Dịch hại trên cây khoai mì trong mùa khô và biện pháp phòng trừ

Thứ sáu - 03/03/2023 10:12 3.442 0
Huyện Tân Châu hiện có trên 17.900 hecta khoai mì. Trong đó, mì vụ Hè thu và vụ mùa năm 2022 là 5.900 hecta, vụ đông xuân 2022-2023 là trên 12.000 hecta. Do thời điểm hiện tại là cao điểm của mùa khô, nắng nóng gay gắt và khô hạn, nên đây là điều kiện thuận lợi phát sinh và phát triển mạnh một số dịch hại trên cây khoai mì như nhện đỏ, rệp sáp, rệp sáp bột hồng...Qua kiểm tra đồng ruộng, hiện nay một số diện tích khoai mì trên địa bàn huyện đã bị nhện đỏ và rệp sáp gây hại. Để bảo vệ cây trồng trong mùa khô, hạn chế dịch bệnh phát sinh gây hại; đề nghị người sản xuất quan tâm một số dịch bệnh xảy ra: nhện đỏ, rệp sáp, rệp sáp bột hồng.

Huyện Tân Châu hiện có trên 17.900 hecta khoai mì. Trong đó, mì vụ Hè thu và vụ mùa năm 2022 là 5.900 hecta, vụ đông xuân 2022-2023 là trên 12.000 hecta.

 Do thời điểm hiện tại là cao điểm của mùa khô, nắng nóng gay gắt và khô hạn, nên đây là điều kiện thuận lợi phát sinh và phát triển mạnh một số dịch hại trên cây khoai mì như nhện đỏ, rệp sáp, rệp sáp bột hồng...

Qua kiểm tra đồng ruộng, hiện nay một số diện tích khoai mì trên địa bàn huyện đã bị nhện đỏ và rệp sáp gây hại. Để bảo vệ cây trồng trong mùa khô, hạn chế dịch bệnh phát sinh gây hại; đề nghị người sản xuất quan tâm một số dịch bệnh chủ yếu như:

1. Nhện đỏ:

- Triệu chứng gây hại: Nhện thường bắt đầu phát sinh gây hại ở mặt dưới của những lá già, gần sát gốc, sau chuyển dần lên các lá phía ngọn. Khi nhện tích lũy mật số cao sẽ gây hại cả hai bề mặt của lá, thậm chí cả thân cây phần ngọn non, chích hút nhựa, tạo những vệt chạy dọc theo gân lá, lúc đầu có màu vàng sau chuyển nâu, khô và rụng đi, nếu thân cây bị nhện chích ngọn sẽ teo lại, cây sinh trưởng phát triển kém.

nhen do hai mi

Biện pháp phòng trừ:

          Không để ruộng bị khô hạn, tưới nước đầy đủ và thường xuyên bằng hệ thống tưới phun bằng béc cố định hoặc bằng dây phun để khống chế sự phát sinh và phá hại của nhện.

         Khi nhện phát sinh gây hại với mật số cao, có thể dùng một trong các loại thuốc hóa học như: Dầu khoáng, Propargite (Comite 73EC, Saromite 57 EC, Superrex 73 EC,..), Fenpyroximate (Ortus 5SC), Diafenthiuron (Pegasus 500SC, Redmine 500SC...) ... Tuy nhiên, khi sử dụng thường xuyên thuốc hóa học sẽ làm cho nhện đỏ phát sinh nhiều hơn do hầu hết các thuốc hóa học không trừ được trứng nhện, và thuốc hóa học diệt cả thiên địch trên đồng ruộng, làm nhện tiếp tục nở ra và tái nhiễm trở lại liên tục. Cần chú ý luân phiên các loại thuốc có hoạt chất khác nhau, tránh hiện tượng kháng thuốc

2. Rệp sáp, rệp sáp bột hồng

rep sap bot hong hai mi

Rệp sáp bột hồng hại mì

             

Triệu chứng gây hại của rệp sáp: Rệp sáp bột hồng tấn công đỉnh sinh trưởng của cây sắn, hút nhựa cây gây hiện tượng chùn ngọn. Ngọn chính bị gây hại dẫn đến cây sắn bị lùn. Trên lá, rệp bám ở mặt sau lá, gây hại làm các lá sắn bị xoăn, biến vàng. Bị nhiễm với mật độ cao, lá cây sắn khô giòn, có thể bị rụng toàn bộ lá, làm giảm năng suất củ.

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp sinh học: Nhân nuôi và phóng thích ra đồng ruộng ong ký sinh Anagyrus lopezi để kiểm soát rệp sáp bột hồng hại sắn; bảo vệ và lợi dụng các loài côn trùng bắt mồi ăn thịt trong tự nhiên như bọ rùa, bọ cánh gân, bọ xít đỏ, ... để kiểm soát rệp sáp bột hồng, thường xuyên tưới nưới bằng béc phun sẽ làm hạn chế rệp phát sinh và phát triển.

 Biện pháp hóa học: Khi phát hiện rệp sáp bột hồng hại sắn trên đồng ruộng trong điều kiện thời tiết khô, nắng nóng, mật số thiên địch trên đồng ruộng thấp thì phải tổ chức phun trừ rệp sáp bột hồng trên diện tích sắn bị nhiễm và diện tích liền kề bao quanh trong phạm vi tối thiểu 30 mét bằng các thuốc trừ sâu gốc Thiamethoxam, Imidacloprid, Nitenpiram; Dinotefuran Sử dụng theo nồng độ khuyến cáo và có thể phối hợp với dầu khoáng để tăng hiệu quả của thuốc.

3. Bệnh lở cổ rễ - thối củ:

Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh là do Phytopythium helicoides.

Bệnh phát sinh gây hại nặng trên những vùng thâm canh, trồng sắn liên tục trong thời gian dài, nguồn bệnh tích lũy nhiều trong đất, chưa thực hiện tốt khâu vệ sinh đồng ruộng, sau thu hoạch chủ yếu chỉ cày vùi tàn dư vào đất, bón nhiều phân hóa học, không sử dụng phân hữu cơ vi sinh do đó làm đất nghèo dinh dưỡng; hoặc trồng trên đất thấp, tiêu thoát nước kém, ẩm độ đất cao làm củ bị thối, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng củ. Trong điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường, độ ẩm và nhiệt độ chênh lệch nhiều

Triệu chứng: Vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở vị trí cổ rễ phần tiếp giáp với mặt đất, sau đó lan rộng bao hết chu vi cổ rễ làm gốc thân teo thắt, nứt, chảy nhựa màu nâu đen, ướt và thối mục. Phía trên vết bệnh, thân sắn mọc nhiều chồi dại, bất định. Lá trên tán mất màu, chuyển vàng và héo rũ. Bệnh phát triển lan xuống củ làm cho củ bị thối ướt, sọc nâu đen, chảy nhựa và mục củ khi bệnh nặng. Trong điều kiện đất ẩm ướt, trên những củ bị thối xuất hiện nhiều sợi tơ màu trắng là giai đoạn sinh sản, phát tán và lan truyền của mầm bệnh

 

 

benh lo co re hai mi

benh thoi cu mi

Biện pháp phòng trừ:

Khi bệnh xuất hiện trên ruộng với triệu chứng vàng lá, héo rũ và gốc thân gần cổ rễ có vết lõm màu nâu ướt, tiến hành phun thuốc trừ bệnh.

Phun liên tiếp 3 lần cách nhau 7 ngày,

Lần 1: Cuprous oxid + Dimethomorph

Lần 2: Chlorothalonil + Cymoxanil + Phosphonate

Lần 3: Mancozeb + Dimethomorph + Fosetyl aluminium.

- Chú ý không phối hợp thuốc trừ bệnh với chất kích thích sinh trưởng hoặc với thuốc trừ cỏ, phân bón lá.

- Những cây bị bệnh nặng cần phải nhổ bỏ, nhặt hết phần rễ, củ bị thối đem ra khỏi ruộng tiêu hủy và tiến hành rãi vôi tại vị trí cây bệnh.

Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Tân Châu./.

 

Tác giả: Bao ve thuc vat

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây