DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TỪ 25/07/2012 – 31/07/2012

Thứ năm - 03/01/2013 15:55 119 0

 Tình hình sản xuất cây trồng tại Tây Ninh:

- Vụ Hè thu 2012:

+ Cây lúa 50.843 ha, trong đó: Giai đoạn làm đòng 5.024 ha, trổ 16.571 ha, chín 16.143 ha, thu hoạch 13.105 ha với NSBQ(năng suất bình quân) 4,3 tấn/ha.

+ Tình hình thu hoạch: Đa số các loại cây trồng đều bước vào giai đoạn thu hoạch như: Đậu phộng 255 ha/1.550 ha sản xuất, cây rau các loại 2.131 ha/5.266 ha, đậu các loại 309 ha/1.425 ha, bắp 266 ha/745 ha, khoai các loại 138 ha/413 ha, dưa hấu 89 ha/204 ha, cây mè 21 ha/97 ha.

+ Trồng mới: Cây mì 8.304 ha, cây mía 694 ha.

- Vụ Mùa sớm 2012: Một số cây trồng được nông dân tranh thủ xuống giống như: Lúa 2.609 ha, đậu phộng 77 ha, rau các loại 567 ha, khoai các loại 64 ha, đậu các loại 52 ha, bắp 32 ha, dưa hấu 5 ha, mì trồng mới 699 ha.

* Tình hình dịch hại cây trồng từ 18/7 – 24/7/2012:

- Cây lúa

* Vụ Hè Thu 2012: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại: 1.303 ha, giảm mạnh (851 ha) so với tuần trước. Một số đối tượng gây hại chủ yếu:

+ Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 426 ha, giảm 195 ha so với tuần trước, lúa giai đoạn làm đòng – trổ, mật số phổ biến 700 – 1.500 con/m2, tuổi 1-2.

+ Sâu cuốn lá: Nhiễm nhẹ 196 ha, giảm 68 ha so với tuần trước, lúa giai đoạn làm đòng – trổ,  mật số phổ biến 5 - 8 con/m2.

+ Rầy phấn trắng: Phát sinh gây hại nhẹ 84 ha, giảm 91 ha so với tuần trước, lúa giai đoạn làm đòng–trổ, mật số phổ biến 800–1000 con/m2, phân bố chủ yếu tại huyện Bến Cầu.

+ Đạo ôn lá: Nhiễm nhẹ 178 ha, giảm 207 ha so với tuần trước, lúa giai đoạn làm đòng – trổ.

+ Đạo ôn cổ bông: Gây hại nhẹ 9 ha, giảm 76 ha so với tuần trước, lúa giai đoạn trổ.

+ Cháy bìa lá: Gây hại nhẹ 94 ha, giảm 174 ha so với tuần trước, lúa giai đoạn làm đòng – trổ, phân bố chủ yếu tại huyện Bến Cầu.

+ Khô vằn: Nhiễm nhẹ 112 ha, giảm 17 ha so với tuần trước, lúa giai đoạn làm đòng – trổ.

+ Lem lép hạt: Nhiễm nhẹ 146 ha, giảm 11 ha so với tuần trước, lúa giai đoạn trổ.

      * Vụ Mùa sớm: Đa số diện tích lúa ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh, tình hình sâu bệnh gây hại không đáng kể.

- Cây trồng khác:

+ Rau các loại: Tổng diện tích nhiễm dịch hại trong tuần là 163 ha, giảm 54 ha so với tuần trước. Trong đó, các đối tượng sâu bệnh hại phổ biến như: Sâu xanh, sâu đục trái, rầy phấn trắng, rầy mềm, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, bệnh sương mai…

+ Cây mãng cầu ta: 65 ha nhiễm nhẹ các đối tượng: Ruồi đục quả, rệp sáp, bọ vòi voi, bệnh thán thư, giảm 13 ha so với tuần trước.

+ Cây đậu phộng: 13 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như bệnh đốm lá, sâu xanh; giảm 9 ha so với tuần trước.

+ Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá Corynespora gây hại 405 ha, tăng mạnh so với tuần trước cả về diện tích nhiễm lẫn mức độ hại trên cao su 5-6 năm. Trong đó: nhiễm nhẹ 140 ha tại huyện Tân Biên, nhiễm nặng 265 ha tại xã Suối Ngô - huyện Tân Châu.

* Dự báo tình hình dịch hại từ 25/7 – 31/7/2012:

- Cây lúa

* Vụ Hè Thu 2012: Trong tuần tới, dự kiến tình hình bệnh đạo ôn, khô vằn, cháy bìa lá, lem lép hạt và rầy nâu sẽ tiếp tục phát sinh gây hại (lưu ý rầy nâu di trú từ ruộng thu hoạch sang các diện tích còn lại trên đồng). Đề nghị bà con nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm các đối tượng gây hại, có biện pháp phòng trừ thích hợp và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” để  đạt hiệu quả cao.

- Cần lưu ý phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt nhất là đối với những giống lúa nhiễm nặng như: OM 1490, OM 4900, OM 6976, IR 50404, OM 2514, OMCS 2000...

* Vụ Mùa 2012:

- Các địa phương đang chuẩn bị xuống giống lúa vụ Mùa 2012 cần tích cực chuẩn bị đất, theo dõi chặt tình hình rầy nâu vào đèn tại địa phương để chọn ngày xuống giống tập trung né rầy. Đối với những diện tích đã xuống giống, bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, theo dõi mật số rầy nâu di trú từ các trà lúa hè thu đã thu hoạch di chuyển sang gây hại.

- Các cây trồng khác:

+ Cây rau: Các đối tượng như rầy mềm /cải; rầy phấn trắng, thán thư /ớt; vàng lá, sâu xanh, ruồi đục quả/khổ qua;  bệnh đốm lá, sương mai /dưa leo, ... tiếp tục phát sinh.

+ Cây mãng cầu ta: Rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả, thán thư tiếp tục phát sinh gây hại.

+ Cây nhãn: Bà con nông dân tích cực kiểm tra tình hình bệnh chổi rồng trên nhãn ơ giai đoạn ra tược non hoặc ra bông để sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời tránh để lây lan ảnh hưởng đến năng suất.

            + Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá Corynespora, bệnh nứt vỏ do nấm Botryodiploidia, nấm hồng, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh gây hại.

 

 

CHI CỤC BVTV TÂY NINH

 

 


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây