DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TỪ 27/11/2013 – 03/12/2013

Thứ năm - 27/02/2014 16:30 112 0

 I. Tình hình sản xuất cây trồng tại Tây Ninh tuần qua:

            * Vụ Thu Đông 2013:

- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 50.397 ha, đạt 91,6% KH. Trong đó: Giai đoạn trổ 11.206 ha, chín 14.687 ha và thu hoạch được 24.504 ha với NSBQ 5,2 tấn/ha.

            - Cây trồng khác: Đang thu hoạch rộ.

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

1.200

930

2,5

- Rau các loại

5.099

3.429

12,0

- Đậu các loại

1.170

654

1,2

- Khoai các loại

304

192

12,0

- Bắp

770

460

6,0

- Dưa hấu

53

53

15,0

-  Mì trồng mới

4.175

Đông Xuân 2012-2013: 13.156

28,3

-  Mía trồng mới

436

 

 

- Mè

43

3

0,8

* Vụ Đông Xuân 2013 - 2014: Tính đến ngày 26/11/2013, một số loại cây trồng đã được xuống giống, gồm:

- Cây lúa: 1.464 ha, trong đó: giai đoạn mạ 1.300 ha, đẻ nhánh 164 ha.

- Cây trồng khác:

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

861

 

 

- Rau các loại

601

37

13,0

- Đậu các loại

43

 

 

- Khoai các loại

17

 

 

- Bắp

101

 

 

- Dưa hấu

57

 

 

-  Mì trồng mới

3.594

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua:

* Vụ Thu Đông 2013:

- Cây lúa: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 475 ha, giảm 432 ha so với tuần trước, chủ yếu ở mức hại nhẹ. Các đối tượng gây hại phổ biến:

+ Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 348 ha lúa giai đoạn trổ, giảm 198 ha so với tuần trước, mật số phổ biến 800 – 1.200 con/m2, tuổi 1-2; phát sinh chủ yếu tại các huyện/thị: Châu Thành, Trảng Bàng, Dương Minh Châu và Thị Xã.

+ Bệnh đạo ôn: Phát sinh gây hại 53 ha lúa giai đoạn trổ - chín, tỷ lệ hại phổ biến là 3-5%. Trong đó, bệnh đạo ôn cổ bông là 49 ha, đạo ôn lá là 4 ha. 

+ Các dịch hại khác: Phát sinh với diện tích nhiễm ít, mật số thấp, gồm có: Sâu cuốn lá (18 ha), sâu đục thân (7 ha), chuột (4 ha), bệnh lem lép hạt (30 ha), bệnh vàng lá vi khuẩn (8 ha) và bệnh khô vằn (7 ha).

- Cây trồng khác:

- Rau các loại:

* Vụ Thu Đông 2013: Tổng diện tích nhiễm các đối tượng sâu bệnh hại là 232 ha, giảm nhẹ so với tuần trước, gây hại ở mức nhẹ. Một số đối tượng phát sinh có diện tích nhiễm nhiều là: Bọ trĩ (43 ha), sâu xanh (42 ha), rầy mềm (37 ha) và bệnh thán thư (68 ha).

* Vụ Đông Xuân 2013-2014: Hầu hết diện tích mới xuống giống, một số đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại với diện tích nhiễm ít, mật số thấp.

- Cây mãng cầu ta: 48 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như: Rệp sáp (20 ha), bọ vòi voi (17 ha), ruồi đục quả (11 ha); giảm 14 ha so với tuần trước.

- Cây đậu phộng: 21 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như: Sâu khoang (8 ha), rầy mềm (3 ha) và bệnh đốm lá (10 ha), phát sinh gây hại trên địa bàn Thị xã và huyện Trảng Bàng.

- Cây mì: Trong tuần phát hiện mới 0,1 ha mì 4-5 tháng nhiễm rệp sáp hồng với mức hại nhẹ (1-10%) tại xã Suối Đá huyện Dương Minh Châu.

Nhằm chủ động phòng trừ rệp sáp hồng, vào ngày 22/11/2013, CBKT Chi cục BVTV phối hợp cùng Trạm BVTV huyện Dương Minh Châu và chính quyền địa phương tiến hành phóng thích 150 cặp ong ký sinh Anagyrus lopezi tại diện tích nhiễm trên.

III. Dự báo tình hình dịch hại từ  27/11 – 03/12/2013:

+ Cây lúa:

* Vụ Thu Đông 2013: Các đối tượng như rầy nâu, sâu cuốn lá, chuột, bệnh đạo ôn, vàng lá vi khuẩn, cháy bìa lá, khô vằn….tiếp tục phát sinh gây hại. Bà con nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm chủ động phòng trừ dịch hại, tránh thiệt hại năng suất cuối vụ.

* Vụ Đông Xuân 2013-2014: Bà con nông dân cần áp dụng đồng bộ các kỹ thuật canh tác như “3 giảm 3 tăng”, “một phải, 5 giảm” ngay từ đầu vụ để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế dịch hại phát sinh, tiết kiệm được chi phí sản xuất ban đầu, nâng cao hiệu quả kinh tế vào cuối vụ.

Đối với những diện tích đã gieo sạ, bà con nông dân cần bón phân cân đối, tránh thừa đạm, hạn chế việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng để phun trừ sâu cuốn lá, bọ trĩ, … trên lúa giai đoạn trước làm đòng nhằm bảo tồn lượng thiên địch trên ruộng, tránh sự bùng phát dịch hại ở giai đoạn sau trổ - nhất là rầy nâu và sâu cuốn lá.

+ Các cây trồng khác:

- Cây rau: Lưu ý các đối tượng sâu xanh, rầy mềm, bọ trĩ, bệnh thán thư, đốm lá…. tiếp tục phát sinh gây hại.

- Cây mãng cầu ta: Các dịch hại như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục phát sinh gây hại.

- Cây mì: Theo dõi sát diễn biến của Rệp sáp hồng, bệnh chổi rồng và bệnh cháy lá do vi khuẩn gây ra.

CHI CỤC BVTV TÂY NINH


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây