Triển khai thực hiện Đề án: “Phát triển rừng sản xuất tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2035”

Thứ tư - 25/09/2019 18:00 247 0
Triển khai thực hiện Đề án: “Phát triển rừng sản xuất tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2035”

darsx1.jpg


              Hiện nay, toàn tỉnh có 72.253,43ha rừng (theo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2035, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3189/QĐ-UBND ngày 27/12/2018), trong đó: RĐD là 31.650,36ha (chiếm 43,8%), RPH là 30.174,56ha (chiếm 41,8%), RSX là  10.428,49ha (chiếm 14,4%);

              Rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh được phân bố trên địa bàn các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu, Trảng Bàng và được giao cho các đơn vị quản lý sau:

- Ban quản lý khu rừng Văn hóa - Lịch sử Chàng Riệc: 1.389,31 ha

- Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng: 3.579,72 ha

- Ban quản lý các Khu di tích lịch sử Cách mạng Miền Nam: 147,35 ha

- UBND huyện Tân Biên:  45,06 ha,

- UBND huyện Châu Thành: 4.491,92 ha

- UBND huyện  Bến Cầu: 775,13 ha

            Mặc dù đã có quy hoạch rừng sản xuất, song các đơn vị chủ rừng chưa có dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất, công tác giao, cho thuê rừng sản xuất cho tổ chức cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp chưa được thực hiện, nhất là rừng sản xuất là rừng tự nhiên (hầu hết là rừng nghèo), thời gian qua ngoài đóng góp về môi trường, chưa được đầu tư phát triển nâng cao giá trị đóng góp cho nền kinh tế.

          Trong các năm qua các đơn vị đã triển khai thực hiện Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 về phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp", trong đó, mục tiêu cụ thể là nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 4 - 4,5%; góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, theo đó, "hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư vào năm 2018"; Quyết định số 886/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, đã chỉ rõ:… "UBND cấp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh giao, cho thuê rừng cho các tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân; đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể…);

              Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Đề án quản lý, phát triển rừng sản xuất tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2035 trình UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1555/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 của UBND tỉnh.

            Thông qua đề án nhằm Chuyển giao rừng sản xuất về UBND huyện quản lý để thực hiện chủ trương giao, cho thuê rừng sản xuất, cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp để đầu tư phát triển du lịch sinh thái, trồng cây dưới tán rừng, trồng dược liệu,... Sau khi giao, cho thuê, ngân sách sẽ thu được tiền thuê đất hàng năm, đảm bảo việc giao đất rừng sản xuất đúng đối tượng và hạn mức giao theo quy định

               Ngoài ra còn có một số giải pháp hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, cụ thể như sau:

+ Giải pháp về khoa học công nghệ: Giống sản xuất cây rừng trồng là giống mới đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ; mô hình trồng rừng phù hợp điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đem lại hiệu quả.

+ Về chế biến gỗ công nghệ cao: Nâng cao giá trị gia tăng của gỗ và sản phẩm gỗ, công nghệ chế biến phải hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, tỷ lệ sử dụng gỗ ngày càng cao để tạo động lực thúc đẩy phát triển trồng rừng sản xuất, nâng cao giá trị của rừng, từ đó, nâng cao đời sống của người dân tham gia trồng rừng.

+ Có chính sách kêu gọi đầu tư, ưu đãi về thuế, thuê đất để phát triển ngành chế biến gỗ. Trong đó, ưu tiên nhà máy có công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm cuối cùng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, trên địa bàn tỉnh khoảng 02 nhà máy, quy mô khoảng > 50.000m3/ năm kể cả chế biến cây cao su.

+ Về Chứng chỉ rừng là tiêu chí giám sát, đánh giá quản lý rừng bền vững. Xây dựng chứng chỉ rừng nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và thế giới, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp.

+ Giải pháp về vốn: Vốn đầu tư hỗ trợ phát triển rừng sản xuất từ ngân sách nhà nước (hỗ trợ 01 lần) là 68.293.000.000 đồng (trong đó: vốn đầu tư phát triển: 66.020.000.000 đồng, vốn sự nghiệp kinh tế: 2.273.000.000 đồng). Vốn của tổ chức, cá nhân là 80 tỷ đồng.

             Thời gian thực hiện việc chuyển giao rừng sản xuất từ các Ban quản lý rừng sang UBND huyện quản lý quý IV /2019;

            Trong thời gian tới UBND các huyện sẽ xây dựng Kế hoạch giao, cho thuê rừng, đất rừng sản xuất hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự kiến cơ bản hoàn thành việc giao cho thuê rừng sản xuất 31/12/2020;

                                                               Phòng QLBVR, Chi cục Kiểm lâm


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây