Chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của Sở Nông nghiệp và PTNT năm 2022

Thứ tư - 04/05/2022 22:11 162 0
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các phòng, cơ quan, đơn vị, CCVCNLĐ về ứng dụng CNTT chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính; đẩy mạnh việc sử dụng có hiệu quả các phần mềm dùng chung đã được triển khai; tăng cường sử dụng và theo dõi trên các kênh giao tiếp thông tin của tỉnh để kịp thời phục vụ người dân và doanh nghiệp; từng bước hình thành Hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung ngành Nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp; ứng dụng sàn thương mại điện tử kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông sản có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
1. Một số chỉ tiêu cụ thể
- 100% công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của các phòng, cơ quan, đơn vị được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
- 100% CCVCNLĐ được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.
- Đảm bảo 100% dịch vụ công (DVC) đáp ứng đủ điều kiện đưa lên mức độ 4 được tích hợp lên Cổng DVC Quốc gia.
- Tăng tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo DVC trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 5% trở lên.
- 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của Sở theo quy định tại Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của UBND tỉnh được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
- Duy trì tỷ lệ 100% văn bản chỉ đạo, điều hành của Sở được trao đổi trên môi trường mạng.
- Ký thỏa thuận hợp tác với Viễn thông Tây Ninh về xây dựng chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2020-2025; phối hợp xây dựng kế hoạch (hoặc đề án, dự án) số hoá dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành đến năm 2025 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 
- 100% máy tính được trang bị các phần mềm phòng chống mã độc có bản quyền; kiểm tra thường xuyên hệ thống mạng nội bộ, đảm bảo 100% đường truyền Internet thông suốt và các thiết bị phục vụ cho việc kết nối với các phần mềm dùng chung của tỉnh.
2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
2.1. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin
- Tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số.
- Xây dựng chuyên mục về chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử thành phần Sở Nông nghiệp và PTNT để nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động (CCVCNLĐ) về xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số. 
- Tuyên truyền, triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (ngày 10 tháng 10 hằng năm).
- Tuyên truyền công tác đảm bảo an toàn thông tin đến CCVCNLĐ qua ứng dụng Zalo, Facebook...; đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức đến các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã để từng bước phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả an toàn thông tin dữ liệu ngành Nông nghiệp.
2.2. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng
Rà soát, kiểm tra thường xuyên hệ thống mạng nội bộ, đảm bảo 100% đường truyền Internet thông suốt và các thiết bị phục vụ cho việc kết nối với các phần mềm dùng chung của tỉnh; bổ sung, thay thế các máy tính cấu hình thấp, máy in cũ.
2.3. Phát triển nền tảng dữ liệu số và các hệ thống ứng dụng dùng chung
- Phối hợp Viễn thông Tây Ninh, đơn vị tư vấn nghiên cứu xây dựng Hệ thống CSDL dùng chung ngành Nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp hướng tới chính quyền số.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm Văn phòng điện tử eGov đảm bảo 100% văn bản chỉ đạo, điều hành được trao đổi trên môi trường mạng. Tất cả văn bản đi/đến đều được ký chữ ký số theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP và số hóa văn bản điện tử.
- Tiếp tục duy trì các hệ thống tương tác giữa người dân, doanh nghiệp; trả lời các câu hỏi thắc mắc của cá nhân và tổ chức kịp thời đúng thời gian quy định trên trang Hỏi đáp trực tuyến của tỉnh và hệ thống thông tin tiếp nhận phản ánh 1022 của tỉnh.
- Tăng cường thực hiện cập nhật các văn bản chỉ đạo, thông tin quy hoạch, lịch công tác, văn bản quy phạm pháp luật; thường xuyên cung cấp nội dung về chính sách, tin tức sự kiện, tài liệu kỹ thuật và các thông tin chuyên ngành trên Cổng thông tin điện tử thành phẩn Sở để phục vụ cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp khai thác thông tin; nâng cấp Trang/Cổng thông tin điện tử thành phần Sở.
- Rà soát, cập nhật TTHC của ngành Nông nghiệp, triển khai thực hiện việc Hệ thống một cửa điện tử kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở phổ biến rộng rãi cho người dân và doanh nghiệp biết để tham gia sử dụng; cung cấp đầy đủ bộ TTHC của Ngành trên hệ thống một cửa điện tử, khai thác có hiệu quả cổng Dịch vụ công của tỉnh, tuyên truyền đẩy mạnh triển khai việc nộp TTHC trực tuyến và tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích.
- 100% hồ sơ lý lịch công chức, viên chức, người lao động được cập nhật đầy đủ vào Hệ thống thông tin cán bộ, công chức, viên chức. Cập nhật đầy đủ các hồ sơ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở vào phần mềm khiếu nại, tố cáo.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các hệ thống dùng chung của tỉnh triển khai như: họp không giấy, thư điện tử, hỏi đáp trực tuyến, phản ánh hiện trường 1022, một cửa điện tử, hệ thống báo cáo thông tin kinh tế - xã hội,...; sử dụng thư điện tử công vụ trong trao đổi công việc.
- Nghiên cứu, đề xuất nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên cần thực hiện để chuyển đổi số; tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Ngành đã được triển khai.
- Rà soát hiện trạng cho việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý của Ngành từng bước xây dựng hệ thống cơ sở dùng chung.
2.4. Phát triển kinh tế số trong nông nghiệp
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng nông nghiệp thông minh, hiện đại, phát triển nền kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững tạo điều kiện phát triển mạnh các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân góp phần đẩy nhanh chuyển đổi số trong nông nghiệp.
- Lựa chọn, xây dựng kế hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm chuyển đổi số trên địa bàn 02 huyện, thị xã, thành phố trong sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là sản phẩm OCOP. Lựa chọn tổ chức, hợp tác xã có đủ điều kiện thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh việc kết nối tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử.
- Ưu tiên ứng dụng công nghệ số vào công tác quản lý, hoạt động sản xuất, truy xuất nguồn gốc cây trồng, vật nuôi; rà soát đánh giá giám sát và hỗ trợ đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói sản phẩm,…; ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2.5 Bảo đảm an toàn thông tin
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước quy định về an toàn, an ninh thông tin
mạng cho công chức, viên chức biết và thực hiện.
- Phối hợp với cơ quan Công an bảo đảm an ninh, trật tự, an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước trong quá trình chuyển đổi số và phối hợp trong việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Sở.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành kèm theo Quyết định số 363/QĐ-SNN ngày 22/12/2021.
- Đảm bảo an toàn thông tin mạng máy tính, 100% máy tính được trang bị các phần mềm phòng chống mã độc có bản quyền.
- Kịp thời phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị triển khai khắc phục sự cố và đảm bảo an ninh thông tin mạng nội bộ và hệ thống mạng WAN của tỉnh; hỗ trợ các phòng, cơ quan, đơn vị khắc phục lỗi phát sinh để đảm bảo các hệ thống hoạt động thông suốt.
- Nghiêm túc việc thực hiện soạn thảo, in ấn tài liệu mật; không lưu trữ cơ sở dữ liệu, tài liệu có chứa thông tin thuộc phạm vi bí mật của nhà nước trên máy tính kết nối mạng internet.
2.6. Nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin
- Củng cố, kiện toàn và đổi tên Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử của Sở thành Ban Chỉ đạo chuyển đổi số.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động nâng cao nhận thức của CCVCNLĐ về ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin.
- Cử CCVCNLĐ tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản trị CNTT của Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức; các lớp tập huấn sử dụng các phần mềm dùng chung và chuyển đổi số do Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Thông tin và Truyền thông,…. tổ chức nhằm nâng cao kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước; nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT, bảo đảm an toàn, bảo mật trong quá trình vận hành, khai thác hạ tầng, ứng dụng trong công việc của công chức, viên chức trong việc xử lý các công việc chuyên môn./.
 

Tác giả: So Nong Nghiep

Nguồn tin: VPS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây