DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TỪ 08/08/2012 – 14/08/2012

Thứ năm - 03/01/2013 22:30 123 0

 Tình hình sản xuất cây trồng tại Tây Ninh:

* Vụ Hè Thu 2012:

- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 50.843 ha, đạt 92,44 % KH vụ. Trong đó: Giai đoạn làm đòng 215 ha, trổ 6.803 ha, chín 17.337 ha, thu hoạch 26.488 ha với NSBQ(năng suất bình quân): 4,6 tấn/ha.

- Cây trồng khác:

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

1.550

1.121

2,8

- Rau các loại

5.266

3.418

13

- Đậu các loại

1.425

763

  1,6

- Khoai các loại

413

182

11

- Bắp

745

519

5,5

- Mì

8.304

11.365 (năm 2011)

29

- Mía

694

179

65

- Dưa hấu

204

102

15

- Mè

97

28

1,6

- Cây khác

82

16

 

* Vụ Thu Đông 2012:

- Cây lúa: Xuống giống được 6.874 ha tại các huyện: Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu, Tân Biên, Châu Thành và Hòa Thành. Trong đó: Giai đoạn mạ 4.113 ha, đẻ nhánh 2.659 ha và làm đòng 102 ha.

- Cây trồng khác: Đậu phộng (205 ha), Rau các loại (1.208 ha), Đậu các loại (126 ha), Khoai các loại (101 ha), Bắp (93 ha), Mì trồng mới (2.318 ha), Mía trồng mới (50 ha), Dưa hấu (11 ha).

* Tình hình dịch hại cây trồng từ 01/8 – 07/8/2012:

- Cây lúa:

Vụ Hè Thu 2012: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 543 ha, giảm 210 ha so với tuần trước, gây hại chủ yếu giai đoạn trổ - chín. Một số đối tượng có diện tích nhiễm nhiều:

+ Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 271 ha, giảm 83 ha so với tuần trước, mật số phổ biến 1.200 – 1.500 con/m2, tuổi trưởng thành.

+ Đạo ôn lá: Nhiễm nhẹ 128 ha, tăng 6 ha so với tuần trước.

+ Đạo ôn cổ bông: Gây hại nhẹ 12 ha, giảm 7 ha so với tuần trước.

+ Ngoài ra: Sâu cuốn lá (60 ha), sâu đục thân (8 ha), khô vằn (54 ha), lem lép hạt (10 ha).

Vụ Thu Đông: Trong tuần tình hình dịch hại pháp sinh cục bộ, diện tích nhiễm ít, mật số thấp; gây hại chủ yếu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng. Đối tượng có diện tích nhiễm nhiều:

+ Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 48 ha, tăng 26 ha so với tuần trước, mật số phổ biến 1.000 – 1.200 con/m2, tuổi trưởng thành, phân bố chủ yếu tại huyện Dương Minh Châu.

+ Đạo ôn lá: Gây hại nhẹ 75 ha, phân bố tại các  huyện Bến Cầu và Trảng Bàng.

            Cây trồng khác:

+ Rau các loại: Tổng diện tích nhiễm dịch hại trong tuần là 243 ha, tăng 40 ha so với tuần trước. Trong đó, các đối tượng sâu bệnh hại phổ biến như: Sâu xanh (51 ha), ruồi đục quả (20 ha), sâu đục trái (13 ha), bọ trĩ (13 ha),…bệnh thán thư (78 ha), bệnh đốm lá (28 ha), bệnh sương mai (18 ha), …

+ Cây mãng cầu ta: 55 ha nhiễm nhẹ các đối tượng: Ruồi đục quả, rệp sáp, bọ vòi voi, giảm 22 ha so với tuần trước.

+ Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá Corynespora gây hại 50 ha trên cao su 3-8 năm tuổi, tăng 10 ha so với tuần trước. Trong đó có 40 ha nhiễm ở mức trung bình tại 2 xã Tân Hà (30 ha) và Tân Hiệp (10 ha) thuộc huyện Tân Châu. 

* Dự báo tình hình dịch hại từ  08/8 – 14/8/2012:

Cây lúa

- Vụ Hè Thu 2012: Hiện nay, phần lớn diện tích lúa đang giai đoạn trổ - chín, đề nghị bà con nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại như: Rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié, đạo ôn cổ bông, đốm vằn, vàng lá chín sớm trên trà lúa trổ. Ngoài ra, cần lưu ý chuột phá hại cục bộ ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Khi sử dụng thuốc BVTV, bà con nông dân cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” để đạt hiệu quả phòng trừ cao nhất.

- Vụ Thu Đông sớm 2012: Đang được xuống giống, trong đó một số diện tích gieo sạ sớm đã vào giai đoạn làm đòng. Bà con nông dân cần lưu ý rầy nâu di trú từ lúa Hè Thu ở giai đoạn chín – thu hoạch sang gây hại. Ngoài ra, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, đạo ôn lá, ... phát sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ - trung bình.

Các cây trồng khác:

- Cây rau: Các đối tượng như rầy mềm /cải; rầy phấn trắng, thán thư /ớt; vàng lá, sâu xanh, ruồi đục quả/khổ qua; bệnh đốm lá, sương mai /dưa leo, ... tiếp tục phát sinh gây hại. Khi sử dụng thuốc BVTV, bà con nông dân cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, nên sử dụng thuốc sinh học, thuốc ít độc, thuốc có thời gian cách ly ngắn.

- Cây mãng cầu ta: Rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả, thán thư tiếp tục phát sinh gây hại.

- Cây nhãn: Bà con nông dân tích cực kiểm tra tình hình bệnh chổi rồng trên nhãn đang giai đoạn ra đọt non hoặc ra bông nhằm sớm phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời, tránh lây lan ảnh hưởng đến năng suất.

            - Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá Corynespora, bệnh nứt vỏ do nấm Botryodiploidia, nấm hồng, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh gây hại.

CHI CỤC BVTV TÂY NINH

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây