Thông báo Kết luận của Giám đốc Sở tại Hội nghị Sơ kết kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của Ngành nông nghiệp và PTNT (TB146)

Thứ ba - 16/07/2019 15:00 166 0

Ngày 03 tháng 7 năm 2019, Giám đốc, cùng các Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì Hội nghị Sơ kết kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của Ngành nông nghiệp và PTNT,

Thành phần tham dự: Lãnh đạo các Sở, ngành, Công ty, Ban; UBND các huyện, thành phố; phòng nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng kinh tế thành phố; Thủ trưởng các phòng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; Công đoàn ngành; Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh, Báo Tây Ninh, Thông tấn xã Việt Nam thường trú Tây Ninh, Báo Nhân dân thường trú tại Tây Ninh;.

Sau khi Đại diện phòng Kế hoạch, Tài chính Sở thông qua báo cáo tóm tắt nội dung kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của Ngành nông nghiệp và PTNT; ý kiến phát biểu lãnh đạo: UBND huyện, các Phòng Nông nghiệp và PTNT; các ngành, thủ trưởng các phòng, cơ quan, đơn vị thuộc Sở và các Phó Giám đốc Sở; Giám đốc Sở phát biểu đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm 2019 và một số nội dung trọng tâm thực hiện 6 tháng cuối năm 2019 như sau:

1. Đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm 2019 của ngành nông nghiệp và PTNT: Đánh giá lại 5 năm phát triển nông nghiệp, cơ cấu lại nông nghiệp (hội nhập), tình hình thời tiết diễn biến dị thường (gây thiệt hại nhà cửa, hoa màu..ước tính trên 23 tỷ đồng); dịch bệnh khảm lá trên cây khoai mì, tình hình bệnh dịch tả lợn châu phi đã xảy ra 61 tỉnh thành, còn lại Tây Ninh và Ninh thuận chưa xảy ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi (Tỉnh ủy đã ban hành 02 văn bản, UBND tỉnh ban hành 15 văn bản, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành 25 văn bản chỉ đạo phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi)..…, bên cạnh những thách thức vẫn còn những tiềm năng để phát triển 6 tháng đầu năm ngành nông nghiệp có những điểm nổi bậc góp phần sản xuất: Nhà máy Tanifood (huyện Gò Dầu) khánh thành hoạt động chế biến rau, củ, quả Với công suất 60.000 tấn thành phẩm mỗi năm; khánh thành trại nuôi bò sữa đạt chuẩn GlobalGAP (huyện Bến Cầu) quy mô chăn nuôi 8.000 bò, bê; giảm cây trồng không có lợi thế cạnh tranh, cây mía đang giảm sâu; phát triển cây ăn trái, khoai mì…; Các chương trình hỗ trợ sản xuất: Khoai mì, đưa giống sạch bệnh vào sản xuất (nguồn giống mì trong tỉnh và mua ngoài tỉnh), đang chuyển đổi một số diện tích sang trồng mì hữu cơ; Chăn nuôi: Chuyển đổi giống bò thịt (angus, bramand) đang phát triển nhanh trên địa bàn huyện Tân Biên, Trảng Bàng mang lại hiệu quả kinh tế so bò thịt thông thường; Lâm nghiệp: Đã rà soát quy hoạch 3 loại rừng; triển khai dịch vụ môi trường rừng; PCCCR và phá rừng giảm; Các chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND, ngày 17/6/2019 về mức hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025; Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND, 28/6/2019 Ban hành Quy định về hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025; Kế hoạch số 1331/KH-UBND về thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2020; kế hoạch ngành nghề nông thôn đã được UBND tỉnh phê duyệt (574/KH-UBND); Quản lý nông nghiệp chuyên ngành ATTP, vật tư nông nghiệp, xử lý quyết liệt, nhận thức của người tiêu dùng, người sản xuất có chuyển biến tích cực.

2. Những mặt chưa làm được cần tập trung triển khai, phối hợp thực hiện:

- Các địa phương tái sản xuất còn chậm (chuyển đổi cây trồng, vật nuôi);

- Hiện nay nhà máy Tanifood vận hành chỉ đạt khoảng 30% công xuất thiết kế, lý do chưa tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm, hiện Sở đã đàm phán ký kết với nhà máy 4 loại trái cây (Xoài, thanh long, khóm và mít).

- Đề nghị các huyện, thành phố chọn địa điểm tập trung trong dân để đưa giống mì sạch bệnh về trồng, nhân giống;

- Về lúa: Các địa phương cần chọn HTX, tổ hợp tác hoặc doanh nghiệp làm cơ sở sản xuất giống, ngành hỗ trợ đầu tư thiết bị, chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông mua lại 1 phần giống để cơ sở sản xuất ổn định trong giai đoạn đầu.

- Đẩy mạnh phát triển bò thịt (Giống Angus, bramand), ngành hỗ trợ gieo tinh miễn phí; chương trình này hiệu quả rõ nét, địa phương cần đẩy mạnh vận động tuyên truyền đến dân.

- Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu phi: Đề nghị các cấp chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý, nghiên cứu kỹ các văn bản khi có dịch xử lý kịp thời, theo quy định.

- Tình hình phát triển nhà nuôi chim yến theo thống kê năm 2019 có trên 150 nhà, đề nghị các địa phương có biện pháp quản lý, xử lý tránh trình trạng phát triển nóng, không kiểm soát được, nhất là trong khu dân cư.

- Đối với các huyện có rừng: Triển khai ngay các diện tích được phép trồng rừng (Các BQL rừng), xử lý (theo Quyết định 1573/QĐ-UBND, 223/QĐ-UBND của UBND tỉnh) gắn với trồng rừng; Rà soát lại Chỉ thị 13-CT/TW, ngày 12/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Kế hoạch số 43-KH/TU của Tỉnh ủy tham mưu Ban cán sự UBND tỉnh chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy tổng kết.

- Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đã được UBND tỉnh ban hành, phê duyệt.

- Xây dựng cơ bản: Các dự án chuyển đổi cây trồng, kênh tiêu các huyện đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, vận động người dân giao mặt bằng thi công đúng tiến độ đã cam kết; Dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông, đề nghị huyện Châu Thành hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án.

- Phòng, chống thiên tai: Triển khai thực hiện theo kế hoạch; hồ sơ hỗ trợ đề nghị thực hiện đầy đủ thủ tục thanh toán, tránh để thiếu sót như trong thời gian qua. Đề nghị Chi cục Thủy lợi xây dựng kế hoạch xử lý thu nợ quỹ phòng, chống thiên tai (Đối những cơ quan đơn vị, doanh nghiệp…. còn nợ, chưa nộp, không nộp quỹ) trình Ban Giám đốc Sở trước ngày 20/7/2019; đối các địa phương thu quỹ phòng, chống thiên tai còn thấp đề nghị phối hợp với thanh tra xử lý ngay các doanh nghiệp còn nợ quỹ.

- Cấp huyện: Cần khẩn trương thực hiện kế hoạch xử lý vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý (Quyết định số 679/QĐ-UBND, ngày 20/3/2019 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh). Định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo UBND tỉnh;

- Nông thôn mới: Tiến hành sơ kết, tổng kết 3 năm, 10 năm thực hiện.

- OCOP (Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm): Đề nghị các địa phương triển khai quyết liệt.

3. Kiến nghị, đề xuất các cơ quan, đơn vị:

- Kế hoạch thực hiện các chính sách (hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp….) đề nghị các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn đăng kí mã vùng trồng, mã số xuất khẩu (mì).

- Về điều tra khai thác thủy sản: Đề nghị Cục thống kê tỉnh trực tiếp trình xin chủ trương UBND tỉnh.

- Trạm cấp nước ấp Tân Lâm, Tân Hà (Tân Châu) đã hoàn thành: Đề nghị huyện Tân Châu sớm triển khai khu dân cư để đưa trạm vào hoạt động.

- Về hỗ trợ hệ thống xử lý nước hộ gia đình nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020: Đề nghị các địa phương tập trung triển khai, giải ngân vốn đảm bảo Kế hoạch đề ra; đối với đề nghị của Gò Dầu về vùng nông thôn trong địa giới hành chính thị trấn có được hỗ trợ không, giao Chi cục Thủy lợi có văn bản trả lời cho phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gò Dầu./.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây