Ông Nguyễn Thế Triển - Chánh Văn phòng - ĐTCQ: 0276 3827724 - Email: triennt@tayninh.gov.vn I. Vị trí và chức năng Văn phòng Sở là tổ chức thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý: Tổ chức bộ máy; biên chế công chức, vị trí việc làm, số lượng người làm việc; bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; cải cách hành chính; ISO; quy chế dân chủ; công tác thanh niên; dân vận chính quyền; bảo vệ chính trị nội bộ và bí mật nhà nước; công tác hành chính, văn thư; công nghệ thông tin; pháp chế; đối ngoại, phát ngôn; quản trị, tài sản, tài chính Cơ quan Sở. |
|
II. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Tham mưu Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quyết định ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở; văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Sở. b) Chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở; c) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; thành lập, kiện toàn, thay đổi thành viên các tổ chức liên ngành do Sở làm thường trực; d) Ban hành Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã; đ) Dự thảo quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thuộc nhiệm vụ của Văn phòng Sở. 2. Chủ trì giúp Giám đốc Sở a) Xây dựng Quy chế phối hợp công tác giữa Sở với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng ủy Sở và Lãnh đạo Sở về công tác tổ chức cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ; b) Hướng dẫn chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của tổ chức nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt trên địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn xã với Ủy ban nhân dân cấp xã; c) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở các quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức; phân công trách nhiệm phụ trách trong Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; d) Thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở theo thẩm quyền của Sở; hướng dẫn xây dựng phương án, đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế và chức năng, nhiệm vụ các tổ chức thuộc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; theo dõi, quản lý và phân bổ chỉ tiêu biên chế các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo thẩm quyền của Sở; đ) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác các phòng chuyên môn thuộc Sở, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện và Phòng Kinh tế Thành phố; e) Thành lập, kiện toàn, đổi tên các Ban Chỉ đạo, đội, hội đồng, tổ chức kiêm nhiệm trực thuộc Sở; thực hiện chủ trương thành lập, giải thể các tổ chức Hội, Hiệp Hội, tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo chỉ đạo của cấp trên và quy định của pháp luật; g) Theo dõi, hướng dẫn, thực hiện công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở: Điều động, tiếp nhận, chuyển công tác, luân chuyển, biệt phái, bố trí, phân công, quy hoạch, bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thay đổi vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, thay đổi vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của viên chức, tuyển dụng công chức, xét tuyển viên chức; đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; thống kê, tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức hàng năm theo quy định; quản lý hồ sơ công chức, viên chức và hướng dẫn thực hiện quản lý hồ sơ công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; kiểm tra công chức, công vụ hàng năm và kiểm tra đột xuất việc chấp hành giờ giấc làm việc đối với các phòng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở; h) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; theo dõi, chọn cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; i) Theo dõi, thực hiện các chế độ, chính sách: Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác, nâng bậc lương, nâng phụ cấp thâm niên, thực hiện các chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, trách nhiệm theo nghề; bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Sở và phân cấp quản lý; theo dõi, báo cáo tình hình tăng, giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý, đề nghị cấp sổ, chốt sổ bảo hiểm xã hội; đề nghị cấp, đổi thẻ bảo hiểm y tế đối với lao động tại cơ quan Sở; k) Phối hợp cơ quan chức năng thẩm tra xác minh về công tác cán bộ; thẩm tra chính trị nội bộ, đề nghị thẩm định chính trị và thực hiện quy trình, thủ tục đi nước ngoài đối với công chức, viên chức và người lao động; l) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; theo đõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch cải cách hành chính; đề xuất các biện pháp, sáng kiến nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính; tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác cải cách hành chính, công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực công tác của Văn phòng Sở theo quy định; tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Cơ quan Sở; m) Áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008; n) Phối hợp với Công đoàn Ngành tổ chức thực hiện, theo dõi kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của Ngành và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của Cơ quan Sở; quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện công tác dân vận chính quyền; o) Ứng dụng công nghệ thông tin; quản trị: Phần mềm văn phòng điện tử eGov, trang Thông tin điện tử (Website) của Sở; quản lý, điều hành hệ thống mạng nội bộ cơ quan; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu của Ngành; p) Thực hiện công tác pháp chế: Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; q) Tiếp nhận văn bản đến, phát hành văn bản đi, lưu trữ văn bản đi, đến; xử lý văn bản đến trình Lãnh đạo Sở xem xét chỉ đạo; quản lý thông tin, khai thác và sử dụng tài liệu, lưu trữ các công văn đi, đến theo quy định của pháp luật; thực hiện kiểm tra văn bản trước khi phát hành; r) Chuẩn bị nội dung các cuộc họp giao ban định kỳ quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Sở đối với các phòng thuộc Sở và các đơn vị trực thuộc Sở; thực hiện ghi biên bản các cuộc họp của Lãnh đạo Sở theo quy định; thông báo các ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Sở sau cuộc họp và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; theo dõi, nhắc nhở các phòng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở thực hiện các quyết định, chỉ đạo của Lãnh đạo Sở đảm bảo tiến độ, thời gian; phục vụ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ngành; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan ngày lễ, tết hàng năm theo quy định; tiếp và hướng dẫn khách đến liên hệ công tác; cập nhật lịch công tác tuần, tháng của Lãnh đạo Sở; s) Thực hiện công tác đối ngoại; phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; t) Tiếp nhận, quản lý sử dụng nguồn kinh phí của cơ quan Sở, lập báo cáo thu, chi tài chính thuộc lĩnh vực kinh phí được giao; quản lý sử dụng các nguồn kinh phí khác khi được cấp có thẩm quyền giao; u) Quản lý, sử dụng, mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản, phương tiện, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu công tác của Lãnh đạo Sở và các phòng thuộc Sở; v) Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, AIDS; đảm bảo an ninh trật tự; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc của Ngành; công tác quốc phòng, an ninh và dân quân tự vệ; công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ của Ngành; bảo vệ bí mật nhà nước; y) Thực hiện chế độ báo cáo: Định kỳ, đột xuất liên quan đến lĩnh vực công tác của Văn phòng; thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao. III. Cơ cấu tổ chức và biên chế 1. Cơ cấu tổ chức a) Văn phòng Sở có Chánh Văn phòng, không quá 02 Phó Chánh Văn phòng, các chuyên viên, cán sự, nhân viên trong biên chế công chức và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; b) Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Sở; c) Phó Chánh Văn phòng là người giúp Chánh Văn phòng thực hiện một số nhiệm vụ công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Văn phòng. 2. Biên chế Văn phòng Sở có biên chế công chức và các hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Tùy tình hình thực tế và quy định của pháp luật, trên cơ sở cân đối tổng biên chế được giao của Cơ quan Sở, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định số lượng biên chế của Văn phòng Sở./. (Theo Quyết định số 09/QĐ-SNN ngày 09/01/2020) |
Ý kiến bạn đọc