Một số điểm mới của Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi

Thứ tư - 26/01/2022 23:00 493 0

Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi. Nghị định này có hiệu lực kể từ 10/01/2022.

Các Nghị định được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 07/2022/NĐ-CP gồm:

(1) Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp

(2) Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ)

(3) Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ)

(4) Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.

* Nhìn chung, 04 Nghị định trên đều được sửa đổi về thẩm quyền xử phạt, từ ngữ, về hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:

- Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các chức danh có thẩm quyền xử phạt tại 04 Nghị định trên đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể: người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị tăng gấp 02 lần so với trước đây và một số chức danh không còn bị giới hạn thẩm quyền (tịch thu) bởi giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (như Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Công an tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường...); bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt như: Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

- Thay thế cụm từ "cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án" bằng cụm từ "cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án" tại một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP, Nghị định số 90/2017/NĐ-CP, Nghị định số 14/2021/NĐ-CP cho phù hợp với khoản 31 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Sửa đổi, bổ sung về hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả, quy định về thi hành biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa giấy phép tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP, Nghị định số 90/2017/NĐ-CP, Nghị định số 14/2021/NĐ-CP theo hướng "tịch thu" (hình thức xử phạt bổ sung) đối với hành vi mua bán giấy phép, "buộc nộp lại" (biện pháp khắc phục hậu quả) đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa giấy phép, cụ thể:

+ Đối với Nghị định số 31/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP): bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả tại Điều 4 (buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung) và sửa đổi biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm a khoản 4 Điều 30 (sửa "buộc thu hồi" thành "buộc nộp lại" giấy phép); bổ sung Điều 5a quy định về thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa vi phạm hành chính, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính (như: thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật liệu làm giống, sinh vật gây hại, có ích...), buộc tái chế thuốc thành phẩm còn có khả năng tái chế, buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

+ Đối với Nghị định số 90/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP): bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung vào Điều 3, đồng thời, sửa đổi, bổ sung hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tại các Điều 5, 7, 14, 17, 18, 19, 27, 28, 32, 35, 38, 41 cho phù hợp ("tịch thu" đối với hành vi mua bán giấy phép, "buộc nộp lại" đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép); bổ sung quy định về thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (Điều 3a).

+ Đối với Nghị định số 14/2021/NĐ-CP: sửa đổi, bổ sung về hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả tại Điều 4 theo hướng chuyển từ "tịch thu" sang "buộc nộp lại" giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, đồng thời, sửa đổi, bổ sung về hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tại các Điều 13, 14, 26 cho phù hợp (bỏ "tịch thu", bổ sung "buộc nộp lại" giấy phép); bổ sung quy định về thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (Điều 45a).

* Ngoài ra, 04 Nghị định trên còn được sửa đổi, bổ sung một số quy định về hành vi, mức tiền phạt, cụ thể:

- Đối với Nghị định số 35/2019/NĐ-CP:

+ Sửa đổi, bổ sung về giải thích từ ngữ "sản phẩm của động vật rừng", "tang vật, phương tiện vi phạm hành chính", "động vật hoang dã trên cạn khác" tại Điều 3; sửa đổi biện pháp khắc phục hậu quả tại Điều 4; bổ sung đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra tại khoản 1 Điều 5; sửa đổi, bổ sung quy định về áp dụng xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 6.

+ Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả tại Chương II để phù hợp với các quy định về lâm nghiệp, đồng thời giải quyết bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai thi hành Nghị định 35/2019/NĐ-CP. Cụ thể: sửa đổi, bổ sung 10/18 điều của Chương II, gồm: Điều 9, 14, 15, 16, 17, 20, 21, 22, 23, 24.

- Đối với Nghị định số 31/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP): sửa đổi mức tiền phạt tại Điều 25.

- Đối với Nghị định số 90/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP): sửa đổi quy định chung về mức tiền phạt tại Điều 4; sửa đổi, bổ sung một số hành vi, mức tiền phạt tại các Điều 15, Điều 21, 22, 24, 27, 31, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39.

- Đối với Nghị định số 14/2021/NĐ-CP: giảm mức tiền phạt tại khoản 2 Điều 17./.

07-2022-ND.pdf

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây