Ngày 23/8/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ trì tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 2291/QĐ-UBND ngày 03/10/2017, Ban hành chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 43-KH/TU ngày 25/4/2017 của Tỉnh ủy, thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Đến dự Hội nghị có các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố là thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 1377/QĐ-UBND ngày 28/6/2019 của UBND tỉnh); Ngoài ra còn có đại diện lãnh đạo các Sở: Nội vụ, Ngoại vụ, Tư pháp; Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh; các Ban quản lý rừng và Đài Phát thanh - Truyền hình Tây Ninh, Báo Tây Ninh dự và đưa tin.
Theo Quyết định số 3189/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035 thì Tây Ninh có tổng diện tích đất quy hoạch ba loại rừng được điều chỉnh là 72.253,43ha; trong đó: rừng đặc dụng 31.650,38ha (chiếm 43,8%); rừng phòng hộ 30.174,56 ha (chiếm 41,8%); rừng sản xuất 10.428,49ha (chiếm 14,4%); Toàn bộ diện tích nêu trên đều được giao cho các Ban quản lý Khu rừng, Ủy ban nhân dân các huyện và các đơn vị quản lý, sử dụng.
Trong 2 năm qua công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Sở, ngành và các tổ chức Mặt trận, Hội, đoàn thể thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nên đã đạt được nhiều kết quả khá quan trọng; nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong các cấp, các ngành và nhân dân được nâng cao hơn, rừng và đất lâm nghiệp đã được quản lý ổn định, tình trạng phá rừng, cháy rừng được kéo giảm; không để phát sinh mới tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp, tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 16,1% lên 16,3% đạt chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra đến năm 2020.
Tình hình phá rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, lấn chiếm đất quy hoạch lâm nghiệp đã được hạn chế, số vụ vi phạm năm sau giảm hơn năm trước từ 20-30%, mức độ thiệt hại trong từng vụ vi phạm nhỏ; trật tự quản lý nhà nước ngày đi vào nề nếp. Hoàn thành công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng; định hướng quản lý, sử dụng, phát triển rừng mang tính ổn định, bền vững gắn với kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng theo đúng quy định.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả những chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Quyết định số 2291/QĐ-UBND của UBND tỉnh thực hiện tốt chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 43-KH/TU ngày 25/4/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; từ nay đến năm 2020, các sở, ngành, UBND các huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, quán triệt nội dung Chị thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư, Kế hoạch số 43-KH/TU của Tỉnh ủy, Quyết định số 2291/QĐ-UBND tỉnh ban hành chương trình hành động của UBND tỉnh đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là các địa phương có rừng để nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.
- Chỉ đạo rà soát các nhiệm vụ được phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể hóa để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của chương trình hành động được ban hành tại Quyết định số 2291/QĐ-UBND;
- Tổ chức thực hiện kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035 theo Quyết định số 3189/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh.
- Phấn đấu đến cuối năm 2020, hoàn thành Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 10/7/2017 của UBND tỉnh và Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 28/01/2019 của UBND tỉnh.
- Hoàn thành kế hoạch bảo vệ rừng (227.700 lượt/ha, bình quân 57.000ha/năm), khoanh nuôi tái sinh rừng (5.400 lượt ha, bình quân 1.350ha/năm) và trồng rừng mới (1.300ha rừng phòng hộ, đặc dụng); khắc phục dứt điểm tình trạng trồng rừng sai mô hình trong năm 2019, nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng; tổ chức tốt công tác PCCCR, hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.
- Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án quản lý, phát triển rừng sản xuất giai đoạn (2019-2025), định hướng đến năm 2035 đúng theo quy định.
Phòng QLBVR, Chi cục Kiểm lâm
Ý kiến bạn đọc