Xây dựng mã số vùng trồng Sầu riêng phục vụ xuất khẩu
Kể từ sau khi có nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với trái sầu riêng từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc thì xuất khẩu trái sầu riêng nước ta tăng mạnh. Theo quy định, tất cả các vùng trồng sầu riêng xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, phải được đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt cấp mã số vùng trồng.
Trên huyện Dương Minh Châu có hơn 500 ha sầu riêng các loại, khoảng 200 ha đang thu hoạch tập trung chủ yếu tại 02 xã Truông Mít và xã Lộc Ninh
Nhằm tạo điều kiện cho quả sầu riêng tại địa phương được tiêu thụ thuận lợi, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, ngành Nông nghiệp tiến hành rà soát tình hình sản xuất, phối hợp chính quyền địa phương hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất sầu riên xây dựng vùng trồng và đề nghị cấp mã số xuất khảu theo quy định.
Sáng ngày 9/3/2023 tại ấp Lộc Thuận, xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu phối kết hợp vớiUBND xã Phước Minh và Hội nông dân xã đã tiến hành triển khai tập huấn“ Quy trình thiết lập và giám sát mã số vùng trồng”cho hơn 40 nông dân trồng sầu riêng trên địa bàn các xã Lộc Ninh, xã Truông Mít và xã Cầu Khởi.
Hình 1: Trạm triển khai, hướng dẫn các quy định về thiết lập mã số vùng trồng
Tại lớp tập huấn, cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn, triển khai đến nông dân việc thực hiện các quy trình thiết lập và giám sát mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu theo nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc và các yêu cầu đáp ứng để cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu, quy trình thực hiện, trình tự giám sát và duy trì vùng trồng xuất khẩu. Ngoài ra, nông dân còn được hướng dẫn kỹ thuật bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật tiết kiệm hiệu quả; cách nhận biết các loại dịch hại thuộc diện kiểm dịch thực vật theo nghị định thư về điều kiện phát sinh, phát triển các loại dịch bệnh, khả năng gây hại và biện pháp quản lý; cũng như đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại và các biện pháp quản lý các loại côn trùng gây hại trên cây sầu riêng.
hình 2: nông dân các xã tham gia tập huấn
Theo ông Trần Duy Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh“Việc định hướng xây dựng vùng trồng sầu riêng xuất khẩu là hướng đi phù hợp với định hướng của địa phương và đúng với mong muốn của ba con nông dân hiện nay. Hy vọng, với sự chung tay, vào cuộc sớm của các cấp chính quyền, địa phương hỗ trợ được người nông dân thoát cảnh được mùa mất giá”.
Thông qua buổi tập huấn, nông dân được trang bị thêm những kiến thức về quy trình thiết lập, giám sát vùng trồng phục vụ xuất khẩu, kỹ thuật bón phân,phun thuốc tiết kiệm hiệu quả, cũng như cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ các loại dịch hại chínhtrên cây sầu riêng. Nông dân phấn khởi khi được Trạm triển khai hướng dẫn các bước thiết lập vùng trồng, theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát sinh vật gây hại; truy xuất nguồn gốc nông sản đáp ứng các yêu cầu của nước xuất khẩu./.
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu
Tác giả: Bao ve thuc vat
Ý kiến bạn đọc