Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng Phát triển nông thôn

Bà Phan Thị Thu Cúc - Trưởng phòng - ĐTCQ: 0276 3815877 Email: cucptt@tayninh.gov.vn

I. Vị trí và chức năng

Phòng Phát triển nông thôn là tổ chức thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; kinh tế trang trại; kinh tế hộ; quy hoạch và bố trí, ổn định dân cư, di dân tái định cư; phát triển nông thôn; an sinh xã hội nông thôn; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; cơ điện nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chế biến, thương mại, phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

Tham mưu giúp Giám đốc Sở:

1. Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; kinh tế trang trại; kinh tế hộ; quy hoạch và bố trí, ổn định dân cư, di dân tái định cư; phát triển nông thôn; an sinh xã hội; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cơ điện nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn.

2. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, phương án phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng.

4. Về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch về phát triển kinh tế hợp tác nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, liên kết trong nông nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác nông, lâm và ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn cấp xã; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Về phát triển nông thôn:

a) Tổ chức thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và theo phân công của Giám đốc Sở.

b) Thẩm định, thẩm tra các chương trình, dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn; thẩm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, dự án liên quan đến kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình phát triển nông thôn theo quy định.

6. Về quy hoạch và bố trí, ổn định dân cư, di dân tái định cư:

a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương xây dựng các chương trình, dự án về bố trí dân cư, di dân tái định cư các công trình thủy lợi; bố trí ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, khu rừng đặc dụng, di cư tự do;

b) Thẩm định các chương trình, dự án liên quan đến bố trí dân cư, di dân tái định cư trong nông thôn. Xây dựng hạ tầng nông thôn khu, điểm tái định cư. Thực hiện các dự án điều tra cơ bản và thiết kế quy hoạch về bố trí dân cư thuộc thẩm quyền;

c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện công tác định canh, bố trí dân cư, di dân tái định cư trong nông thôn theo quy định.

7. Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;

b) Thực hiện nhiệm vụ về đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động các làng nghề nông thôn theo quy định.

8. Về giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn:

a) Tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề, dịch vụ nông thôn cho các đối tượng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, chương trình 135, xóa bỏ và thay thế cây có chứa chất ma túy; đầu mối tổng hợp kết quả thực hiện chương trình 135, xóa bỏ và thay thế cây có chứa chất ma túy ở địa phương;

b) Tổ chức thực hiện các tiểu dự án thuộc chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xóa bỏ và thay thế cây có chứa chất ma túy;

c) Hướng dẫn việc triển khai chương trình bảo hiểm nông nghiệp theo quy định.

9. Về cơ điện nông nghiệp, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hướng dẫn và tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi sản phẩm nông, lâm, thủy sản và sản phẩm chế biến ngành nghề nông thôn.

10. Về chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất và thị trường sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đầu mối triển khai, theo dõi, tổng hợp công tác chế biến, bảo quản và phát triển thị trường nông sản.

b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu, dự báo thị trường nông, lâm, thủy sản.

11. Về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

a) Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP; nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm; nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh; đánh giá, xếp hạng, phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP; cung cấp thông tin hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia Chương trình OCOP; triển khai các dự án thành phần (nếu có); thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đào tạo nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.

b) Tham mưu ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ một số lĩnh vực: Phát triển sản phẩm, phân phối, tiếp thị, liên kết chuỗi, ...

12. Chủ trì, phối hợp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng; đầu mối xây dựng và tổ chức thực hiện tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại trong nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.

13. Đầu mối xây dựng, nghiên cứu, tổng kết và nhân rộng các mô hình về phát triển hợp tác xã nông nghiệp, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, liên kết trong nông nghiệp; bố trí dân cư, di dân tái định cư; phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; xoá bỏ thay thế cây có chứa chất ma túy.

14. Phối hợp tham mưu, đề xuất những giải pháp mang tính đột phá để phát triển nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

15. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quản lý việc đăng ký công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân về ngành, lĩnh vực của Phòng.

16. Giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực công tác của Phòng theo quy định của pháp luật.

17. Tổ chức điều tra, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất có liên quan đến các lĩnh vực công tác của Phòng theo quy định; ghi biên bản các cuộc họp, hội nghị thuộc nhiệm vụ của Phòng.

18. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

III. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Cơ cấu tổ chức

a) Phòng Phát triển nông thôn có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các chuyên viên;

b) Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về toàn bộ hoạt động của phòng;

c) Phó Trưởng phòng Phát triển nông thôn là người giúp Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.

2. Biên chế

Phòng Phát triển nông thôn có biên chế công chức. Tùy tình hình thực tế và quy định của pháp luật, trên cơ sở cân đối tổng biên chế được giao của Cơ quan Sở, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định số lượng biên chế của Phòng Phát triển nông thôn./.

 

(Theo Quyết định số 09/QĐ-SNN ngày 09/01/2020)

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Công khai minh bạch
Góp ý dự thảo
https://dichvucong.gov.vn/p/phananhkiennghi/pakn-gui-pakn.html
Chính sách nông nghiệp
https://mail.tayninh.gov.vn/
https://vbpl.tayninh.gov.vn/
Cong khai linh vuc NN
Chung tay cải cách thủ tục hành chính
https://hoidap.tayninh.gov.vn/
Đoàn thanh niên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay8,131
  • Tháng hiện tại92,748
  • Tổng lượt truy cập5,643,649
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây