Tình hình hoạt động tháng 6, phương hướng, nhiệm vụ tháng 7 năm 2013

Thứ năm - 04/07/2013 16:55 168 0

 

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG 6

 

I. NÔNG NGHIỆP

1. Trồng trọt (đến ngày 11/6/2013)

Tổng diện tích gieo trồng vụ Hè Thu 75.419ha, đạt 92,8% so với KH vụ và tăng 7,5% so với CK. Cụ thể một số cây trồng chính như sau:

- Cây lúa: 49.980ha, đạt 100% so với KH vụ, bằng 99,1% so với CK.

- Cây bắp: 1.176ha, đạt 58,8% so với KH vụ, tăng 40,8% so với CK.

- Cây đậu phọng: 2.231ha, đạt 55,8% so với KH vụ, tăng 26,1% so với CK.

- Cây mì: 12.507ha, đạt 89,3% so với KH vụ, tăng 51% so với CK.

- Cây mía (trồng mới): 897ha, đạt 74,8% so KH vụ, tăng 31,9% so với CK.

2. Chăn nuôi

Trong tháng, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định. Giá gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm giảm so với tháng trước, heo hơi 35.000 đồng/kg (giảm 3.000-5.000 đồng/kg), heo giống ổn định (18kg đầu) thương phẩm 60.000 đồng/kg, hậu bị 65.000 đồng/kg; gà ta hơi 110.000-120.000 đồng/kg (giảm 20.000 đồng/kg); vịt thịt hơi ổn định 37.000-38.000 đồng/kg. Giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục ổn định ở mức cao nên người chăn nuôi thu lợi nhuận thấp. Riêng người chăn nuôi heo, gà công nghiệp bị thua lỗ do giá bán rất thấp.  

3. Thủy sản

Sản lượng nuôi trồng thủy sản từ đầu năm đến nay ước 4.538 tấn, đạt 38,6% so với KH, bằng 97,4% so với CK; sản lượng khai thác ước 1.649 tấn, đạt 50% so với KH, bằng 86,9% so với CK (chủ yếu trong hồ Dầu Tiếng). Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước 786ha, đạt 86% so với KH, tăng 80,8% so với CK. Sản lượng con giống 76 triệu con, đạt 62,8% so với KH, tăng 33% so với CK. Trong tháng giá đầu vào sản phẩm cá tra vẫn còn cao hơn giá bán ra nên người nuôi không có lãi, nhiều ao nuôi cá chưa được thả nuôi và một số cá tra quá lứa chưa tiêu thụ được.

Sở đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu đối với mặt hàng thủy sản; ngành đã lấy 02 mẫu cá tra gửi phân tích chỉ tiêu dư lượng các chất độc hại trong chương trình quản lý dư lượng và giám sát vùng nuôi cá tra xuất khẩu.

4. Các chương trình hỗ trợ phục vụ sản xuất

a) Về công tác khuyến nông, sản xuất và cung ứng giống

Trong tháng, ngành tiếp tục theo dõi một số dự án khuyến nông chuyển tiếp năm 2012 (nuôi cá thát lát, nuôi ba ba trong bể); tiếp tục thực hiện kế hoạch, dự án khuyến nông năm 2013, gồm: Xây dựng 01 bể biogas dự án Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam; gieo trồng 28ha giống OM5451, OM7347 ở 02 xã Phước Trạch huyện Gò Dầu, Thanh Điền huyện Châu Thành thuộc dự án Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa theo SRI trong sản xuất lúa chất lượng (lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đang cuối giai đoạn đẻ nhánh); thả 0,09ha giống cá tra (27.000 con) ở 03 huyện Gò Dầu, Trảng Bàng, Bến Cầu (đang theo dõi số lượng hao hụt sau khi thả giống); tổ chức 10 lớp tập huấn (220 nông dân), khai giảng lớp chọn tạo và nhân giống lúa cộng đồng (27 nông dân); đã cung ứng 30 con heo giống, tiếp tục theo dõi các điểm nhân giống đã triển khai, ký hợp đồng mua giống lúa từ Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long; đang hoàn chỉnh đề án xây dựng mạng lưới nhân giống lúa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020 theo ý kiến góp ý của các Sở, UBND các huyện, thị, Hội Nông dân tỉnh.

Nhìn chung, công tác khuyến nông đã được tích cực triển khai theo kế hoạch, tuy nhiên giá sản phẩm nông sản, gia súc, gia cầm không ổn định gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện các mô hình, dự án; tiến độ xuất bản bản tin giá cả thị trường chậm do thủ tục in ấn, xuất bản liên quan đến nhiều ngành.

b) Về công tác bảo vệ thực vật

Tình hình dịch hại trên các loại cây trồng phát sinh giảm so với CK, riêng trên cây lúa một số đối tượng gia tăng mức độ gây hại như: Rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu phao, bệnh đạo ôn,… Trên cây mì tình hình rệp sáp bột hồng vẫn tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, mức độ hại tại các huyện, thị trồng mì trọng điểm của tỉnh. Cụ thể một số đối tượng sâu bệnh hại như: Rầy nâu (diện tích bị nhiễm 1.213ha, tăng 66,6% so với CK), sâu cuốn lá (919ha, tăng 37,6% so với CK), sâu phao (72ha), bệnh đạo ôn lá (746ha, tăng 96,8% so với CK) trên cây lúa; rệp sáp bột hồng (58ha, trong đó bị nhiễm nặng 16ha) trên cây mì. 

Ngành đã tham mưu UBND tỉnh công bố dịch rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch chống dịch rệp sáp bột hồng hại mì năm 2013; đề nghị UBND các huyện, thị thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch rệp sáp bột hồng hại mì và Đoàn kiểm tra, đánh giá, xác định diện tích, mức độ mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng để làm cơ sở hỗ trợ kinh phí cho các hộ bị thiệt hại theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg; Cục BVTV đã hỗ trợ Tỉnh xây dựng nhà lưới, phóng thích 2.000 cặp ong ký sinh trừ rệp sáp bột hồng trên các ruộng mì bị nhiễm ở Thị Xã.

Ngành đã kiểm tra hàng nhập khẩu được 48.971 tấn (bằng 52,6% so với CK), 13.699 m3 gỗ xẻ các loại (bằng 6,34 lần so với CK), chưa phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam; tổ chức 09 lớp tập huấn về rệp sáp bột hồng trên cây mì.

Thực hiện mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn: Vụ Hè Thu đã thực hiện 2.365ha với 1.450 hộ tham gia tại 16 xã thuộc 06 huyện, trong tháng một số điểm đã tổ chức tập huấn tình hình dịch hại ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đầu vụ mưa ít, nắng gắt nên một số chân ruộng bị thiếu nước, khô hạn xuất hiện bọ trĩ, rầy cánh phấn, nhện gié, bệnh đạo ôn phát triển,…; đã triển khai 03 điểm mô hình ứng dụng nấm xanh phòng trừ sâu hại trên lúa tại 03 xã Bàu Đồn (huyện Gò Dầu), Trí Bình (huyện Châu Thành), An Thạnh (huyện Bến Cầu).

Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP: Đã thực hiện 4,1ha với 08 hộ tham gia tại xã Long Khánh huyện Bến Cầu (tiếp tục hướng dẫn nông dân ghi chép nhật ký đồng ruộng, đang chờ đơn vị tư vấn chứng nhận mô hình), tập huấn lần 4 xã Ninh Thạnh Thị Xã, đang triển khai mô hình tại xã Thạnh Phước huyện Gò Dầu; ngoài ra đã tập huấn lần 3 mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên rau ở xã Chà Là huyện DMC và khai giảng lớp ở xã Trà Vong huyện Tân Biên.

c) Về công tác thú y

Trong tháng, tình hình đàn gia súc gia cầm ổn định, bệnh heo tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm không xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Ngành đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai hướng dẫn thực hiện biện pháp an toàn sinh học tối thiểu trong cơ sở ấp trứng gia cầm hộ gia đình; trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường.

* Về công tác tiêm phòng

Công tác tiêm phòng gia súc đợt 1 đã kết thúc với 142.485 liều, trong đó LMLM trâu bò 49.457 liều, đạt 95,4%, THT trâu bò 47.081 liều, đạt 90,9%, Dịch tả heo 45.947 liều, đạt 70,7% so với tổng đàn, ngành đã khuyến cáo người chăn nuôi tự tiêm phòng PTH, THT heo để bảo vệ đàn vật nuôi. Trong tháng mạng lưới thú y cơ sở, các hộ chăn nuôi đã sử dụng 71.800 liều vắc xin để tiêm phòng bổ sung gia súc, gia cầm, tăng 32,3% so với CK; tiêm phòng dại chó được 1.425 con.

* Về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ: Ước số lượng gia súc gia cầm được kiểm dịch vận chuyển là 1.170.562 con, bằng 85,1% so với CK (trong đó 33.161 con gia súc); trên 1.162 tấn sản phẩm động vật. Kiểm soát giết mổ được 843.965 con gia súc gia cầm, bằng 4,85 lần so với CK (trong đó 26.666 con gia súc).

II. LÂM NGHIỆP

Sở đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt dự án Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của 04 BQL Khu rừng, đang trình UBND tỉnh thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh. Sở Tài chính đã có ý kiến thẩm định đơn giá cây giống lâm nghiệp năm 2013.

1. Công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng

Trong tháng đã xảy ra 23 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng (đã xử lý 26 vụ kể cả những vụ của tháng trước), tăng 02 vụ so với CK, cụ thể: 01 vụ phá rừng trái phép-diện tích 0,06ha, 06 vụ khai thác rừng trái phép, 07 vụ mua bán vận chuyển lâm sản trái phép, 02 vụ vi phạm quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã, chế biến gỗ và lâm sản, 07 vụ vi phạm khác; đã tịch thu 4,82m3 gỗ.

Trong tháng tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp không xảy ra.

2. Công tác trồng rừng

Các Ban quản lý Khu rừng tích cực tổ chức rà soát lại những diện tích nằm trong quy hoạch trồng rừng để thiết kế, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục xử lý, thu hồi đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, vận động các hộ dân ký hợp đồng trồng rừng. Diện tích đã thiết kế trồng rừng đến nay được 187,5/480ha, đạt 39,1% so với KH, bằng 30,5% so với CK do phần lớn diện tích còn lại thuộc khu vực biên giới chưa phân định ranh mốc; đất bị bao, lấn chiếm chưa giải quyết, thu hồi nên tiến độ thiết kế trồng rừng chậm.

Ngành đã gieo ươm cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng được 528.500 cây giống, đạt 100% so với KH, bằng 45,7% so với CK.

3. Công tác chăm sóc, phòng chống cháy rừng

Các Ban quản lý Khu rừng tiếp tục triển khai các công đoạn chăm sóc rừng trồng lần 1 năm 2013 đến các hộ nhận khoán.

Trong tháng không xảy ra cháy rừng.

4. Tình hình cấp phát vốn

Các Ban quản lý Khu rừng đang chuẩn bị thủ tục tạm ứng vốn năm 2013 do dự án Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của các Ban quản lý Khu rừng mới được phê duyệt (ngày 13/6/2013).

III. THỦY LỢI

Sở đã trình UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, điều chỉnh, bổ sung Quy định phạm vi lưu không bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 351/QĐ-CT ngày 18/4/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh); giải trình tỷ lệ trích thủy lợi phí cho các tổ chức dùng nước trong hệ thống công trình thủy lợi; cấp giấy phép xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi tại vị trí đấu nối K2+332 trên kênh tiêu Phước Hội -Bến Đình thuộc xã Chà Là huyện DMC; lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan về mức thu thủy lợi phí, tiền nước, mức phí dịch vụ lấy nước từ sau cống đầu kênh (kênh nội đồng); lập báo cáo tổng kết xây dựng vùng tưới mẫu, diện tích tưới trên địa bàn tỉnh (thủy triều, bơm nhỏ, tưới phun).

Ngoài ra, triển khai quy định về bảo trì công trình xây dựng (Nghị định số 114/2010/NĐ-CP), hướng dẫn việc lập, quản lý chi phí bảo trì cho công trình xây dựng (Thông tư số 11/2012/TT-BXD); góp ý Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước ThaLa huyện Tân Châu; kiểm tra công tác duy tu sửa chữa kênh mương, công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ năm 2013.

* Công tác tưới phục vụ sản xuất: Hiện nay hệ thống các kênh thủy lợi, các trạm bơm đang tưới phục vụ vụ Hè Thu. Đến ngày 31/5/2013 Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Tây Ninh đã ký hợp đồng tưới vụ Hè thu 38.125ha, đạt 97,1% so với KH, tăng 11,5% so với CK. Ước đến cuối vụ Hè Thu 39.280ha, bằng 100% so với KH, tăng 2,7% so với CK.

IV. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT BÃO (PCLB) VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI

Sở đã tham mưu UBND tỉnh chuẩn bị tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2012, triển khai nhiệm vụ công tác PCLB và TKCN năm 2013; giao chỉ tiêu thu Quỹ PCLB năm 2013; trình UBND tỉnh ban hành phương án phòng, chống, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh và phương án phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng trên địa bàn tỉnh. Ngành đã triển khai Quy định về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (vốn Trung ương hỗ trợ) và phân công nhiệm vụ biên soạn bài giảng cho giảng viên cấp tỉnh tập huấn đề án; báo cáo kết quả kiểm tra công tác PCLB và TKCN đợt 1 trên địa bàn các huyện, thị; đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo kiểm kê phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn tại thời điểm 0 giờ ngày 01/7/2013.

Trong tháng (từ ngày 12/5/2013 đến ngày 31/5/2013) đã xảy ra 01 đợt mưa lớn kèm theo lốc xoáy ở huyện Bến Cầu làm 01 người bị thương, 23 căn nhà bị hư hại (sập 04 căn, tốc mái 19 căn). Ước giá trị thiệt hại 45 triệu đồng, UBND huyện Bến Cầu đã trích ngân sách hỗ trợ 20,4 triệu đồng để khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.

Mực nước hồ Dầu Tiếng ngày 03/6/2013 ở cao trình 19,82 m, thấp hơn so với cùng kỳ 0,10 m.

V. XÂY DỰNG CƠ BẢN

Tổng vốn đầu tư XDCB được giao năm 2013 là 182.380 triệu đồng, ước GTKLTH 95.156 triệu đồng, đạt 52,2% so với KH; giải ngân 54.616 triệu đồng, đạt 57,4% so với GTKLTH, đạt 29,9% so với KH. Trong đó:

- Vốn ngân sách Tỉnh 96.130 triệu đồng, ước GTKLTH 59.616 triệu đồng, đạt 62% so với KH; giải ngân 46.066 triệu đồng, đạt 77,3% so với GTKLTH, đạt 47,9% so với KH.

- Vốn ngân sách Trung ương 86.250 triệu đồng, ước GTKLTH 35.540 triệu đồng, đạt 41,2% so với KH; giải ngân 8.550 triệu đồng, đạt 24,1% so với GTKLTH, đạt 9,9% so với KH.

VI. PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Sở đã thông qua Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch bố trí dân cư tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020, đang hoàn chỉnh dự án trình UBND tỉnh phê duyệt; triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn theo quy hoạch của tỉnh, đã có 02/09 huyện, thị xây dựng kế hoạch (DMC, Gò Dầu), riêng huyện Hòa Thành đã lập 03 dự án đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định; tiếp tục phối hợp với huyện Hòa Thành hoàn chỉnh hồ sơ, trình UBND tỉnh xét công nhận 04 nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hòa Thành (đan lát, đúc gang, mộc gia dụng, nhang); đề nghị Liên minh HTX tỉnh phối hợp tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng về đổi mới tổ chức HTX theo Luật HTX sửa đổi năm 2012; đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ 04 HTX, 02 cơ sở sản xuất tham gia chương trình bảo hộ thương hiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.

Mặt khác, Sở đã tổ chức họp thông qua các Sở, ngành, huyện, thị có liên quan đề án di dời dân ra khỏi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn huyện Tân Châu, huyện Tân Biên.

VII. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA (MTQG)

1. Chương trình Xây dựng nông thôn mới (XDNTM)

Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh: Sở đã trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ XDNTM năm 2013-2014 (tập trung 17 xã đăng ký với Trung ương đạt chuẩn năm 2015); xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban Tuyên Giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác tuyên truyền chương trình năm 2013; tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện chương trình; tổng hợp Kế hoạch XDNTM năm 2013-2014 của 09/25 xã điểm; đôn đốc các huyện, thị tiến độ lập đề án XDNTM cấp xã.

2. Chương trình Nước sạch và VSMTNT

Sở đã trình UBND tỉnh bổ sung kinh phí thực hiện công tác cập nhật Bộ chỉ số theo dõi đánh giá Nước sạch và VSMTNT, thành lập Ban Điều hành chương trình giai đoạn 2012-2015; thông báo kết quả hội nghị công bố Quy hoạch cấp Nước sạch và VSMTNT tỉnh Tây Ninh đến năm 2020; kiểm tra công tác quản lý, vận hành khai thác các Trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh; đề nghị Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch, mô hình mẫu thực hiện các dự án thành phần thuộc chương trình năm 2013 và những năm tiếp theo; góp ý Quy định sửa đổi, bổ sung Quy định phân cấp quản lý sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, sửa chữa 13 công trình hệ thống bơm, 08 công trình sửa chữa nhỏ (rửa lọc, hệ thống điện, hệ thống đường ống...), vận động gắn 02 đồng hồ nước.

3. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

Sở đã điều chỉnh nội dung chi dự toán chương trình MTQG Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013 dự án Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông lâm thủy sản (kinh phí 400 triệu đồng), hiện đang xây dựng kế hoạch, dự toán chi tiết triển khai thực hiện chương trình; mua 04 mẫu khô mắm gửi kiểm tra vi sinh ở Trung tâm Chất lượng NLS và Thủy sản vùng IV TP.HCM (đang chờ kết quả), 06 mẫu cá tươi xét nghiệm chỉ tiêu Trifluralin (kết quả không phát hiện).

VIII. VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, CHẾ BIẾN

1. Tình hình đầu tư mía đường

Vụ 2013-2014, diện tích mía đã được đầu tư đến ngày 03/6/2013 là 23.064ha (kể cả 5.505ha đầu tư ở Campuchia, tỉnh Bình Phước), trong đó diện tích mía gốc đã đầu tư trong tỉnh 12.191ha.

2. Chế biến mì

Trong tháng, ước khối lượng củ mì đưa vào chế biến là 194.256 tấn, bằng 70,9% so với CK (trong đó chế biến công nghiệp 165.118 tấn); sản xuất được 48.564 tấn bột, bằng 70,9% so với CK (trong đó chế biến công nghiệp 41.279 tấn). Giá thu mua củ mì tươi dao động 2.600-2.800 đồng/kg (30 chữ bột) tùy khu vực.

IX. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN

Sở đã kiểm tra chất lượng ATTP đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản (kết quả 33/40 mẫu có nhiễm Trichlorfon, As, histamine, E.coli, SO2, Pb, Salmonella, Staphylococcus, Aureus, nitrate vượt ngưỡng cho phép); phân công kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản chế biến và dụng cụ vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; tham dự hội nghị phổ biến chính sách pháp luật của Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tại TP.HCM.

X. CÔNG TÁC KHÁC

1. Công tác thanh tra

Sở đã kết luận thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo tại 03 cơ quan, đơn vị trực thuộc (không xảy ra vi phạm); tiếp tục thực hiện thanh tra công vụ tại 06 Chi cục trực thuộc. Lực lượng thanh tra chuyên ngành thường xuyên kiểm tra công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, điều kiện vệ sinh thú y, tiêu độc sát trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thanh tra 35 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV (kết quả không phát hiện vi phạm), lấy 10 mẫu thuốc phân tích chất lượng định kỳ (01/10 mẫu hết hạn sử dụng); kiểm tra ngư cụ cấm khai thác trong hồ Dầu Tiếng (kết quả tiêu hủy 400m lưới dớn, giữ 07 ghe). Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành 52 quyết định ở các lĩnh vực như thủy sản, BVTV, thú y (14,4 triệu đồng).

2. Công tác khác

Sở đã trình Hội đồng thẩm định tỉnh thẩm định đề án Cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất, thu hoạch một số cây trồng chính của tỉnh Tây Ninh (lúa, mì, đậu phọng) giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020.

 

Phần II

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ THÁNG 7 NĂM 2013

 

I. NÔNG NGHIỆP

Tiếp tục xuống giống, thu hoạch vụ Hè Thu. Nắm sát tình hình sâu bệnh hại trên từng loại cây trồng, thường xuyên điều tra để dự báo, hướng dẫn nông dân quản lý các loại dịch hại hiệu quả. Trong đó, theo dõi sát diễn biến rệp sáp bột hồng hại mì; lưu ý sự phát sinh, gây hại của một số đối tượng như rầy nâu, bọ trĩ, đạo ôn lá, cháy bìa lá trên cây lúa; côn trùng chích hút trên cây cây ăn quả, rau; cào cào, bọ hung đen trên cây mía.

Tiếp tục thực hiện công tác kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu biên giới, kiểm tra chặt chẽ hàng hóa nông sản nhập khẩu; thực hiện mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn (tổ chức tập huấn, hướng dẫn ghi chép nhật ký đồng ruộng, thường xuyên kiểm tra đồng sớm phát hiện các dịch hại), thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (trên rau xây dựng 01 điểm mô hình huyện Gò Dầu, tổ chức 01 lớp tập huấn IPM huyện Tân Biên, tiếp tục hoàn thiện mô hình xã Long Khánh huyện Bến Cầu); tổ chức cấy nấm xanh tại 03 điểm mô hình nấm xanh phòng trị sâu hại trên lúa, tập huấn phòng trừ dịch hại cây trồng.

Tiếp tục thực hiện kế hoạch khuyến nông năm 2013, theo dõi các mô hình chuyển tiếp năm 2012. Xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình, dự án khuyến nông quốc gia. Hoàn chỉnh, thông qua UBND tỉnh đề án xây dựng mạng lưới nhân giống lúa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020.

Tập trung, chủ động, tích cực trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng (nhất là ở những nơi có nguy cơ cao như vùng biên giới, ổ dịch cũ). Xây dựng kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức người chăn nuôi về các biện pháp phòng chống bệnh heo tai xanh, cúm gia cầm, LMLM trên Đài Truyền thanh.   

Tăng cường công tác kiểm dịch tại gốc. Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc lưu thông, vận chuyển gia súc xuất nhập tỉnh và đưa vào các lò mổ, giám sát các khu cách ly để quản lý việc nhập xuất động vật đúng quy trình, đảm bảo an toàn dịch bệnh đàn gia súc; đồng thời tăng cường quản lý chặt chẽ việc nhập gia súc, việc ấp nở và nuôi mới thủy cầm trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức kiểm tra công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y (cơ sở ấp trứng, chăn nuôi thủy cầm) trên địa bàn 9 huyện, thị (từ ngày 12/6/2013 đến ngày 28/6/2013).

Tiếp tục thực hiện các thủ tục sau kế hoạch đấu thầu để tiến hành thả cá giống vào hồ Dầu Tiếng, thực hiện việc cấm phát tán, vận chuyển, mua bán cá lau kính gây mất cân bằng sinh thái tự nhiên. Phối hợp Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Nam Bộ tiếp tục thực hiện chương trình quản lý dư lượng và giám sát vùng nuôi cá tra xuất khẩu (lấy 01 mẫu cá tra ở vùng nuôi xã Lộc Ninh huyện DMC gửi phân tích chỉ tiêu theo yêu cầu).

Tiếp tục tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012-2020 và Quy hoạch phát triển Nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.

II. LÂM NGHIỆP

Triển khai xây dựng đề cương dự toán lập quy hoạch bảo tồn, phát triển hệ thống rừng đặc dụng của tỉnh. Khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục để giải ngân vốn kế hoạch năm 2013.

Tiếp tục đôn đốc các chủ rừng bố trí lực lượng, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng.

Thẩm định, trình phê duyệt hồ sơ thiết kế dự toán các hạng mục công trình lâm sinh năm 2013. Tổ chức quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên, diện tích khoanh nuôi tái sinh và phòng chống cháy rừng.

Trình UBND tỉnh đề án Chi trả dịch vụ môi trường rừng và tham mưu UBND tỉnh thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

III. THỦY LỢI

Theo dõi tình hình thời tiết, tổ chức vận hành điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm trên toàn hệ thống kênh, bảo đảm tưới tiêu an toàn vụ Hè Thu. Thường xuyên thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống kênh, bảo đảm chất lượng, tiến độ kế hoạch.

Tổ chức họp sơ kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, xây dựng Tổ chức hợp tác dùng nước.

Báo cáo tổng kết xây dựng vùng tưới mẫu; báo cáo diện tích tưới bằng thuỷ triều; diện tích tưới bơm nhỏ và diện tích tưới phun trên toàn tỉnh.

Tập trung tăng cường công tác bảo vệ, phối hợp với chính quyền địa phương xử lý

IV. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT BÃO (PCLB) VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI

Triển khai thu Quỹ phòng chống lụt bão năm 2013; báo cáo kiểm kê phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn tại thời điểm 0 giờ ngày 01/7/2013; thống nhất các tài liệu tập huấn đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (02 lớp cấp huyện, 09 lớp cấp xã, 50 người/lớp).

V. XÂY DỰNG CƠ BẢN

Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án XDCB theo kế hoạch năm 2013.

VI. PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Tiếp tục phối hợp Liên minh Hợp tác xã tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ HTX, THT năm 2013.

Xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn năm 2013; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trong đề án Tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 577/QĐ-TTg); kiểm tra, nắm tình hình, hướng dẫn các huyện lập dự án đầu tư phát triển ngành nghề trên địa bàn tỉnh, phối hợp với huyện Hòa Thành hoàn chỉnh hồ sơ, trình phê duyệt các dự án đầu tư phát triển ngành nghề theo quy hoạch của tỉnh; trình UBND tỉnh công nhận 04 nghề truyền thống tại huyện Hòa Thành.

Công bố điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch bố trí dân cư tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.

VII. CHƯƠNG TRÌNH MTQG

1. Chương trình Xây dựng nông thôn mới (XDNTM)

Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh: Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ XDNTM năm 2013; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện chương trình; đôn đốc tiến độ lập đề án của các xã, đảm bảo hoàn thành mục tiêu 100% xã được phê duyệt đề án trong năm 2013 (trong đó 25 xã điểm hoàn thành phê duyệt vào ngày 30/6/2013).

2. Chương trình Nước sạch và VSMTNT

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng nước các Trạm cấp nước tập trung đợt 1 năm 2013.

Kiểm tra các công trình cấp nước đảm bảo hoạt động tốt, phục vụ nhân dân; tiếp nhận 02 công trình Trạm cấp nước tập trung ấp Tân Thanh, ấp 4 xã Trà Vong huyện Tân Biên.

3. Vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiếp tục thực hiện dự án Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản thuộc chương trình MTQG Vệ sinh an toàn thực phẩm 2013, trong đó lấy 12 mẫu thủy sản khô gửi xét nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu.

VIII. CÔNG TÁC KHÁC

1. Công tác thanh tra

Tiếp tục thanh tra công vụ tại 06 Chi cục trực thuộc, thanh tra phân bón đợt 1; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm.

Kiểm tra chất lượng thuốc BVTV (10 mẫu); thanh tra việc sử dụng ngư cụ cấm khai thác thủy sản trong hồ Dầu Tiếng (01 lượt), kiểm tra các cơ sở nuôi trồng sản xuất giống trong tỉnh; thanh tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.

2. Công tác khác

Thông qua UBND tỉnh đề án Cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất, thu hoạch một số cây trồng chính của tỉnh Tây Ninh (lúa, mì, đậu phọng) giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020.

Tổng hợp, thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đối tượng trồng mới cây mía vụ 2012-2013./.

 

                                                                                                     GIÁM ĐỐC

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây