Hiện trạng hoạt động các công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ tư - 29/11/2017 16:00 450 0
Thời gian qua, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân ngày càng cao, sử dụng nước sạch là thước đo chất lượng của cuộc sống. Để tạo điều kiện người dân vùng nông thôn có nước sạch sinh hoạt, Nhà nước đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển mạng lưới cấp nước sạch nông thôn; nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả, bền vững, gắn với việc xã hội hóa để huy động các nguồn lực (tổ chức, cá nhân) ngoài ngân sách cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác công trình cấp nước sạch là rất cần thiết;

Thời gian qua, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân ngày càng cao, sử dụng nước sạch là thước đo chất lượng của cuộc sống. Để tạo điều kiện người dân vùng nông thôn có nước sạch sinh hoạt, Nhà nước đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển mạng lưới cấp nước sạch nông thôn; nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả, bền vững, gắn với việc xã hội hóa để huy động các nguồn lực (tổ chức, cá nhân) ngoài ngân sách cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác công trình cấp nước sạch là rất cần thiết;

Hiện nay, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trực tiếp quản lý, vận hành, khai thác 68 công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Trong khi đó, việc đầu tư kinh phí để sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước chưa kịp thời, ảnh hưởng đến chất lượng nước, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân vùng nông thôn, biên giới. Đa số công trình cấp nước được xây dựng từ năm 1999 đến nay, thời gian đầu xây dựng và đưa vào sử dụng do UBND các xã quản lý, vận hành do không được đào tạo chuyên môn; nên một số công trình cấp nước sau khi bàn giao về Trung tâm Nước sạch tiếp nhận quản lý, vận hành, khai thác đã xuống cấp hư hỏng trầm trọng, đồng thời công tác khảo sát định kỳ để duy tu, bảo dưỡng không được thực hiện thường xuyên (do không có kinh phí, nguồn thu tiền nước không đủ chi phí sản xuất cung cấp nước), việc rà soát, lưu trữ các hồ sơ thiết kế công trình gặp nhiều khó khăn;

Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm nước sạch được Sở Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, vận hành, khai thác các công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Trung tâm Nước sạch đã tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động có trình độ chuyên ngành về lĩnh vực cấp nước, để thực hiện được các nhiệm vụ quản lý, vận hành các công trình cấp nước. Đến nay, số lượng người dân sử dụng nước sạch ngày càng tăng, đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân vùng nông thôn, biên giới;

Các công trình cấp nước nông thôn mang tính chính trị, xã hội cao hơn tính dịch vụ và khác biệt với cấp nước đô thị (chủ yếu phục vụ người dân nghèo có điều kiện sử dụng nước sạch, đảm bảo sức khỏe, nâng cao nhu cầu cuộc sống). Đó là, các công trình cấp nước nông thôn phân bố trên địa bàn rộng, nguồn nước bị nhiễm phèn …, dân cư sinh sống thưa thớt, dẫn đến tỷ lệ thất thoát nước nhiều, hiệu suất đầu tư cao, địa bàn quản lý khó khăn, chi phí quản lý cao. Đặc biệt, đời sống của người dân vùng nông thôn, biên giới còn khó khăn, nguồn thu không ổn định; do vậy, ngân sách tỉnh phải hỗ trợ đơn giá nước đối với người dân chỉ bằng 1/2 đơn giá nước tính đúng, tính đủ. Do đó, một số công trình cấp nước đã xuống cấp trầm trọng như công trình cấp nước: ấp Phước Hòa, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, ấp Gò Nổi, xã Ninh Điền, huyện Châu Thành …, nguồn thu tiền nước chỉ đáp ứng một số khoản chi, không có kinh phí để đầu tư sửa chữa, nâng cấp, rất khó khăn trong công tác quản lý, vận hành, khai thác tại các công trình cấp nước. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng xuống cấp là do các công trình đã xây dựng nhiều năm, cơ sở vật chất cũ, lạc hậu, thất thoát lượng nước khá lớn, điện năng tiêu thụ cao, ảnh hưởng đến doanh thu tiền nước, nhưng không có hướng giải quyết khắc phục triệt để tình trạng này;

 

Công trình cấp nước ấp Phước Hòa, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng

Thực tế hoạt động trong thời gian qua, các công trình cấp nước mang tính xã hội cần được nhà nước quan tâm hơn bố trí nguồn kinh phí để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả, công nghệ xử lý nước lạc hậu, giảm chi phí vận hành, bảo đảm chất lượng nước theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở vùng nông thôn, biên giới. Đồng thời thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến người dân, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài sản chung, sử dụng nước đúng mục đích, tránh thất thoát nước./.

Trung tâm Nước sạch và VSMTNT

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây