Những điểm sáng về công tác nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023

Thứ hai - 15/01/2024 11:34 1.345 0

Năm 2023, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các chính sách về nước sạch nông thôn: Nghị quyết số 56/2023/NQ-HĐND ngày 22/9/2023 chính sách hỗ trợ hệ thống xử lý nước sinh hoạt hộ gia đình nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2023-2025số 64/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 quy định chính sách hỗ trợ giá nước sạch sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025. Ngoài ra, ngày 15/11/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND quy định giá nước sạch sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, theo đó quy định giá nước sinh hoạt áp dụng cho tất cả công trình cấp nước tập trung nông thôn do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý.

Trong năm, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận 02 công trình cấp nước: hệ thống cấp nước khu đô thị Mộc Bài và công trình cấp nước ấp Trảng Trai, nâng tổng số công trình cấp nước là 79 công trình (78 công trình cấp nước tập trung nông thôn và 01 công trình cấp nước nhỏ lẻ), trong đó: 73 công trình do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý; 05 công trình do Ủy ban nhân dân xã quản lý; 01 công trình do hợp tác xã quản lý. Phần lớn các công trình có quy mô nhỏ, công suất thiết kế từ 50 đến 500 m3/ngày.đêm phục vụ cho khu vực dân cư tập trung từ 50-500 hộ dân; cấp nước cho 30.451 hộ từ công trình cấp nước tập trung (tăng 3.485 hộ so với năm 2022), tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng  nước hợp vệ sinh đạt 99,6% (tăng 0,2% so với năm 2022), tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 68% (tăng 2% so với năm 2022).

Hình ảnh: Hệ thống cấp nước khu đô thị Mộc Bài

Với sự quan tâm của các cấp bộ ngành từ Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp các sở, ngành có liên quan, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý vận hành cấp nước nông thôn triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn và đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, cụ thể như sau:

(1) Thực hiện đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước với tổng kinh phí 30.240 triệu đồng từ nhiều nguồn vốn, trong đó: vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới 3.000 triệu đồng; vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh 3.040 triệu đồng; vốn đầu tư xây dựng cơ bản nâng cấp, sửa chữa 09 công trình cấp nước tập trung 20.200 triệu đồng; vốn sự nghiệp giao đảm bảo hoạt động cung cấp nước sạch nông thôn 3.500 triệu đồng; thực hiện công tác cập nhật Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch nông thôn 500 triệu đồng.

(2) Về duy tu, bảo trì, ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý vận hành: thực hiện sửa chữa nhỏ tại các công trình cấp nước từ nguồn chi thường xuyên và nguồn thu tiền nước với tổng kinh phí 4.628,3 triệu đồng; kiểm tra tuyến ống cấp nước, khắc phục các sự cố bể vỡ, rò rỉ nước; vận động 3.485 hộ dân đăng ký, đấu nối sử dụng nước sạch; hướng dẫn nâng cao tay nghề cho nhân viên quản lý, vận hành công trình cấp nước. Ứng dụng công nghệ trong quản lý, vận hành công trình cấp nước như hệ thống thông tin địa lý (GIS), phần mềm quản lý mạng lưới cấp nước CityWork; xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển giám sát SCADA; phần mềm kế toán Misa Mimosa; công nghệ bơm biến tần để duy trì ổn định áp lực; giám sát hệ thống chặt chẽ, phát hiện sự cố kịp thời có biện pháp khắc phục trên toàn hệ thống.

Hình ảnh: Công trình cấp nước nông thôn sau nâng cấp, sửa chữa

(3) Về nước sạch trong nông thôn mới: tổ chức hướng dẫn, thẩm định, xác nhận 07 xã xây dựng nông thôn mới đạt Chỉ tiêu 17.1 - Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy định; 08 xã xây dựng nông thôn mới nâng cao đạt Chỉ tiêu 18.1 - Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung, Chỉ tiêu 18.2 - Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm, Chỉ tiêu 18.3 – Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững.

(4) Về giá nước sạch sinh hoạt và hỗ trợ kinh phí: thực hiện thu tiền nước theo biểu giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 25/4/2019; kết quả thu tiền nước năm 2023: doanh thu đạt 18.926 triệu đồng. Để đảm bảo kinh phí hoạt động của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bù kinh phí đảm bảo hoạt động cấp nước sạch nông thôn 3.500 triệu đồng.

(5) Về giám sát, đánh giá chất lượng nước sạch: thực hiện lấy mẫu giám sát chất lượng nước định kỳ hàng quý theo quy định, kết quả: 60/60 công trình cấp nước có chất lượng nước đảm bảo theo quy định (không lấy mẫu giám sát đối với 19 công trình cấp nước, gồm: các công trình không hoạt động; các công trình đấu nối vào các công trình khác; các công trình do Ủy ban nhân dân xã, hợp tác xã quản lý).

(6) Về cấp nước an toàn: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 4064/KH-UBND ngày 12/12/2023 thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2024-2028. Các đơn vị cấp nước nông thôn căn cứ Kế hoạch số 4064/KH-UBND triển khai thực hiện xây dựng dự thảo Kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn do đơn vị quản lý; nội dung bao gồm 06 chương trên cơ sở hướng dẫn tại Quyết định số 244/QĐ-TCTL-NN ngày 06/6/2019 của Tổng cục Thủy lợi về việc ban hành Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.

(7) Về chống thất thoát, thất thu nước sạch: đến nay, tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch là 20,8% (giảm 1,4% so với năm 2022), phấn đấu đến năm 2025 còn 15%; thường xuyên: tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình cấp nước để sửa chữa, thay thế các tuyến ống xuống cấp; định kỳ thay thế đồng hồ đo nước; đối chiếu lượng nước sản xuất và thực thu, phân vùng tách mạng nhằm kiểm soát tuyến ống cấp nước đến khách hàng, hạn chế thất thoát, thất thu nước sạch.

(8) Về quản lý, sử dụng và khai thác hạ tầng cấp nước sạch nông thôn: xác định đối tượng, hình thức bàn giao và hồ sơ quản lý, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn theo quy định tại Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch; thường xuyên rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước; thực hiện phân loại, lập hồ sơ, kê khai, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn; phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn.

(9) Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh có các văn bản: Báo cáo số 266/BC-UBND ngày 07/7/2023, Tờ trình số 2105/TTr-UBND gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất dự án Nước sạch nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Tây Ninh; Công văn số 2949/UBND-KT ngày 18/9/2023 gửi Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, theo đó đề xuất xây dựng mới 02 công trình cấp nước sạch nông thôn với tổng kinh phí khoảng 650 tỷ đồng, cấp nước cho khoảng 27.000 hộ dân tại 16 xã thuộc 03 huyện Tân Biên, Bến Cầu và Châu Thành.

Nguồn tin: Chi cục Thủy lợi

Tác giả: Thuy Loi

Nguồn tin: Chi cục Thủy lợi

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây