- Cây lúa: Diện tích gieo sạ toàn tỉnh là 50.420 ha. Trong đó: đòng 350 ha, trổ 9.727 ha, chín 20.790 ha và thu hoạch 19.553 ha với NSBQ 5,3 tấn/ha.
- Cây trồng khác: Chủ yếu ở giai đoạn thu hoạch.
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.116 |
789 |
2,5 |
- Rau các loại |
4.872,2 |
2.713 |
12 |
- Đậu các loại |
1.410 |
983 |
1,2 |
- Khoai các loại |
231 |
258 |
12 |
- Bắp |
769 |
499 |
6 |
- Dưa hấu |
53 |
48 |
- |
- Mì trồng mới |
4.791 |
Vụ Đông Xuân 2013-2014: 13.066 |
30,0 |
- Mía trồng mới |
2.998 |
1.924 |
70,0 |
- Mè |
28 |
3 |
- |
- Cao su trồng mới |
237 |
- |
- |
* Vụ Đông Xuân 2014-2015:
- Cây lúa: 529 ha, giai đoạn mạ
- Các cây trồng khác đang chuẩn bị xuống giống.
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại từ 14/11 – 20/11/2014
1. Cây lúa:
* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014:
Trong tuần, tổng diện tích lúa nhiễm dịch hại là 1.074 ha, tăng 167 ha so với CKNT, các đối tượng gây hại chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ và được nông dân phòng trị 1.074 ha. Các đối tượng gây hại chính như: rầy nâu, bệnh khô vằn, đạo ôn cổ bông, đạo ôn la1va2 bệnh lem lép hạt.
Tình hình rầy nâu di trú vào đèn: Rầy nâu di trú tiếp tục vào đèn đến dầu tuần và giảm dần đến cuối tuần tại một số bẫy. Rầy vào đèn nhiều nhất vào đêm 12/11/2014: 3.360 con/bẫy tại bẫy Lợi Thuận – Bến Cầu.
2. Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm dịch hại là 175,5 ha, giảm 63,5 ha so với CKNT, các đối tượng gây hại ở mức hại nhẹ, trong đó đã phòng trị 174 ha. Trong đó, một số dịch hại có diện tích nhiễm nhiều là: sâu xanh, rầy mềm, bọ phấn, bọ trĩ, bệnh thán thư, đốm lá, sương mai trên dưa leo, khổ qua, ớt, bầu bí,....
3- Cây cao su: Một số đối tượng phát sinh gây hại ở mức nhẹ như: Bệnh vàng rụng lá (20 ha) tại huyện Tân Biên trên vườn 5-20 năm tuổi,
4- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng gây hại 10 ha, tỷ lệ nhiễm 3-5%, vào giai đoạn làm trái tại huyện Gò Dầu, Hòa thành và Dương Minh Châu..
III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại cây trồng:
1- Cây lúa vụ Thu Đông (Mùa):
Dự kiến rầy nâu di trú vào đèn giảm dần, riêng tại các trà lúa Thu đông muộn có khả năng rầy gối lứa nhưng với mật số không cao. Theo dõi tình hình rầy nâu trên trà lúa thu đông muộn và các bệnh hại chính như: đạo ôn cổ bông, khô vằn và lem lép hạt.
Đối với lúa vụ Đông Xuân 2014-2015: tình hình rầy nâu di trú vào đèn đã giảm, kết hợp với con nước tại các địa phương cần chuẩn bị xuống giống tập trung, đồng loạt và né rầy trên từng cánh đồng; áp dụng các biện pháp canh tác và phòng trừ dịch hại tổng hợp ngay từ đầu vụ để quản lý cỏ dại và các đối tượng gây hại khác như chuột, ốc bươu vàng, bọ trĩ,…Bà con nông dân cần vệ sinh kỹ đồng ruộng, cày ải phơi đất, giãn vụ ít nhất 2 tuần.
2- Cây trồng khác
- Cây rau: Đối với các diện tích rau mới gieo trồng vụ đông xuân 2014-2015 cần quản lý tốt nhóm côn trùng chích hút gây hại như bọ trĩ , rầy xanh, bọ phấn, rầy mềm làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cây con. Vì vậy bà con trồng rau cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và quản lý tốt các đối tượng gây hại giai đoạn cây còn nhỏ để hạn chế nhóm côn trùng chích hút như bọ phấn, rầy mềm, rầy xanh, bọ trĩ là tác nhân truyền bệnh virus làm ảnh hưởng sinh trưởng cây trồng
Ý kiến bạn đọc