BÁO CÁO CÔNG TÁC CHỐNG DỊCH RỆP SÁP BỘT HỒNG HẠI MÌ (SẮN) TẠI TÂY NINH NĂM 2014

Thứ năm - 06/03/2014 17:20 129 0

 1. Tình hình sản xuất cây mì (sắn) tại tỉnh Tây Ninh

            Vụ Đông xuân 2013 – 2014 đang xuống giống được 22.145 ha. Mì được trồng hầu hết tại 8 huyện: Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Hòa Thành và Thành phố Tây Ninh.

2. Tình hình rệp sáp bột hồng gây hại cây mì tại Tây Ninh năm 2014

   Trong tuần từ ngày 26/02 – 03/03/2014, phát sinh 90,4 ha nhiễm mới tại các huyện Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu. Trong đó có 86,4 ha nhiễm nhẹ <15%, 4,0 ha nhiễm trung bình (20%). Đồng thời đã phóng thích ong 5.200 cặp ong ký sinh  để quản lý 4,4 ha; còn 86,0 ha chưa thả do kết thúc đợt ong nở.

   Lũy kế tính từ đầu năm 2014 đến ngày 03/03/2014, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh là 391,8 ha, trong đó có 370,7 ha nhiễm nhẹ <15%, 15,2 ha nhiễm trung bình (15-30%) và nhiễm nặng 5,9 ha (40-80%). Thời tiết khô hạn, nắng nóng là điều kiện thuận lợi để rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại và lây lan; diện tích nhiễm tăng nhanh từ giữa tháng 1 đến nay.

3. Công tác nhân nuôi ong ký sinh trừ rệp sáp hồng tại Nhà lưới Chi cục

            - Đang tiếp tục thực hiện quy trình nhân nuôi, tích lũy số lượng ong ký sinh và phóng thích ong ra đồng có kết hợp theo dõi, đánh giá hiệu quả phòng trừ.

            Trong tuần, đã nhân nuôi được 5.400 cặp ong ký sinh. Số lượng ong thu được không nhiều do đang trong giai đoạn kết thúc đợt ong nở.

Tính đến ngày 03/3/2014, số lượng ong đã nhân nuôi được 227.815 cặp ong. Trong đó: năm 2013 là 7.437 cặp ong và năm 2014 là 214.978 cặp, gồm: Tháng 1/2014: Nhân nuôi được 31.668 cặp ong;  Tháng 2/2014: Nhân nuôi được 183.710 cặp ong.

4. Tiến độ thực hiện công tác chống dịch

            - Trong tuần từ ngày 26/2-03/03/2014 đã phóng thích ra đồng 5.200 cặp ong ký sinh. Lũy kế đến ngày 03/03/2014, đã phóng thích ra đồng 217.650 cặp ong ký sinh A.Lopezi để quản lý 297,3 ha mì nhiễm rệp sáp hồng tại 37 xã thuộc 7 huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và Thành phố.

            - Đang tiếp tục thực hiện 02 lớp IPM về quản lý rệp sáp hồng hại mì (sắn) bằng biện pháp sinh học tại xã Thạnh Tây­-huyện Tân Biên và xã Tân Hưng-huyện Tân Châu (nguồn kinh phí do tổ chức FAO tài trợ). Tiến độ thực hiện như sau:

            + Lớp IPM xã Thạnh Tây – Tân Biên: Đã tập huấn lần 7/12 lần.

            + Lớp IPM xã  Tân Hưng – Tân Châu: Tập huấn lần 4/12 lần.

- Đang trình cấp trên phê duyệt kế hoạch kinh phí phòng trừ rệp sáp hồng hại mì năm 2014 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh với tổng kinh phí dự toán: 687.940.000 đồng, gồm:

+ Tập huấn, thông tin tuyên truyền:                                  118.000.000 đồng;

+ Hội nghị sơ tổng kết công tác chống dịch cấp tỉnh:         3.800.000 đồng;

+ Nhân nuôi ong ký sinh trừ rệp sáp hồng:                      566.140.000 đồng.

5. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh:

            - Các bộ kỹ thuật và lực lượng cộng tác viên BVTV bám sát cánh đồng, điều tra, phát hiện, thống kê tình hình nhiễm dịch hại để có kế hoạch phòng chống dịch.

            - Tập huấn, hướng dẫn nông dân về: triệu chứng, tác hại, phương thức lây lan của rệp sáp bột hồng và các biện pháp phòng trừ hiệu quả. 

            - Thường xuyên thông tin tuyên tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh huyện, thành phố và xã.

            -  Nhân thả ong ký sinh ra đồng khi phát hiện diện tích nhiễm rệp.

6. Một số khó khăn, tồn tại:

            -  Nông dân chưa quan tâm đến việc vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng, còn để tàn dư cây mì vụ trước xung quanh bờ ruộng, lô cao su, làm hàng rào quanh nhà, sử dụng cây mì nhiễm rệp làm giống, ... là nguyên nhân chính để phát tán dịch hại cho vụ mì mới.

            -  Thời vụ trồng mì chưa tập trung, có nhiều giai đoạn sinh trưởng của cây mì trên cùng cánh đồng là điều kiện thuận lợi để dịch hại tiếp tục phát sinh và lây lan.

-  Ảnh hưởng tâm lý lo ngại rệp sáp hồng gây hại nặng từ các vụ mì trước; trong khi ong ký sinh có hiệu quả phòng trừ chậm, 01 tháng sau phóng thích mới thể hiện kết quả. Do vậy một số nông dân đã tiến hành phun thuốc BVTV trừ rệp sáp hồng tại một số ruộng mì đã được cán bộ kỹ thuật phóng thích ong ký sinh.

-  Cục bộ một vài diện tích mì trồng trong khu vực canh tác mãng cầu ta, mật số ong ký sinh A.Lopezi đã giảm mạnh sau thả; nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng thuốc BVTV từ các vườn mãng cầu trong khu vực.

-  Thời tiết nắng nóng, khô hạn là điều kiện thuận lợi để rệp sáp hồng và các dịch hại khác như nhện đỏ, bọ phấn và các loài rệp sáp khác phát sinh gây hại. Trong khi ong A.Lopezi là loài ký sinh chuyên tính đối với rệp sáp hồng. Tại một số diện tích thả ong A.Lopezi ngọn mì có biểu hiện phục hồi bung ngọn mới, tuy nhiên các loài chích hút khác gây hại mạnh, nông dân phải tiến hành phun thuốc BVTV nên ảnh hưởng rất lớn đến quần thể ong trên đồng.

-  Một số diện tích mì trồng tại các địa bàn xa, do đó khó được phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời.

            -  Có nhiều trường hợp nông dân thuê đất trồng mì nên gặp khó khăn cho việc vận động hạn chế phun thuốc hóa học để bảo vệ đàn ong sau khi thả.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây