; duyệt quyết toán chậm, trì hoãn quyết toán sai quy định của pháp luật... - THTK, CLP trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước Việc mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực cho công việc; không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Một số hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc như: Phê duyệt mua sắm, trang bị phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không đúng đối tượng; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Bố trí sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không đúng mục đích; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không vì mục đích công vụ hoặc sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền... - THTK, CLP trong đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng Phải tránh các hành vi gây lãng phí trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng như: Bố trí vốn dàn trải, chậm tiến độ theo kế hoạch; không quyết toán, chậm quyết toán công trình, dự án; Sử dụng vốn đầu tư không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn; vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật; Sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành các công trình không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật này... - THTK, CLP trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo, tài nguyên khác Phải đảm bảo tiết kiệm, tránh các hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên như: Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên không đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Gây ô nhiễm, hủy hoại tài nguyên; không thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả; chậm đưa vào sử dụng theo quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất; không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bỏ hoang, không khai thác hết diện tích được giao... - THTK, CLP trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước Không được tuyển dụng công chức vượt quá chỉ tiêu biên chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; tuyển dụng sai đối tượng, không đúng quy định hoặc thẩm quyền; Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức không căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, ngạch, chức danh theo quy định; Sử dụng thời gian lao động vào việc riêng, sử dụng thời gian lao động không hiệu quả... - THTK, CLP trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp Việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải trên cơ sở hiệu quả sử dụng, đa dạng hóa nguồn vốn, có cơ cấu vốn hợp lý, tiết kiệm; đúng mục đích, chế độ theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp. Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại doanh nghiệp phải trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng tài sản. Việc quản lý, sử dụng đất phải bảo đảm đúng mục đích ghi trong quyết định giao đất, hợp đồng cho thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài việc thực hiện quy định trên, doanh nghiệp nhà nước còn phải thực hiện các quy định sau đây: "a) Thực hiện chế độ về quản lý tài chính, quy định về giám sát tài chính theo quy định của pháp luật; b) Xác định và xây dựng đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn, các quỹ, tài sản trong doanh nghiệp; c) Kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi gây lãng phí phát sinh tại doanh nghiệp; d) Thực hiện khuyến khích đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân đã có các phát hiện lãng phí xảy ra trong doanh nghiệp, khen thưởng đối với những người có thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí." - THTK, CLP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân Nhà nước khuyến khích tổ chức và cá nhân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng để dành vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và các hình thức đầu tư khác mà pháp luật không cấm. Việc tổ chức lễ hội và các hoạt động khác có sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng phải bảo đảm tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả, công khai, minh bạch, giữ gìn thuần phong, mỹ tục, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh, tránh lãng phí./. | 6/1/2020 11:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | Bài viết | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí | Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí | | Ngày 11/7/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2019. Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như sau: "Điều 31. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, sử dụng điện, nước, xăng, dầu, sách báo, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước bằng kinh phí ngân sách nhà nước; mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, điện, nước, xăng, dầu, sách báo, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước bằng kinh phí ngân sách nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 2. Phạt tiền đối với hành vi mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp không đúng danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các mức phạt sau: a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua sắm trang thiết bị có tổng giá trị trang thiết bị không đúng danh mục trong một lần mua dưới 50.000.000 đồng; b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp mua sắm trang thiết bị có tổng giá trị trang thiết bị không đúng danh mục trong một lần mua từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp mua sắm trang thiết bị có tổng giá trị trang thiết bị không đúng danh mục trong một lần mua từ 100.000.000 đồng trở lên. 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hành vi mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp vượt tiêu chuẩn, định mức thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. Điều 32. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi sau: a) Hành vi sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sai mục đích, tôn chỉ của quỹ do cấp có thẩm quyền ban hành; b) Hành vi sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước không đúng quy chế hoạt động, cơ chế tài chính của quỹ được cấp có thẩm quyền ban hành. 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Thu hồi nộp về quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước kinh phí sử dụng sai mục đích đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Buộc nộp lại quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Điều 33. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện các dự án sử dụng tài nguyên tái chế. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên không đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Điều 34. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản công Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; các văn bản có liên quan và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Điều 35. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gây lãng phí. 2. Đối với hành vi vi phạm quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gây lãng phí thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định này." Các mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức./. | 6/1/2020 11:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | Bài viết | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện tham gia phỏng vấn vòng 2 trong kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2019 | Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện tham gia phỏng vấn vòng 2 trong kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2019 | | | 5/21/2020 4:00 PM | Đã ban hành | Công tác cán bộ; Thông báo | Tin | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Thông báo thời gian địa điểm kiểm tra sát hạch xét chuyển viên chức sang công chức năm 2020 | Thông báo thời gian địa điểm kiểm tra sát hạch xét chuyển viên chức sang công chức năm 2020 | | | 5/21/2020 4:00 PM | Đã ban hành | Công tác cán bộ | Tin | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Thông báo thời gian địa điểm kiểm tra sát hạch trong kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 2019 | Thông báo thời gian địa điểm kiểm tra sát hạch trong kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 2019 | | | 5/21/2020 3:00 PM | Đã ban hành | Công tác cán bộ | Tin | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Báo cáo tình hình hoạt động tháng 5, nhiệm vụ, giải pháp tháng 6 năm 2020 | Báo cáo tình hình hoạt động tháng 5, nhiệm vụ, giải pháp tháng 6 năm 2020 | Báo cáo tình hình hoạt động tháng 5, nhiệm vụ, giải pháp tháng 6 năm 2020 | | 5/20/2020 9:00 AM | Đã ban hành | | | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | | Quyết định Công bố công khai quyết toán thu, chi quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Tây Ninh năm 2019 | Quyết định Công bố công khai quyết toán thu, chi quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Tây Ninh năm 2019 | Quyết định Công bố công khai quyết toán thu, chi quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Tây Ninh năm 2019 | Ngày 12/5/2020 Quỹ phòng, chống thiên tại Tây NInh ban hành Quyết định số 12/QĐ-QPCTT về việc công khai quyết toán, chi Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Tây NInh năm 2019, 12-QĐ-QPCTT (New) (1).pdf
| 5/14/2020 2:00 PM | Đã ban hành | Công khai ngân sách tài chính | Tin | Xem chi tiết | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
|