Ngày 19/02/2022, tại khách sạn Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị phổ biến và hướng dẫn phòng chống thiên tai, lụt bão -
chủ trì hội nghị ông Vũ Thành Trung Giám đốc Trung tâm Kết cấu thép và Xây dựng; với sự tham gia của Chi cục Phòng, chống
thiên tai miền Nam cùng với đại diện các cơ quan thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại
các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Hội nghị, đã thông qua các nội dung:
tổng quan về tình hình thiên tai và công tác phòng chống thiên tai; hướng dẫn
phòng, chống gió bão cho nhà và công trình xây dựng ở Việt Nam; gió bão và tác
động của gió bão lên nhà và công trình xây dựng, theo đó có hướng dẫn xác định
nhà ở an toàn và nhà ở không an toàn trước gió bão, cụ thể:
- Nhà ở không an toàn: nhà ở tại khu vực có độ rủi ro cao (khu vực dễ
sạt lở, nền đất yếu, dễ ngập lụt, xói mòn,…); không có 01 gian kiên cố trong
nhà và có 01 trong 07 dấu hiệu nhận diện nhà ở không an toàn gồm: tường hồi dài và chưa gia cố; các góc, cạnh,
rìa mái chưa được bảo vệ; đòn tay/xà gồ mái chưa được neo; tấm lợp mái chưa được
bảo vệ; mái hiên không tách rời mái chính; cửa đi, cửa sổ chưa kín khít, chắc
chắn; móng nhà chưa gia cố.
Các giải pháp khắc phục đối với nhà ở không an
toàn: hạn chế xây dựng ở khu vực có mức độ rủi ro cao; đảm bảo có 01 gian kiên cố trong nhà; gia cố, gia cường, sửa chữa đảm bảo
có đủ 07 nhận diện an toàn.
- Nhà ở an toàn: nhà không ở tại khu vực có độ rủi ro cao, được
thiết kế có 01 gian kiên cố trong nhà, có đủ 07 nhận diện an toàn, gồm: tường hồi
dài được gia cố; các góc, cạnh, rìa mái được bảo vệ; đòn tay/xà gồ mái được neo
buộc chắc chắn; tấm lợp mái được bảo vệ; mái hiên tách rời mái chính; cửa đi, cửa
sổ kín khít, chắc chắn; móng nhà vững chắc.
Nguồn tin: Chi cục Thủy lợi