I. Tình hình sản xuất cây trồng tại Tây Ninh tuần qua:
* Vụ Thu Đông 2013:
- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 50.397 ha, đạt 91,6% KH. Hiện thu hoạch sắp dứt điểm, được 48.332 ha với NSBQ 5,2 tấn/ha, số diện tích còn lại trên đồng đang giai đoạn chín – chuẩn bị thu hoạch là 2.065 ha.
- Cây trồng khác: Thu hoạch sắp dứt điểm.
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.200 |
1.124 |
2,5 |
- Rau các loại |
5.099 |
4.824 |
12,0 |
- Đậu các loại |
1.170 |
1.170 |
1,2 |
- Khoai các loại |
304 |
243 |
12,0 |
- Bắp |
770 |
680 |
6,0 |
- Dưa hấu |
53 |
53 |
15,0 |
- Mì trồng mới |
4.175 |
Đông Xuân 2012-2013: 14.395 |
28,3 |
- Mía trồng mới |
436 |
231 |
70,0 |
- Mè |
43 |
18 |
0,8 |
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
3.714 |
|
|
- Rau các loại |
2.206 |
52 |
13,0 |
- Đậu các loại |
618 |
|
|
- Khoai các loại |
136 |
|
|
- Bắp |
1.040 |
|
|
- Dưa hấu |
84 |
|
|
- Thuốc lá vàng |
20 |
|
|
- Mì trồng mới |
12.583 |
|
|
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua:
- Cây lúa:
+ Vụ Đông Xuân 2013-2014: Đang được tập trung xuống giống. Tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại là 237 ha, tăng 106 ha so với tuần trước, gồm: rầy nâu (72 ha), sâu cuốn lá (65 ha), sâu phao (31 ha), chuột (6 ha), OBV (5 ha) và bệnh đạo ôn lá (58 ha).
- Cây trồng khác
- Rau các loại:
+ Vụ Đông Xuân 2013-2014: Tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại là 343 ha, tăng 42 ha so với tuần trước, chủ yếu ở mức hại nhẹ. Một số đối tượng gây hại có diện tích nhiễm nhiều là: Bọ trĩ (81 ha), sâu xanh (79 ha), rầy mềm (61 ha) và bệnh thán thư (73 ha).
- Cây mãng cầu ta: 60 ha nhiễm nhẹ các đối tượng: Rệp sáp (20 ha), bọ vòi voi (17 ha), bọ trĩ (15 ha), ruồi đục quả (8 ha); tăng nhẹ so với tuần trước.
- Cây mì: Trong tuần phát hiện 7,8 ha mì giai đoạn 5-6 tháng nhiễm bệnh đốm lá do vi khuẩn ở mức nhẹ tại xã Hảo Đước huyện Châu Thành.
III. Dự báo tình hình dịch hại từ 18/12 – 24/12/2013:
- Cây lúa:
+ Vụ Đông Xuân 2013-2014: Đang được tập trung xuống giống. CBKT các trạm BVTV huyện/thị vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt việc vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị đất trước khi gieo sạ, áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác, phòng trừ dịch hại tổng hợp ngay từ đầu vụ. Đồng thời khuyến cáo nông dân không dùng thuốc trừ sâu phổ rộng đối với các trà lúa dưới 40 ngày sau sạ nhằm tránh sự bùng phát dịch hại giai đoạn sau.
- Các cây trồng khác:
- Cây rau: Lưu ý các đối tượng: Rầy mềm, bọ trĩ, rầy xanh, nhện đỏ…và các bệnh thán thư, đốm lá….tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây mãng cầu ta: Các dịch hại như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây mì: Đề nghị CBKT các trạm BVTV huyện, thị theo dõi, nắm sát diễn biến của rệp sáp hồng gây hại mì. Đồng thời lưu ý các đối tượng khác như bệnh đốm lá do vi khuẩn và bệnh chổi rồng gây hại.
* Một số điều cần lưu ý đối với bà con nông dân trồng mì (sắn): Hiện nay, rệp sáp hồng là dịch hại có tốc độ lây lan nhanh và việc phun thuốc bảo vệ thực vật thường cho hiệu quả không cao. Nhằm chủ động hơn trong việc quản lý rệp sáp hồng gây hại mì (sắn), bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp sau:
- Đối với những ruộng chuẩn bị xuống giống: Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây mì trên ruộng, nhất là vụ trước bị nhiễm rệp và đốt, phơi ruộng ít nhất 15 ngày nhằm tiêu diệt mầm bệnh và rệp sáp hồng còn sống trong đất. Có thể sử dụng vôi bột để xử lý đất nhằm tăng hiệu quả vệ sinh đồng ruộng.
- Hom giống: chọn hom không bị nhiễm rệp sáp hồng. Có thể xử lý hom giống bằng cách ngâm hom trong dung dịch nước thuốc trong 30 phút, lựa chọn một trong các nhóm hoạt chất sau:
+ Thiamethoxam có hàm lượng hoạt chất 350g/l dạng thành phẩm SC: Pha 4ml thuốc/20 lít nước.
+ Imidacloprid có hàm lượng hoạt chất 250% w/w dạng thành phẩm WP: Pha 4g thuốc/20 lít nước.
+ Dinotefuran có hàm lượng hoạt chất 20% w/w dạng thành phẩm WP: Pha 40g thuốc/20 lít nước.
- Đối với ruộng mì đã xuống giống: Hiện nay rệp sáp hồng phát sinh rải rác, cục bộ trên đồng, nhất là ở những nơi còn tàn dư mì vụ trước, quanh bờ. Bà con nông dân nên thăm ruộng thường xuyên để theo dõi sát diễn biến rệp sáp hồng. Nếu phát hiện ngọn mì nhiễm rệp sáp hồng tiến hành bẽ ngọn mì thật nhẹ nhàng cho vào túi nylon và đem ra ngoài đốt nhằm giảm mật số và hạn chế rệp phát tán vào ruộng.
- Đối với ruộng mì giai đoạn từ 7 tháng tuổi trở lên: Hiện nay rệp sáp hồng bắt đầu phát sinh gây hại rải rác trở lại, cục bộ một vài ngọn có mật số cao. Nông dân tiến hành thu gom các ngọn mì có mật số rệp cao đem ra ngoài tiêu hủy. Trong trường hợp rệp gây hại mật số cao trên ruộng mì, bà con nên thu hoạch củ sớm, gom đốt tàn dư sau thu hoạch và chuẩn bị đất để trồng vụ tiếp theo hoặc luân canh cây trồng khác.
CHI CỤC BVTV TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc