Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất về cao su, rau quả và sắn các loại; đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo, hạt điều; đúng thứ 3 về thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, chè; …, đồng thời vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác.
Trong 8 tháng đầu năm 2019, các mặt hàng nông sản tỉnh Tây Ninh tham gia xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, gồm:
Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới:
Hàng rau quả: Nhập khẩu hàng rau quả và sản phẩm đã qua chế biến của Trung Quốc rất lớn, trong khi thị phần hàng rau quả của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu vào Trung Quốc giảm và ở mức thấp nguyên nhân là do phía Trung Quốc ngày càng yêu cầu khắt khe đối với hàng nông sản nói chung, rau quả nói riêng xuất khẩu vào nước này, đồng thời siết chặt hoạt động nhập khẩu biên mậu. Dự đoán trong thời gian tới, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh tăng, ảnh hưởng các rào cản kỹ thuật Cụ thể mặt hàng rau quả tỉnh Tây Ninh tham gia xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2019 giảm như sau:
Gạo: Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc dự báo tiếp tục gặp khó khăn, lượng gạo trong kho dự trữ ở mức cao khiến Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu của Việt Nam (giảm 69,3%) và Thái Lan (29,7%) so với cùng kỳ và đồng thời đẩy mạnh cung ứng từ kho dự trữ nhằm giải phóng nguồn cung. Để kìm chế nhập khẩu gạo, Trung Quốc đã áp dụng nhiều rào cản như tăng thuế nhập khẩu từ 5% lên 50%, thay đổi quy định về thuế quan, kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu đường tiểu ngạch, cũng như nâng cao yêu cầu chất lượng gạo, truy xuất nguồn gốc đối với nông sản.
Sắn và các sản phẩm từ sắn: Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm, chiếm tới 88,6%, giảm 7,5% về khối lượng và giảm 3,5% về giá trị so với cùng kỳ, nguyên nhân nhu cầu nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn từ Việt Nam, Thái Lan của Trung Quốc đang giảm, thay vào đó là tăng cường nhập khẩu từ Lào, Campuchia. Ngoài ra, Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, tăng cường quản lý chất lượng và siết chặt nhập khẩu qua kênh biên mậu…
Cao su: Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc sẽ tiếp tục gặp khó khăn do căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc diễn biến khó lường. Trong khi đó, sức ép từ nguồn cung tăng lên khi Indonesia và Malaysia đã hoàn tất chương trình cắt giảm xuất khẩu cao su tự nhiên theo cam kết của Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC)./.
(Nguồn: Bản tin thị trường sản phẩm nông nghiệp số 18/2019 - Phòng KHTC Sở tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc