Chính phủ ban hành Nghị định 42/2019/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Thứ tư - 14/08/2019 21:00 1.302 0

Ngày 16/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 42/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/7/2019.

Nghị định này:
- Làm hết hiệu lực Nghị định 103/2013/NĐ-CP
- Làm hết hiệu lực một phần Nghị định 41/2017/NĐ-CPNghị định 64/2018/NĐ-CP
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định 119/2017/NĐ-CP
- Hướng dẫn Luật Thủy sản 2017

Đối tượng áp dụng

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

- Tổ chức theo Nghị định này bao gồm:

+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);

+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

+ Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

+ Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

-  Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.

Nội dung trọng tâm của Nghị định như sau:

Khai thác thủy sản bằng tàu dài trên 24m trái phép, phạt đến 01 tỷ đồng

Đây là nội dung được Chính phủ thông qua tại Nghi định 42/2019/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản ngày 16/5/2019.

Theo đó, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng nếu không đăng ký nuôi trồng thủ sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực. Bên cạnh đó, đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật về điều kiện nuôi trồng thủy sản theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

Đặc biệt, mức phạt cao nhất lên đến 01 tỷ đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi sau đây:

Thứ nhất, sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam hoặc không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất 24m trở lên theo quy định.

Thứ hai, khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn…

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây