Môi trường Làng nghề - giữ gìn và bảo vệ

Thứ tư - 29/11/2017 14:00 232 0
Thời gian gần đây, công tác bảo vệ môi trường làng nghề cũng như tổ chức giám sát về bảo vệ môi trường làng nghề đang là vấn đề được các cấp, các ngành quan tâm; không chỉ của các ngành chức năng mà cả cộng đồng xã hội, vì môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của mọi người. Do vậy, công tác bảo vệ môi trường phải được bảo vệ, giữ gìn và khắc phục triệt để;

Thời gian gần đây, công tác bảo vệ môi trường làng nghề cũng như tổ chức giám sát về bảo vệ môi trường làng nghề đang là vấn đề được các cấp, các ngành quan tâm; không chỉ của các ngành chức năng mà cả cộng đồng xã hội, vì môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của mọi người. Do vậy, công tác bảo vệ môi trường phải được bảo vệ, giữ gìn và khắc phục triệt để;

Ngày 14/10/2016 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015, trọng tâm là xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề. Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; trong đó, xác định ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là một trong những vấn đề “Nóng” của giai đoạn hiện nay và Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, với hai mục tiêu tổng quát là tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý và phát triển làng nghề trên phạm vi toàn quốc, ngăn chặn phát sinh các làng nghề ô nhiễm mới; từng bước khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, góp phần phát triển kinh tế – xã hội khu vực nông thôn bền vững;

Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang nổi lên như một vấn đề nóng, cấp bách. Cùng với sự gia tăng phát triển cả về số lượng và các loại hình sản xuất, kinh doanh, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Các làng nghề rất đa dạng về quy mô sản xuất, loại hình sản xuất với những đặc thù riêng, nhưng chưa có quy định riêng đối với vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề theo đặc thù của mỗi loại hình sản xuất. Minh chứng cụ thể là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng xuất phát từ làng nghề đúc gang, nhôm thuộc xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân xung quanh. Vì vậy, các ngành chức năng cần có hướng quản lý thích hợp hơn đối với những mô hình làng nghề có đặc thù riêng biệt.

Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề vẫn chưa được quan tâm đúng mức, do đặc thù của từng loại hình sản xuất của từng làng nghề và các làng nghề không tập trung một chỗ mà phân bố rãi rác, gây khó khăn trong việc quản lý và xử lý các vấn đề môi trường như: Chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thu gom, phân loại chất thải chưa được chú trọng; nhiều cơ sở chế biến nằm xen kẽ trong khu dân cư tập trung, gây ảnh hưởng đến các hộ xung quanh; các làng nghề hoạt động manh mún, nhỏ lẻ....

Mặt khác, làng nghề Việt Nam không chỉ góp phần phát triển kinh tế, du lịch, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, việc gìn giữ giá trị văn hóa làng nghề là giữ lại những giá trị văn hóa của cả Dân tộc. Do đó, cần nhận thức lại về giá trị của các làng nghề, không chỉ đơn thuần tạo công ăn việc làm cho người dân, mà gìn giữ giá trị văn hóa của cả Dân tộc. Vì vậy, Nhà nước, các cấp, ngành phải chung tay gìn giữ, bảo vệ phát triển bền vững các làng nghề.

Các làng nghề cần xây dựng các quy định chung về bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, chất thải. Chính quyền địa phương nên tổ chức tuyên truyền đến người dân về bảo vệ môi trường; kiểm tra, khảo sát, đánh giá môi trường ở các nơi có nghề truyền thống hoặc nơi tập trung nhiều hộ sản xuất trên địa bàn. Để bảo vệ môi trường làng nghề được tốt, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần tăng cường rà soát các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường để có biện pháp khắc phục đồng bộ, kịp thời; đảm bảo hài hòa giữa phát triển các làng nghề truyền thống, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân./.

Trung tâm Nước sạch và VSMTNT

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây