Tổng quan nông nghiệp Tây Ninh

Tây Ninh có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, tiềm năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn khá lớn nhất là phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Ngành nông nghiệp đã và đang có những bước phát triển mạnh, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh cũng chịu nhiều thách thức: cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch từ Khu vực I (nông nghiệp) sang Khu vực II, III (công nghiệp, xây dựng và dịch vụ); tái đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế; thiên tai, biến đổi khí hậu và nhất là các dịch bệnh mới xuất hiện trên cây trồng, vật nuôi gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp; cạnh tranh về thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư; yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, trong đó đặc biệt là yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi người sản xuất phải sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, GlobalGAP), hội nhập kinh tế. Do đó, nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề, sản xuất nông nghiệp cần phải có sự thay đổi cả về định hướng, quy trình công nghệ, loại hình tổ chức, thích ứng nhanh sản xuất theo kịp với xu hướng thị trường,… đó cũng là những yêu cầu của cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.

1. Định hướng phát triển

Tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực; khai thác tận dụng tốt lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, xây dựng và phát triển vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường, xuất khẩu theo chuỗi giá trị; tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Ngoài ra, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm giai đoạn 2021-2025, dự kiến xây dựng và tích cực triển khai thực hiện: 03 Quy hoạch, 04 kế hoạch, 01 chương trình, 06 đề án, 05 chính sách phát triển ngành nông nghiệp và PTNT (chi tiết phụ lục 02 kèm theo)

2. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới văn minh. Phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp bền vững, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.

3. Mục tiêu cụ thể

* Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành:

TT

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2025

1

Giá trị sản phẩm bình quân thu được trên 01 ha đất trồng trọt (triệu đồng/ha)

100

115

2

Chương trình MTQG xây dựng NTM

 

 

 

- Số huyện đạt NTM, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ NTM

02/09

09/09

 

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới, Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM/tổng số xã (%)

45 xã, đạt 63,4%

71 xã, đạt 100%.

 

- Số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM nâng cao/tổng số xã đạt chuẩn NTM (%)

01 xã

37 xã, đạt 52,1%

 

- Số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu/tổng số xã đạt chuẩn NTM (%)

-

12 xã, đạt 16,9%

3

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

16,3

16,4

4

Tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế (%)

62

72

- Diện tích và quy mô đàn các cây trồng, vật nuôi chính của tỉnh đến năm 2025 như sau:

TT

Chỉ tiêu

2020

2025

I

Trồng trọt

 

 

1

Diện tích gieo trồng cây hàng năm

257.840

249.775

1

Lúa (ha)

140.000

130.000

b

Khoai mì (ha)

62.000

62.015

c

Rau các loại (ha)

21.945

23.639

d

Mía (ha)

7.000

6.378

2

Diện tích cây lâu năm

122.470

124.459

a

Cây ăn trái (ha)

23.820

36.933

b

Cao su (ha)

95.000

83.690

II

Chăn nuôi

 

 

1

Trâu (con)

12.000

11.800

2

Bò (con)

100.000

125.500

3

Bò sữa (con)

13.500

20.000

4

Heo (con)

197.315

310.000

5

Gia cầm (triệu con)

7,15

9,27

III

Thuỷ sản (ha)

760

1.000

 

- Đẩy mạnh UDCNC trong nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp sạch, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng. Tỷ trọng GTSX nông nghiệp UDCNC trong tổng GTSX nông nghiệp của tỉnh đạt 40% năm 2025.

- Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong GTSX nông nghiệp đạt 20% năm 2025.

- Tỷ lệ GTSP nông lâm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt 22% năm 2025.

- Tỷ lệ GTSP nông lâm thủy sản được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương đạt 20% năm 2025.

- Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm đạt 30% năm 2025.

- Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp đạt 20% năm 2025. Duy trì tỷ lệ nữ trong số nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp trên 40%.

4. Nhiệm vụ, giải pháp

4.1. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nội ngành, chuyển đổi đất lúa, cao su, mía kém hiệu quả sang phát triển rau củ, cây ăn trái, chăn nuôi trang trại, nuôi trồng thuỷ sản và các sản phẩm đặc sản (mãng cầu, bò tơ, rau rừng), cụ thể:

+ Trồng trọt: Chuyển đổi cây trồng, cơ cấu lại vùng sản xuất và diện tích sản xuất các loại cây trồng, đảm bảo lợi thế cạnh tranh về điều kiện thổ nhưỡng cho từng loại cây trồng, đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản; chuyển đổi giống đối với các vùng trồng không đáp ứng thị trường. Trong đó, tập trung chuyển đổi quỹ đất công ty nông nghiệp, đất lúa một vụ, đất ngập úng cục bộ đang trồng cây hàng năm, đất cao su có hệ thống hạ tầng đồng bộ.

+ Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và công nghiệp (đặc biệt đối với heo và gà), có kiểm soát, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từng bước nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Đối với chăn nuôi bò sữa, gắn phát triển quy mô với xây dựng nhà máy chế biến sữa.

+ Thuỷ sản: Đầu tư một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung dọc theo tuyến kênh Đông, Kênh Tây, kênh Tân Hưng, kênh chính khu tưới phía tây Vàm Cỏ Đông với diện tích 1.000 ha (kể cả đất lúa) nâng tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn đến năm năm 2030 là 1.700 ha. Trong đó chú trọng sản xuất giống thủy sản các loại thuỷ đặc sản như: cá tra, tôm càng xanh toàn đực; cá lóc đen, lóc bông; cá sặc rằn, chạch lấu, lươn,…gắn với đầu tư hạ tầng đồng bộ, đồng thời kêu gọi đầu tư chế biến cá tra gắn với vùng nguyên liệu.

+ Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững, phát huy hiệu quả kinh tế đối với rừng sản xuất theo hướng trồng rừng gỗ lớn, phát triển công nghiệp chế biến theo hướng hiện đại, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cây dược liệu, cây dưới tán rừng đồng thời đầu tư hạ tầng kết hợp phát triển rừng với phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng ở những nơi có điều kiện nhất là khu rừng cảnh quan núi Bà đen, Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát giúp nâng cao giá trị gia tăng của rừng góp phần tăng thu nhập cho người dân sống bằng nghề rừng.

+ Thủy lợi: Tập trung hoàn thành các đề án, dự án trọng điểm, dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025: 24 dự án, với kinh phí 1.575 tỷ đồng (tăng 3,34 lần so với giai đoạn 2016-2020), trong đó: Tập trung hoàn thành dự án Tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2 (kiên cố hóa kênh chính, kênh cấp 1,2,3); thực hiện nâng cấp hạ tầng thủy lợi kết hợp giao thông nội đồng phục vụ chuyển đổi cây trồng theo định hướng cơ cấu lại nông nghiệp; các trạm bơm điện phía Bắc tỉnh thuộc huyện Tân Châu, nguồn vốn vay ADB, dự án kênh tiêu, đê bao, kiên cố hóa các hệ thống kênh tưới, đảm bảo yêu cầu cấp nước tưới, tiêu, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp.

- Tái cơ cấu ngành chế biến:

+ Hạn chế cấp phép đầu tư nhà máy chế biến tinh bột; cơ cấu giảm số lượng các nhà máy chế biến đường, đảm bảo quy mô phù hợp với khả năng phát triển nguyên liệu. Khuyến khích các nhà máy ứng dụng và chuyển đổi thiết bị, công nghệ chế biến hướng đến đa dạng các loại sản phẩm chế biến tinh bột, phụ phẩm, chế biến mì, mía đường, cao su đáp ứng nhu cầu trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; tận dụng triệt để các phụ phế phẩm nhằm giảm giá thành sản xuất.

+ Thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy, kho xưởng phục vụ ngành chế biến bảo quản rau, quả; nhà máy giết mổ gia súc, chế biến thịt; nhà máy chế biến sữa; nhà máy chế biến thủy sản, chế biến gỗ.

- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng phù hợp quy hoạch, gắn cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trong đó tập trung phát triển hạ tầng thuỷ lợi theo hướng đa mục tiêu (phục vụ sản xuất; chuyển đổi cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản theo định hướng, phòng chống thiên tai, ứng phó BĐKH…); từng bước phát triển các hạ tầng hỗ trợ chuyên sâu như: chợ đầu mối nông sản trọng điểm, trung tâm sản xuất giống cây trồng, hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị và vật tư nông nghiệp, phân tích đánh giá chẩn đoán dịch hại, phân tích đánh giá chất lượng đất, đào tạo, tư vấn kỹ thuật,…

4.2. Đổi mới cơ chế, chính sách

Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả các chính sách về nông nghiệp, nông thôn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực trạng và xu hướng phát triển nông nghiệp của địa phương tại từng thời điểm.

Đảm bảo nguồn lực, bố trí đủ vốn theo tiến độ hàng năm để thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp đã ban hành.

4.3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa hộ gia đình và doanh nghiệp, tổ chức hợp tác xã và tổ chức tín dụng.

- Phát triển kinh tế tập thể:

+ Tổ chức thực hiện Chương trình phát triển hợp tác xã kiểu mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, giá trị hợp tác và các quy định của pháp luật nhằm nâng cao tỷ lệ hợp tác xã khá, giỏi; góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, tạo việc làm ổn định, phát triển kinh tế, xã hội của nông thôn tỉnh Tây Ninh.

+ Phát triển HTX trên cơ sở vận động các THT đã có trên địa bàn để tham gia thành lập HTX; lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, vận động thành lập các HTX để phối hợp cùng các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; chú trọng tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt là thông qua các mô hình, các phong trào thi đua để vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và doanh nghiệp, HTX, hộ thành viên sản xuất, lực lượng sáng lập viên HTX (nông dân sản xuất giỏi, chủ trang trại, những người có kinh nghiệm, uy tín với cộng đồng và có tiềm lực kinh tế) tham gia thành lập và phát triển HTX. Phấn đấu năm 2025 có 126 HTX nông nghiệp, trong đó có 70% HTX hoạt động hiệu quả; năm 2030 có 146 HTX nông nghiệp, trong đó có 90% HTX hoạt động hiệu quả; từng ngành, nghề nhất là trên rau, cây ăn quả có HTX thực hiện liên kết sản xuất tại các xã giúp nâng cao giá trị hàng hóa theo chuỗi giá trị gia tăng, có quy mô lớn, tác dụng lan tỏa trong dân.

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ hệ thống quản lý nhà nước, lực lượng hỗ trợ, lực lượng trực tiếp hoạt động ở các HTX và thành viên HTX; Huy động nguồn lực để hỗ trợ có hiệu quả cho HTX nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn; Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu để phát triển bền vững.

+ Tăng cường công tác phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Liên minh HTX tỉnh, Hội Nông dân, các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan; tăng cường hướng dẫn, nâng cao chất lượng hoạt động HTX

- Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp làm đầu tàu dẫn dắt nông dân:

Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững và Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 53/NQ-CP được phê duyệt tại Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 30/10/2019 của UBND tỉnh Tây Ninh.

Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào nông nghiệp.

- Sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông nghiệp:

Triển khai phương án sắp xếp các công ty nông nghiệp nhằm tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết sản xuất của nông dân địa phương; Rà soát quỹ đất và cho phép một số công ty nông nghiệp được chuyển đổi trên 10.000 ha cây trồng kém hiệu quả sang những mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị cao như trồng rau quả, cây ăn trái, chăn nuôi bò thịt, bò sữa.

- Nâng cấp chuỗi giá trị các ngành hàng nông nghiệp: theo định hướng Đề án phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh (Quyết định 2029/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh Tây Ninh). Đảm bảo các sản phẩm trong chuỗi giá trị có quy mô, chất lượng, an toàn thực phẩm và đáp ứng các yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

4.4. Điều chỉnh cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư công

Tăng tỷ trọng vốn đầu tư của ngân sách tỉnh phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhất là vốn đầu tư phát triển, vốn thực hiện chính sách, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng chuyên môn. Chính quyền địa phương (huyện, xã) cần đổi mới phân bổ vốn nhất định cho đầu tư nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Huy động mạnh các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển nông nghiệp; khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (khu vực dân doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao chất lượng lựa chọn dự án đầu tư cho phát triển địa phương, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Chủ động tham gia các định chế tài chính từ nguồn Trung ương (ODA, Trái phiếu Chính phủ, Vốn vay ADB, WB, Jica,..).

4.5. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và công tác khuyến nông

Tăng cường thực hiện các đề tài, đề án, dự án khoa học công nghệ lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên thực hiện trên các cây trồng, vật nuôi chủ lực được khuyến khích phát triển, nhất là về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, phù hợp điều kiện tự nhiên và khí hậu ở địa phương, kháng sâu bệnh; đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất mới để làm cơ sở nhân rộng ra dân.

Tạo điều kiện phát triển mạnh các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân; phát huy mạnh vai trò của các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho nông dân nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành. Phát triển các hình thức sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, hướng tới đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ).

Đổi mới nội dung và phương pháp khuyến nông đáp ứng nhu cầu của nông dân, thị trường, trong đó chủ động xây dựng các mô hình khuyến nông phục vụ chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, hướng tới xuất khẩu. Tạo điều kiện cho nông dân học tập, nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất, ứng dụng mạnh khoa học công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, cơ giới hoá, công nghệ sinh học, vi sinh, công nghệ thông tin… vào các khâu trong sản xuất (trồng, chăm sóc, khai thác, thu hoạch, bảo quản, chế biến) và xử lý chất thải.

Xây dựng và áp dụng hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc, số hóa và lưu trữ các thông tin từ vùng trồng, thổ nhưỡng, nông dân cho đến kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm nuôi trồng và các thông tin khác trên các khâu của toàn chuỗi giá trị.

Lồng ghép việc đánh giá mức độ thích nghi của cây trồng tích hợp với bản đồ suy thoái đất. Đồng thời thực hiện đánh giá đất tại khu vực sản xuất cụ thể của nông dân, doanh nghiệp làm cơ sở phục vụ chế độ canh tác, bón phân phù hợp.

4.6. Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp, kiểm soát an toàn thực phẩm

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và cách phân biệt vật tư nông nghiệp là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh VTNN nêu cao tinh thần tự nguyện, tự giác thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh; chủ động công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình sản xuất, kinh doanh VTNN không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm theo đúng quy định pháp luật.

4.7. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn

Kiện toàn các Trung tâm Giáo dục ngành nghề – Giáo dục thường xuyên; đầu tư phát triển các trung tâm thực nghiệm sản xuất, mở rộng các hình thức đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới theo nhu cầu của lao động, doanh nghiệp, thị trường; gắn đào tạo nghề nông thôn với quy hoạch xây dựng NTM và phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp.

Đào tạo và bố trí sử dụng hợp lý cán bộ chuyên môn kỹ thuật, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm, nhất là mạng lưới khuyến nông viên cơ cở; đẩy mạnh đào tạo nông dân, người sản xuất theo hướng gắn với sản xuất mô hình, trang trại, doanh nghiệp; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

4.8. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước

Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn.

Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo vệ sinh ATTP, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và sự tham gia của Nhân dân.

4.9. Xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, ổn định và cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại nông nghiệp. Huy động tốt nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho đầu tư hạ tầng, thực hiện đồng bộ giữa đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu về kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn (nhất là vùng sâu, vùng biên giới) và bảo vệ môi trường, hướng tới chú trọng cảnh quan. Ưu tiên đầu tư các lĩnh vực: Giao thông, thuỷ lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, công trình cấp nước sinh hoạt. Xây dựng cơ chế đặc thù hỗ trợ phát triển hạ tầng thiết yếu cấp xã theo hướng đầu tư công trình mẫu, giao quyền chủ động cho cộng đồng dân cư tự vận động và tổ chức thực hiện; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, làm chuyển biến môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp; thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, ổn định đời sống dân cư; triển khai nội dung, nhiệm vụ Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm..

Tiếp tục phát động và triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp thực tiễn, có hiệu ứng lan rộng trong nhân dân.

4.10. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại

  • Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thêm nhà đầu tư, nhà tiêu thụ: tham gia các hội nghị trong và ngoài nước; xây dựng các phim, tài liệu phục vụ truyền thông quảng bá thương hiệu nông sản Tây Ninh thông qua tham gia các hội chợ triển lãm; trên các kênh truyền thông, các báo và tạp chí lớn, các kênh online,... Tổ chức các hội thảo kết nối tiêu thụ nông sản, liên kết với các hệ thống siêu thị và cửa hàng lớn trong và ngoài tỉnh nhằm tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh.
  • Tăng cường công tác thông tin thị trường nhằm cung cấp kịp thời cho người sản xuất về tình hình giá cả, dự báo ngắn và dài hạn về xu hướng thị trường trong nước và trên thế giới để người dân chủ động điu chnh quy mô sn xuất, cân đối cung cu phù hp với nhu cu của thị tng.
  • Xây dựng và phát triển sàn giao dịch nông sản điện tử để nông dân, HTX và doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại.
  • Triển khai thực hiện hiệu quả “Đề án thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
  • Khai thác và phát triển các loại hình du lịch gắn với nông lâm nghiệp bền vững như du lịch sinh thái, mô hình du lịch trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng với nông dân./.

Nguồn: Kế hoạch số 2419/KH-SNN ngày 29/6/2020

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Công khai minh bạch
Góp ý dự thảo
https://dichvucong.gov.vn/p/phananhkiennghi/pakn-gui-pakn.html
Chính sách nông nghiệp
https://mail.tayninh.gov.vn/
https://vbpl.tayninh.gov.vn/
Cong khai linh vuc NN
Chung tay cải cách thủ tục hành chính
https://hoidap.tayninh.gov.vn/
Đoàn thanh niên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay797
  • Tháng hiện tại106,662
  • Tổng lượt truy cập5,150,613
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây