Một số hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thứ ba - 13/09/2022 10:23 452 0

Với mục tiêu đẩy mạnh kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giúp các tổ chức doanh nghiệp, người dân nhận biết về lợi ích của ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm nông sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản và quảng bá sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh theo Kế hoạch số 3608/KH-UBND ngày 15/10/2021 của UBND tỉnh về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã cung cấp các thông tin về mùa vụ, dự báo sản lượng, chủng loại, chất lượng, thị trường và các chính sách hiện đang được áp dụng của các loại nông sản và các sản phẩm từ chăn nuôi và danh sách các hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện để đưa lên sàn thương mại điện tử (gồm các hộ SXNN đơn lẻ; các hộ trong tổ hợp tác, các hộ trong hợp tác xã, các hộ trong liên hiệp hợp tác xã SXNN và các hộ trong doanh nghiệp SXNN).

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có 04 chủ thể, doanh nghiệp có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của tỉnh đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử trong nước (Công ty TNHH Tân Nhiên, Công ty TNHH MTV Ong Mật Bảo An Tây Ninh, Trại dế Oanh Vĩnh, Cơ sở chế biến kỹ nghệ thực phẩm Phú Gia Bảo); ngành Nông nghiệp cũng đã đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp và nguời sản xuất đăng ký mã số vùng trồng và cấp 50.000 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho 9 cơ sở (tổ chức, cá nhân) sản xuất cây ăn quả; hỗ trợ cấp 100 mã số vùng trồng và 21 mã số cơ sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu sang các thị trường như: EU, Hoa kỳ, Úc, New Zealand  và Trung Quốc; đã triển khai cài đặt phần mềm truy xuất nguồn gốc cho 45 tổ chức, cá nhân với diện tích 280 ha; lũy kế đã thực hiện truy xuất nguồn gốc cho 220 tổ chức, cá nhân với tổng diện tích 1600 ha trên các loại cây bưởi, chuối, mãng cầu, xoài, nhãn, táo, bơ, sử dụng thiết bị bay không người lái phun thử nghiệm thuốc BVTV trên một số diện tích trồng mía, cây ăn quả (chuối), cây lúa; sử dụng phần mềm quản lý chuyên ngành PPDMS quản lý dữ liệu tình hình sản xuất, sâu bệnh hại cây trồng cụ thể từ cấp tỉnh đến huyện giúp cơ quan quản lý chuyên ngành theo dõi diễn biến tình hình dịch hại,... đã tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường giới thiệu cho nông dân biết và cài đặt app tra cứu thuốc BVTV trên điện thoại thông minh đã được cơ quan nhà nước ban hành danh mục được phép sử dụng; ứng dụng công nghệ thông tin trong chăn nuôi, xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu hệ thống công trình thủy lợi; ứng dụng Flycam, GIS, trong công tác bảo vệ; phòng cháy chữa cháy rừng cũng như phát triển rừng.

Công tác tuyên truyền luôn được chú trọng góp phần chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số đến công chức, viên chức và người lao động qua ứng dụng Zalo, Facebook...; quan tâm đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức đến các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã để từng bước thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả.

Tác giả: So Nong Nghiep

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây