Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai

Thứ hai - 24/08/2020 23:00 147 0

Ngày 17/6/2020, tại kỳ họp thứ 9, khóa XIV, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021), cụ thể:

1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

2. Công trình phòng, chống thiên tai là công trình do Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, kè, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống lũ quét, chống sét; khu neo đâu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai.

3. Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:

a) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác;

b) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.";

4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:

a) Không vì mục đích lợi nhuận;

b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;

c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.

5. Bên cạnh đó, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai cũng bổ sung một số nội dung khác như: Ngân sách nhà nước và nguồn nhân lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai; quy định thành lập lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; điều tra cơ bản cho hoạt động phòng, chống thiên tai; đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành công trình; khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai./.

Chi cục Thủy lợi

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây