Phòng trừ rệp sáp trên cây đu đủ

Thứ hai - 14/10/2024 16:39 408 0
Đu đủ là loại ăn quả, có thể ăn quả chín hoặc ăn quả sống (chế biến các món như dưa mắm chay hoặc mặn, nấu canh vv…), là loại cây dễ trồng, thích hợp nhiều vùng đất và được lựa chọn trồng chuyên canh hay xen canh trong các vườn cây ăn trái tại Thị xã Hòa Thành. Rệp sáp giả, rầy xanh, nhện đỏ, bệnh xoăn lá, thán thư, nấm bồ hóng...là bệnh gây ảnh hưởng nặng đến quả đu đủ. Để đảm bảo chất lượng và năng suất cho bà con nông dân trồng cây đu đủ, Trạm trồng trọt và BVTV Hòa Thành hướng dẫn cách nhận diện và một số biện pháp phòng trừ rệp sáp giả trên cây đu đủ.

Đu đủ là loại cây dễ trồng, thích hợp nhiều vùng đất và được lựa chọn trồng chuyên canh hay xen canh trong các vườn cây ăn trái tại Thị xã Hòa Thành. Cây đu đủ có thể trồng cho thu hoạch thời gian dài và năng suất cao, dễ tiêu thụ, có hiệu quả kinh tế. Đu đủ là loại ăn quả, có thể ăn quả chín hoặc ăn quả sống (chế biến các món như dưa mắm chay hoặc mặn, nấu canh vv…). Vì vậy, để đảm bảo được năng suất và chất lượng  bà con nông dân trồng cây Đu đủ cần quan tâm đến một số đối tượng gây hại như: rệp sáp giả, rầy xanh, nhện đỏ, bệnh xoăn lá, thán thư, nấm bồ hóng vv… Trạm trồng trọt và BVTV Hòa Thành hướng dẫn cách nhận diện và một số biện pháp phòng trừ rệp sáp giả trên cây đu đủ như sau.

1.Triệu chứng gây hại:

     Rệp sáp giả có tên khoa học: (Planococcus lilacinus thuộc họ Pseudococcidae, bộ Homoptera). Gây hại bằng cách chích hút nhựa của các phần non của cây Đu đủ như: đọt non, lá non, cuống trái, trái non và trên cả những trái đã già lớn. Rệp bám trên trái để lại những dấu chấm trắng, chích hút nhựa trái, làm trái nhỏ, biến dạng và giảm giá trị thương phẩm. Ngoài gây hại trực tiếp, rệp còn tiết ra dịch ngọt làm môi trường giúp nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quang hợp của cây, giảm năng suất và phẩm chất của trái. Rệp sáp giả gây hại nhiều trên các vườn trồng dày, bón nhiều phân đạm. Trong tự nhiên rệp sáp giả có nhiều thiên địch tấn công như: Bọ rùa, các loài ong ký sinh và nhiều loài ăn mồi khác. Rệp sáp sinh sản nhanh và phát triển với mật số rất cao, đôi khi bám dày đặc trắng xoá trên lá, thân, trái vv....

z5929123289813 a7435e579e8152fc0691e8db44e59704

  • Rệp sáp giả phát triển mạnh trong mùa nắng nóng. Là một loại côn trùng đa thực vì ngoài cây Đu đủ chúng còn gây hại trên rất nhiều loại cây ăn trái khác như ổi, mãng cầu, cam, quýt, chanh, bưởi,vv… vì thế việc phòng trị chúng đôi khi cũng gặp khá nhiều khó khăn. Do cơ thể của nhóm rệp sáp giả được phủ bởi một lớp sáp bên ngoài nên sử dụng thuốc hóa học không đúng có thể ảnh hưởng đến thiên địch của rệp sáp trong tự nhiên.

2. Biện pháp phòng trừ : Để phòng trừ rệp sáp, nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp.

*Biện pháp quản lý:

- Không nên trồng với mật độ quá dầy để vườn luôn được thông thoáng.

-Vệ sinh vườn đu đủ thường xuyên. Dọn sạch cỏ, tàn dư thực vật, lá cây mục ủ ở xung quanh để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến hôi.

- Tiêu hủy các bộ phận bị nhiễm rệp sáp nặng.

- Dùng vòi máy bơm nước có áp suất cao, tia nước mạnh xịt nước trực tiếp vào chỗ có nhiều rệp bu bám sẽ làm cho rệp bị rữa trôi.

* Biện pháphóa học:

Trường hợp rệp sáp xuất hiện với mật số cao, sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ. Có thể sử dụng dầu khoáng kết hợp với một số loại thuốc có hoạt chất như: Imidacloprid, Acetamiprid, Spirotetramat , Methidathion, Thiamethoxam, Abamectin vv…). Lưu ý: cây đu đủ rất nhạy cảm nên khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, nồng độ sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc và đảm bảo thời gian cách ly của thuốc.

        Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã Hòa Thành

 

 

Tác giả: Bao ve thuc vat

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây