DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TỪ 04/07/2012 – 10/07/2012

Thứ hai - 31/12/2012 01:45 126 0
Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại là 2.817 ha, tăng 572 ha so với tuần trước.

 * Tình hình sản xuất:

            - Vụ Hè thu 2012: Các loại cây trồng ngắn ngày đã xuống giống dứt điểm. Trong đó: Cây lúa 50.843 ha (đẻ nhánh 3.274 ha, làm đòng 22.334 ha, trổ 18.130 ha, chín 4.040 ha); đậu phộng 1.550 ha, cây rau các loại 5.266 ha, đậu các loại 1.425 ha, bắp 745 ha, khoai các loại 413 ha, dưa hấu 204 ha, cây mì 8.304 ha, cây mía 694 ha và cây mè 97 ha.

            Bên cạnh đó, một số cây trồng đã cho thu hoạch như: Lúa 3.065 ha với năng suất bình quân (NSBQ) 4,5 tấn/ha; đậu phộng 126 ha, NSBQ 2,4 tấn/ha; bắp 136 ha; rau các loại 1.558 ha, đậu các loại 60 ha, khoai các loại 104 ha, dưa hấu 62 ha.

            - Vụ Mùa sớm 2012: Một số diện tích đã được nông dân tranh thủ xuống giống như: Lúa 288 ha, giai đoạn mạ, chủ yếu ở Trảng Bàng và Bến Cầu. Rau các loại 36 ha ở Bến cầu và khoai các loại 10 ha ở Trảng Bàng. 

* Tình hình dịch hại cây trồng từ 27/6/2012 – 03/7/2012:

+ Cây lúa vụ Hè Thu 2012:

- Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại là 2.817 ha, tăng 572 ha so với tuần trước. Một số đối tượng gây hại nhiều:

- Rầy nâu: Gây hại nhẹ 271 ha lúa chủ yếu giai đoạn làm đòng – trổ, tăng 117 ha so với tuần trước, mật số phổ biến 1.000 – 1.500 con/m2, tuổi trưởng thành, phân bố chủ yếu tại các huyện: Châu Thành, Thị Xã và Trảng Bàng.

- Sâu cuốn lá: Nhiễm nhẹ 382 ha lúa ở giai đoạn đòng – trổ, tăng 24 ha so với tuần trước, mật số phổ biến 8 – 10 con/m2, phân bố khắp các huyện/thị trồng lúa trong tỉnh.

- Rầy phấn trắng: Gây hại nhẹ 264 ha lúa giai đoạn đòng – trổ, giảm 61 ha so với tuần trước, mật số phổ biến 800-1.000 con/m2, phân bố tại huyện Bến Cầu và Hòa Thành.

        - Đạo ôn lá: Gây hại 920 ha, tăng 7 ha so với tuần trước. Trong đó: nhiễm nhẹ 708 ha, trung bình 176 ha và nhiễm nặng 36 ha (Châu Thành: 36 ha). Lúa nhiễm bệnh chủ yếu ở giai đoạn làm đòng, phân bố khắp các huyện/thị trồng lúa trong tỉnh. Số diện tích nhiễm nặng chủ yếu là do: Gieo sạ giống nhiễm (OM 4900, OM 4218), bón thừa phân đạm, ruộng khô hạn thiếu nước, …

        - Khô vằn: Gây hại nhẹ 132 ha lúa giai đoạn đòng – trổ, giảm 4 ha so với tuần trước, phân bố chủ yếu tại các huyện Dương Minh Châu, Châu Thành, Thị xã và Gò Dầu.

        - Cháy bìa lá do vi khuẩn: Gây hại nhẹ 498 ha lúa giai đoạn đòng - trổ, tăng 301 ha so với tuần trước, phân bố tại các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Trảng Bàng và Hòa Thành.

        - Lem lép hạt: Nhiễm nhẹ 234 ha lúa giai đoạn đòng - trổ, tăng 108 ha so với tuần trước, phân bố chủ yếu tại huyện Bến Cầu, Gò Dầu và Hòa Thành.

        - Đốm nâu: Nhiễm nhẹ 87 ha lúa (giống OM 6976), giai đoạn đòng - trổ, phân bố tại huyện Bến Cầu.

+ Cây trồng khác:

- Rau các loại: Tổng diện tích nhiễm dịch hại là 214 ha, giảm 26 ha so với tuần trước. Trong đó, các đối tượng gây hại nhiều như: Sâu xanh, sâu đục quả, rầy mềm…trên các loại cây trồng như cải các loại, dưa leo, bầu bí, khổ qua, ớt…; bệnh thán thư, đốm lá, phấn trắng, sương mai…gây hại trên các cây bầu bí, ớt, mướp, khổ qua, dưa leo…

        - Cây ăn quả: Trong tuần có 62 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như ruồi đục quả, rệp sáp, bọ vòi voi, bệnh thán thư, giảm 25 ha so với tuần trước.

        - Cây đậu phộng: 47 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như bệnh đốm lá, sâu xanh, sâu khoang; giảm 34 ha so với tuần trước.

        - Cây cao su: 30 ha nhiễm nhẹ bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora, cao su giai đoạn 5-8 năm tuổi tại huyện Tân Biên.

* Dự báo tình hình dịch hại từ 04/7 – 10/7/2012:

+ Cây lúa vụ Hè Thu 2012:

            Trên đồng dự kiến có lứa rầy cám nở và các đối tượng như: sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, cháy bìa lá, … tiếp tục phát sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ - trung bình trên các trà lúa làm đòng - trổ. Do thời tiết mưa nhiều, rầy phấn trắng giảm mạnh mật số và diện tích nhiễm.

Đề nghị bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện và có biện pháp phòng trừ dịch hại kịp thời, hiệu quả. Đối với bệnh đạo ôn, nên: Phun thuốc đặc trị; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo lượng nước thuốc phun từ 400 lít/ha cho lúa giai đoạn làm đòng - trổ, phun vào lúc lá lúa đã ráo sương; tuyệt đối không phối trộn các loại phân bón lá với thuốc trị bệnh; ngưng ngay việc bón phân đạm, phun thuốc để bệnh không phát triển (vết bệnh khô) rồi mới tiến hành bón phân đón đòng; không để ruộng khô nước, nên lấy thêm nước vào ruộng, ...

+ Các cây trồng khác:

- Cây rau: Các đối tượng như bọ trĩ, sâu xanh, sâu đục quả, ruồi đục lá, bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, thối nhũn, ... tiếp tục phát sinh gây hại.

- Cây mãng cầu ta: Rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả, thán thư tiếp tục phát sinh gây hại ở giai đoạn ra hoa – cho trái.

- Cây mì: Thời tiết mưa nhiều, rệp sáp gây chùn đọt sẽ giảm mạnh mật số.

            - Cây cao su: Bệnh vàng lá do nấm Corynespora, bệnh nứt vỏ do nấm Botryodiploidia, nấm hồng, xì mủ do nấm Phytophthora tiếp tục phát sinh gây hại.

CHI CỤC BVTV TÂY NINH

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây