Tổng kết chương trình tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Thứ tư - 11/11/2020 16:00 333 0
Hiện nay, công tác quản lý, vận hành và khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn theo 02 mô hình cấp nước, gồm: đơn vị sự nghiệp công lập (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý 70/76 công trình), cộng đồng quản lý (UBND xã quản lý 06/76 công trình).
Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tọa độ địa lý từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43" đến 106022’48’’ kinh độ Đông; diện tích tự nhiên là 4.032,25 km2; phía Bắc và phía Tây giáp 3 tỉnh Svay Riêng, SrâyVêng và Tboung Khmum của Vương Quốc Campuchia với đường biên giới dài 240 km; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh thực hiện 56.371 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ, trong đó: công nghiệp - xây dựng đóng góp 5,6 điểm phần trăm; dịch vụ 2,1 điểm phần trăm; nông - lâm - thủy sản 0,1 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 0,6 điểm phần trăm. GRDP bình quân đầu người đạt 2.940 USD. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng; dịch vụ; nông - lâm - thủy sản (chưa tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) trong GRDP theo giá hiện hành: 41% - 33% -21%.
Hiện nay, công tác quản lý, vận hành và khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn theo 02 mô hình cấp nước, gồm: đơn vị sự nghiệp công lập (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý 70/76 công trình), cộng đồng quản lý (UBND xã quản lý 06/76 công trình). Đa số công trình cấp nước tập trung nông thôn có công nghệ xử lý nước đơn giản, quy mô, công suất nhỏ, công suất thiết kế từ 50 đến 500 m3/ngày.đêm, cấp nước cho khu vực dân cư tập trung từ 50-500 hộ dân, tổng công suất hoạt động đạt 79,74% công suất thiết kế (8.602/10.787 m3/ngày.đêm), tổng số hộ sử dụng nước: đạt 92,86% số hộ thiết kế (18.442/19.859 hộ), với tổng chiều dài tuyến ống cấp nước khoảng 540km.
Việc thụ hưởng chính sách từ chương trình tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã giúp hộ gia đình nông thôn tiếp cận nguồn vốn vay và chủ động trong việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các mô hình cấp nước sạch hộ gia đình, công trình hố xí, bể biogaz, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra, tất cả trường học và trạm y  tế trên địa bàn nông thôn của tỉnh đều có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Để giúp Nhân dân tiếp cận và thụ hưởng chính sách từ chương trình tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg, Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg, Quyết định số 1205/QĐ-TTg, UBND tỉnh Tây Ninh đã tham mưu HĐND tỉnh Tây Ninh ban hành Nghị quyết số 38/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 về chính sách hỗ trợ hệ thống xử lý nước hộ gia đình nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và cụ thể hóa bằng Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 21/3/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh Quy định về chính sách hỗ trợ hệ thống xử lý nước hộ gia đình nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Từ năm 2007 - 2020 ngân sách tỉnh, huyện ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội là 153,129 tỷ đồng (ngân sách tỉnh 131,83 tỷ đồng; ngân sách huyện, thành phố 21,299 tỷ đồng) để cho vay giải quyết cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với 139.970 hộ gia đình (xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp được 130.850 công trình nước sạch và 127.367 công trình vệ sinh), như sau:
- Doanh số cho vay (từ năm 2005 đến năm 2019) đạt 1.470.376 triệu đồng, với 139.970 khách hàng được vay vốn;
- Doanh số thu nợ (từ năm 2005 đến năm 2019) đạt 722.526 triệu đồng, với 73.153 khách hàng trả tất nợ;
- Dư nợ đến năm 2019 đạt 747.850 triệu đồng, với 66.817 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn: 2.021 triệu đồng, chiếm 0,27%; nợ khoanh: 219 triệu đồng, chiếm 0,03% trong tổng dư nợ chương trình tín dụng.
UBND tỉnh đã hỗ trợ có mục tiêu cho UBND 08 huyện, thị xã giai đoạn 2018-2020: 41,18 tỷ đồng/7.503 hệ thống xử lý nước theo Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND, cụ thể:
- Năm 2018: 8,32 tỷ đồng/1.415 hệ thống xử lý nước;
- Năm 2019: 12,19 tỷ đồng/2.100 hệ thống xử lý nước; 
- Năm 2020 (dự kiến): 20,67 tỷ đồng/3.988 hệ thống xử lý nước.
Tỷ lệ số dân nông thôn tiếp cận sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 98,84% (919.743/930.516 người), trong đó tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT là 59% (549.011/930.516 người; riêng số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT từ công trình cấp nước tập trung nông thôn; các trạm cấp nước, nhà máy nước của Công ty Cổ phần cấp thoát nước Tây Ninh và chính sách hỗ trợ hệ thống xử lý nước hộ gia đình nông thôn theo Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 21/3/2018 của UBND tỉnh là 18,91% (tương đương 175.840 người). 
+ Tỷ lệ hộ gia đình dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 93,61% (226.813/242.289 hộ); Tỷ lệ hộ nghèo có nhà tiêu hợp vệ sinh là 85,01% (4.124/4.581 hộ);
+ Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn chăn nuôi có chuồng trại, gia súc hợp vệ sinh là 92,21% (24.577/26.653 hộ);
+ Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh là 100% (487/487 trường học) và tỷ lệ trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh là 100% (81/81 trạm y tế);
Chương trình tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống và vệ sinh môi trường nông thôn cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Người dân vay vốn chương trình tín dụng được ưu đãi về lãi suất, thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi, không mất chi phí đi lại, giải ngân tại điểm giao dịch xã; công tác bình xét cho vay đảm bảo dân chủ, minh bạch và đúng đối tượng;
Các cấp ủy, chính quyền đại phương: luôn quan tâm, chỉ đạo các Sở, ban ngành, chính quyền địa phương phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, cấp huyện triển khai chương trình tín dụng trên địa bàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; kiểm tra, giám sát các Hội, đoàn thể nhận ủy thác, Ngân hàng Chính sách Xã hội, đảm bảo hộ gia đình vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, Chương trình tín dụng sẽ kết thúc vào năm 2020, do đó những hộ gia đình chưa có nước sạch hoặc đã có nguồn nước nhưng chưa đạt quy chuẩn, chưa bảo đảm vệ sinh, công trình nước sạch đã sử dụng nhiều năm, bị hư hỏng, xuống cấp sẽ không đảm bảo được sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường và không tiếp cận với nguồn vốn vay của chương trình. Mặt khác, mức cho vay tối đa đối với 01 công trình là10 triệu đồng, trong khi giá cả về nguyên vật liệu, nhân công ngày càng cao. Do đó, chưa đáp ứng những chi phí cần thiết để hộ dân xây dựng công trình đảm bảo chất lượng;
Chương trình tín dụng cũng còn tồn tại một số khó khăn, cụ thể như chưa có chính sách hỗ trợ cho vay đối với đối tượng hộ gia đình chưa có nước sạch hoặc đã có nguồn nước nhưng chưa đạt quy chuẩn, chưa bảo đảm vệ sinh ở khu vực đô thị.
- Tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động các nguồn vốn hợp pháp, bổ sung nguồn vốn để thực hiện cho vay chương trình tín dụng tại nông thôn và khu vực đô thị chưa có nước sạch hoặc đã có nhưng chưa đạt quy chuẩn, chưa bảo đảm vệ sinh; tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát hộ gia đình sử dụng vốn vay đúng mục đích, nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng;
- Các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương xác định hộ gia đình có nhu cầu sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường; đồng thời, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách Xã hội xác định cho vay đúng đối tượng, tổ chức giải ngân kịp thời, thu hồi và xử lý tốt nợ đến hạn.
Để tiếp tục phát huy tốt hiệu quả của chương trình tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Tây Ninh đề xuất, kiến nghị như sau:
- Tiếp tục thực hiện chương trình tín dụng để giúp người dân tiếp tục được tiếp cận, thụ hưởng nguồn vốn tín dụng chính sách để vay xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa những công trình cấp nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần đạt các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu;
- Đề xuất bổ sung đối tượng vay vốn là hộ gia đình ở khu vực đô thị chưa có nước sạch hoặc đã có nhưng chưa đạt quy chuẩn, chưa bảo đảm vệ sinh; Điều chỉnh tăng mức cho vay tối đa đối với mỗi loại công trình lên 15 triệu đồng/công trình./.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây