Thực hiện Kế hoạch số 4561/KH-SNN ngày 27 tháng 11 năm 2024 về việc học tập kinh nghiệm giao rừng, cho thuê rừng sản xuất đến hộ gia đình, cá nhân và các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, Đoàn công tác gồm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm khuyến nông, đại diện UBND các huyện, các đơn vị chủ rừng và hộ nhận khoán rừng trên tỉnh đến thăm và làm việc tại 02 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông trong 03 ngày kể từ ngày 05/12/2024 đến ngày 07/12/2024.
Mục đích của chuyến đi nhằm kịp thời nắm bắt thông tin, kinh nghiệm trong công tác giao rừng, cho thuê rừng sản xuất đến hộ gia đình, cá nhân và các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng có giá trị kinh tế cao trên địa bàn các 02 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, từ đó áp dụng vào thực tiễn công tác giao rừng, cho thuê rừng, trồng cây dưới tán rừng tại Tây Ninh góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp tại địa phương.
Tại buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Đắk Lắk – Đắk Nông đã trao đổi với Đoàn về tình hình giao rừng và cho thuê rừng sản xuất, những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn và chia sẽ những bài học kinh nghiệm, giải pháp khắc phục trong triển khai thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng của địa phương.
Đoàn công tác được tham quan mô hình trồng nấm Linh chi đỏ dưới tán rừng Keo lai 3 năm tuổi tại xã Cư Kty, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk; theo báo cáo của Hợp tác xã nấm dược liệu Chư Yang Sin, chu kỳ trồng và chăm sóc cho đến khai thác nấm Linh chi đỏ là 03 tháng thu hoạch 2 – 3 lần; trung bình khoảng 850 kg tươi – 400kg khô; giá bán khoảng 500.000 đồng.
Như vậy, trong thời gian chờ khai thác cây keo thì tận dụng diện tích dưới tán để trồng nấm Linh chi đỏ, vừa đem lại sinh kế bền vững cho người tham gia trồng rừng vừa ngăn chặn nguy cơ cháy rừng; đồng thời, trong quá trình chăm sóc nấm làm tăng độ ẩm (tưới nước cho nấm) đã hỗ trợ cho cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt. Đây là mô hình có khả năng áp dụng đối với diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần tăng giá trị sản xuất của rừng, giúp người dân có thêm thu nhập nhất là khi rừng trồng đã khép tán.
Chi cục Kiểm lâm
Một số hình ảnh liên quan:
Tác giả: Lam nghiep -cckl
Ý kiến bạn đọc