Hướng dẫn phòng trừ bệnh chết nhánh trên cây nhãn

Thứ năm - 19/09/2024 15:22 382 0
Nhằm giúp cho nông dân giảm thiệt hại do bệnh chết nhánh gây ra, ngày 06 tháng 9 năm 2024, Trạm trồng trọt và BVTV Thị xã Hòa Thành phối hợp cùng Ủy ban nhân dân xã Trường Đông tổ chức lớp tập huấn phòng trừ bệnh chết nhánh trên cây Nhãn cho 20 nông dân trồng Nhãn trên địa bàn. Nội dung hướng dẫn cho nông dân cách nhận biết triệu chứng và các biện pháp phòng trừ bệnh chết nhánh trên Nhãn.

Thị xã Hòa Thành có trên 1.000 ha trồng cây nhãn, chủ yếu giống tiêu da bò, trồng tập trung chủ yếu  ở 2 xã Trường Hòa, Trường Đông. Những năm qua bệnh chết nhánh đã phát sinh gây hại rải rác ở nhiều vườn Nhãn tại địa phương.

          Nhằm giúp cho nông dân giảm thiệt hại do bệnh chết nhánh gây ra, ngày 06 tháng 9 năm 2024, Trạm trồng trọt và BVTV Thị xã Hòa Thành phối hợp cùng Ủy ban nhân dân xã Trường Đông tổ chức lớp tập huấn phòng trừ bệnh chết nhánh trên cây Nhãn cho 20 nông dân trồng Nhãn trên địa bàn. Nội dung hướng dẫn cho nông dân cách nhận biết triệu chứng và các biện pháp phòng trừ bệnh chết nhánh trên Nhãn.

h 1
Hình ảnh: Cây nhãn bị bệnh chết nhánh ở Thị xã Hoà Thành

* Tác nhân truyền bệnh:

Theo kết quả giám định các mẫu bệnh chết nhánh nhãn do Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam thực hiện và ghi nhận được thì tác nhân do nấm Ceratocystis. Ngoài ra, một số nấm khác và vi khuẩn cũng hiện diện trong mẫu giám định, tuy nhiên chúng chiếm tỷ lệ rất thấp.

*Triệu chứng và cách gây hại:

    Triệu chứng ban đầu bệnh xuất hiện trên một số cành chính, lá bị héo, sau đó toàn bộ cây bị héo khô, rụng lá và làm chết cây. Trong một số trường hợp cây bị bệnh nặng thì cây bị héo một cách rất nhanh chóng, đột ngột. Vị trí cành héo thường gặp ở những cành cấp 1 hay thân chính. Quan sát trên cành và thân không thấy có vết bệnh sự tấn công. Tuy nhiên, khi cắt ngang mặt cắt cuả cành hoặc thân chính bị chết nhánh thì thấy có những vết màu đen không có hình dạng nhất định và phân bố trên bề mặt vết cắt.

h2 2 3

          Nấm nhiễm vào thân cây chủ yếu qua vết thương do cắt tỉa cành, tạo tán hay khoanh vỏ xử lý ra hoa, nấm nhiễm vào mạch dẫn của cây và phát triển gây hại bên trong nên khó phát hiện, đến khi đã tấn công gần hết mạch gỗ làm tắt nghẽn việc vận chuyến nước, dinh dưỡng nên làm cây chết đột ngột, cho nên khi ta phát hiện cây lộ triệu chứng thì đã quá muộn để phòng trừ. Thêm vào đó, nếu phần nhiễm bệnh chưa được cắt bỏ triệt để thì một thời gian sau sẽ có sự xuất hiện lớp nhựa ứa ra từ mặt vết cắt. Lớp nhựa này mang nhiều bào tử nấm, có mùi hương hấp dẫn bọ cánh cứng (nhỏ hơn hạt gạo) chích hút nhựa cây và lan truyền bệnh do bào tử nấm bám vào cơ thể chúng khi chúng chích hút nhựa cây, sau đó chúng sẽ truyền nhiễm bệnh sang những cây khoẻ khác thông qua những vết thương cơ giới.  Ấu trùng bọ cánh cứng phát triển thành trùng cũng mang bào tử nấm, di chuyển sang cây khoẻ và truyền nhiễm bệnh trong quá trình đục vỏ thân cây. Ngoài ra, kiến, mối cũng có thể lan truyền mầm bệnh nấm từ cây này sang cây khác.

h3
Hình ảnh: vết cắt nhánh bệnh bị khô cành ở Thị xã Hoà Thành

Điều kiện phát triển bệnh:

Qua kết quả điều tra, khảo sát bệnh chết nhánh nhãn tiêu da bò do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam thực hiện cho thấy: bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa, đặc biệt tập trung ở giai đoạn sau khi khoanh vỏ xử lý ra hoa, giai đoạn trái non và kéo dài đến đầu mùa nắng năm sau.

*Biện pháp quản lý bệnh chết nhánh:

1- Biện pháp canh tác: Chăm sóc cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho vườn cây;  Sau khi thu hoạch, tiến hành cắt tỉa và tiêu huỷ những cành sâu bệnh, cành vô hiệu bên trong tán, vệ sinh vườn sạch sẽ.  Bệnh có thể lây lan qua dụng cụ cắt tỉa, do đó sau mỗi lần cắt tỉa cũng như khi sử dụng dụng cụ từ cây bị bệnh sang cây khoẻ nên khử trùng dụng cụ bằng cách ngâm dụng cụ trong dung dịch cồn 900 trong 10 phút nhằm tiêu diệt mầm bệnh cũng như tránh sự lây lan; Cắt bỏ cành, cây bị bệnh nặng. Tiêu huỷ tập trung. Quét thuốc trừ nấm hoặc nước  ngay vết cắt để tránh nhiễm bệnh ngay vết thương. Lưu ý: nếu vết cắt vẫn còn ứa ra lớp nhựa đen có chứa bào tử nấm thì tiếp tục cắt sâu vào và tiếp tục quan sát cho đến khi vết cắt khô hẳn

 Rải vôi xung quanh tán cây, 2 lần/năm (đầu mùa mưa và đầu mùa nắng); Không được chiết cành hoặc sử dụng mắt ghép (bo) trên cây nhiễm bệnh làm vật liệu ghép vì  nấm có khả năng lây nhiễm qua cách nhân giống bằng phương pháp vô tính.

2- Biện pháp sinh học: bón phân hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma để cải thiện hệ vi sinh vật đất đồng thời góp phần làm giảm mầm bệnh lưu tồn trong đất.

3- Biện pháp hoá học:

+ Vào đầu mùa mưa có thể dùng các loại thuốc có gốc đồng để phun lên tán lá và quét vôi vào gốc cây để ngăn ngừa nấm tấn công.

+ Đối với việc khoanh vỏ xử lý ra hoa: không nên mở vết khoanh quá lớn và nếu được có thể dùng thuốc trừ nấm quét quanh vết khoanh để hạn chế sự tấn công cuả bệnh. Phun ngừa thuốc trừ nấm phổ rộng có nhóm hoạt chất như : Mancozeb , Propinneb, Hexaconazole, Fosetyl Aluminium  vv…trước khi khoanh vỏ xử lý ra hoa nhằm tiêu diệt mầm bệnh.

h4
Hình ảnh: Tập huấn phòng trừ dịch hại trên cây trồng

Trạm Trồng trọt và BVTV Hòa Thành

 

Tác giả: Bao ve thuc vat

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây