DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TỪ 7/7 – 13/7/2014

Thứ sáu - 18/07/2014 23:05 138 0

 

I. Tình hình sản xuất:

* Vụ Hè Thu 2014:

- Cây lúa: Xuống giống dứt điểm, diện tích lúa gieo sạ toàn tỉnh là 48.657 ha, đạt 97,3% KH. Trong đó, giai đoạn đẻ nhánh: 3.723 ha, làm đòng 14.187 ha, trổ 22.187 ha, chín 5.235 ha và thu hoạch 3.325 ha với NSBQ 4,7 tấn/ha tại 4 huyện: Trảng Bàng, Bến Cầu, Gò Dầu và Châu Thành.

- Cây trồng khác:

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

1.309

596

2,5

- Rau các loại

5.020

1.608

15,0

- Đậu các loại

1.645

690

1,2

- Khoai các loại

198

59

12,0

- Bắp

932

252

6,0

- Dưa hấu

81

53

16,2

-  Mì trồng mới

8.012

6.067

35,0

-  Mía trồng mới

715

5

 

-  Mè

53

 

 

-  Cao su trồng mới

12

 

 

* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014 sớm: Một số cây trồng đang xuống giống tại các huyện Trảng Bàng, Dương Minh Châu và Tân Biên:

- Cây lúa: 540 ha, ở giai đoạn mạ;

- Rau các loại: 26 ha;

- Bắp: 10 ha;

- Mì trồng mới: 40 ha.

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1.   Cây lúa: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm dịch hại là 2.128 ha, tăng 143 ha so với tuần trước, chủ yếu ở mức hại nhẹ. Một số đối tượng gây hại chủ yếu:

- Rầy nâu: Gây hại nhẹ 538 ha lúa ở giai đoạn làm đòng – trổ, giảm nhẹ so với tuần trước, mật số phổ biến là 1.000-1.500 con/m2, rầy tuổi 3 – 5, phân bố rải rác tại huyện Châu Thành, Bến Cầu và Thành phố Tây Ninh.

- Sâu cuốn lá: Gây hại nhẹ 220 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – trổ, mật số phổ biến là 8-10 con/m2, giảm nhẹ so với tuần trước, phân bố rải rác tại các vùng trồng lúa trên địa bàn tỉnh.

- Bệnh đạo ôn lá: Gây hại 505 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – trổ, giảm 69 ha so với tuần trước. Trong đó có 24 ha nhiễm ở mức trung bình tại huyện Bến Cầu. Bệnh phân bố rải rác tại các vùng trồng lúa trên địa bàn tỉnh.

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Gây hại nhẹ 218 ha lúa giai đoạn trổ - chín, tăng 193 ha so với tuần trước, phân bố rải rác tại các huyện Gò Dầu và Trảng Bàng.

- Bệnh lem lép hạt: Nhiễm nhẹ 372 ha lúa giai đoạn làm đòng - chín, tăng 42 ha so với tuần trước, phân bố rải rác tại các huyện Bến Cầu, Gò Dầu, Hòa Thành và Trảng Bàng.

- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ 108 ha lúa giai đoạn làm đòng – trổ, tăng 27 ha so với tuần trước.

- Dịch hại khác: Diện tích nhiễm ít, mật số thấp: bệnh cháy bìa lá (75 ha), rầy cánh trắng (54 ha), chuột (12 ha), sâu đục thân (12 ha) và bệnh vàng lá vi khuẩn (14 ha).

2. Cây trồng khác:

- Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm dịch hại là 238 ha, tăng nhẹ (33 ha) so với tuần trước, gây hại ở mức nhẹ. Một số đối tượng có diện tích nhiễm nhiều là: Sâu xanh (53 ha), rầy mềm (41 ha), bệnh thán thư (47 ha)….

- Cây mãng cầu ta: 34 ha nhiễm nhẹ các dịch hại: rệp sáp (15 ha), ruồi đục quả (9 ha), bọ vòi voi (2 ha) và bọ phấn (8 ha), tăng nhẹ (9 ha) so với tuần trước.

- Cây mì:

·        Xì mủ thân: gây hại 45 ha mì 4-6 tháng tại xã Cẩm Giang huyện Gò Dầu với tỷ lệ hại 20-35%.

·        Thối thân, thối củ: Gây hại 10 ha mì giai đoạn 8 tháng tại xã Tân Hội huyện Tân Châu với tỷ lệ hại là 10%.

·        Rệp sáp hồng: Trong tuần, không phát hiện diện tích nhiễm mới trên địa bàn tỉnh.

III. Dự kiến tình hình sinh vật hại cây trồng từ 09/7 – 15/7/2014

1.      Cây lúa:

- Các đối tượng: rầy nâu, sâu cuốn lá, chuột và nhóm bệnh hại như: bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, khô vằn, lem lép hạt, vàng lá vi khuẩn….tiếp tục phát sinh gây hại.

- Các trà lúa làm đòng - trổ: lưu ý phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá lúa, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm...

Khi phát hiện bệnh đạo ôn, bà con nông dân cần ngưng ngay việc bón phân đạm (kể cả các loại phân bón qua lá), cần tăng cường bón thêm các loại phân có chứa Canxi và Silic, không để ruộng khô nước.

- Diện tích lúa Thu đông (Mùa) 2014 sớm đang chuẩn bị xuống giống: Bà con nông dân cần vệ sinh đồng ruộng thật tốt, đảm bảo thời gian giãn vụ sau thu hoạch (ít nhất 2 tuần) nhằm tránh trường hợp ngộ độc hữu cơ.  

2. Cây rau:

- Một số đối tượng tiếp tục phát sinh gây hại như sâu xanh, rầy mềm, bệnh thối nhũn,..trên nhóm rau ăn lá; bệnh thán thư, đốm lá, sương mai, vàng lá, rầy mềm,.....trên nhóm rau ăn quả.

- Thời tiết mưa nhiều, bà con nông dân nên bảo vệ, che chắn cây trồng (cây con, rau ăn lá), lên luống cao, đánh rãnh để tiêu thoát nước tốt nhằm hạn chế thiệt hại xảy ra.

- Sử dụng thuốc BVTV cho phép sử dụng trên cây rau, tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly.

3.      Cây mì: Rệp sáp hồng, bệnh vi khuẩn, chổi rồng.

4.  Cây cao su: Lưu ý bệnh vàng rụng lá Corynespora, nứt vỏ xì mủ, ….

* Một số đặc điểm nhận biết bệnh ” bạc lá lúa” và biện pháp phòng chống:

- Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Oryzae gây ra và phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, bão. Bệnh có khả năng gây hại cây lúa ở tất cả các giai đoạn phát triển và tại các bộ phận của cây lúa, nhất là gây hại bộ lá và lá đòng vào giai đoạn lúa làm đòng – trổ - chín sữa, có thể gây thiệt hại năng suất 25-50%, thậm chí gây mất trắng.

- Vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong rơm rạ, lúa chét, hạt của cây lúa bị bệnh và cỏ dại. Vi khuẩn lây nhiễm nhờ giọt sương, nước tưới, nước mưa, và gió mạnh vào buổi sáng; vi khuẩn hình thành những giọt dịch nhỏ, cứng và dính vào nước làm tan dịch vi khuẩn và lan ra dọc theo lá; gió làm xây xát lan sang các lá khác.

- Vết bệnh ban đầu là những sọc thấm nước ở rìa lá, có màu vàng đến màu trắng. Vết bệnh có thể bắt đầu ở một hoặc cả hai bên mép lá, hoặc bất kỳ điểm nào trên lá, sau đó lan ra, phủ toàn bộ lá. Đối với giống nhiễm, vết bệnh có thể lan tới tận bẹ lá. Bệnh gây hại nặng trên những ruộng gieo sạ giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm.

- Khi bệnh nặng:  lá lúa bị cháy, đặc biệt nếu lá đòng bị cháy làm lúa lép lửng cao, giảm năng suất nghiêm trọng. Bệnh này cũng rất dễ phát sinh thành dịch, nhất là ở những nơi gieo trồng giống nhiễm.

- Đến nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh bạc lá lúa, một số thuốc trong danh mục chỉ sử dụng để phòng bệnh là chính và hiệu quả thường không cao. Vì vậy, để chủ động phòng chống, giảm thiểu tác hại do bệnh bạc lá lúa gây ra, bà con nông dân cần thực hiện:

·  Áp dụng kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, trong đó, tập trung vào các biện pháp: mật độ gieo trồng hợp lý (đảm bảo sạ thưa: 100-120kg lúa giống/ha hoặc sạ hàng 80-100kg lúa giống/ha), chăm sóc tốt, bón thúc sớm, bón phân tập trung, cân đối N:P:K để tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng phát triển tốt và tăng khả năng chống chịu bệnh ngay từ giai đoạn đầu;

·  Sử dụng các giống lúa có khả năng chống chịu hoặc ít nhiễm bệnh;

·  Bố trí gieo trồng hợp lý để giai đoạn lúa làm đòng – trổ - chín sữa ít gặp mưa giông lớn;

·  Khi bệnh xuất hiện, tuyệt đối ngưng ngay việc bón phân đạm (kể cả các loại phân bón qua lá), không phun các chất kích thích sinh trưởng và không để ruộng khô nước;

·  Trong trường hợp bệnh đã phát triển trên đồng ruộng với những triệu chứng rõ ràng thì việc phun thuốc thường kém hiệu quả. Tuy nhiên, với những ruộng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, bà con nông dân có thể sử dụng sớm một số loại thuốc trong danh mục, nhất là trước hoặc sau đợt mưa giông, kết hợp chăm sóc và bón phân cân đối, hợp lý để phòng ngừa và hạn chế bệnh gây hại.

·   

       CHI CỤC BVTV TÂY NINH

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây