- Cây lúa: Diện tích gieo sạ toàn tỉnh là 48.657 ha, đạt 97,3% KH. Trong đó: giai đoạn làm đòng 6.086 ha, trổ 26.271 ha, chín 10.153 ha và thu hoạch 6.147 ha với NSBQ 4,9 tấn/ha.
- Cây trồng khác:
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.309 |
834 |
2,5 |
- Rau các loại |
5.020 |
2.140 |
15,0 |
- Đậu các loại |
1.645 |
903 |
1,2 |
- Khoai các loại |
198 |
79 |
12,0 |
- Bắp |
932 |
317 |
6,0 |
- Dưa hấu |
81 |
67 |
16,2 |
- Mì trồng mới |
8.327 |
6.854 |
35,0 |
- Mía trồng mới |
715 |
5 |
|
- Mè |
53 |
|
|
- Cao su trồng mới |
12 |
|
|
- Cây lúa: 2.763 ha, trong đó: giai đoạn mạ 2.468 ha và đẻ nhánh 295 ha.
- Đậu phộng: 29 ha;
- Rau các loại: 290 ha;
- Khoai các loại: 10;
- Bắp: 44 ha;
- Đậu các loại: 30 ha;
- Mì trồng mới: 289 ha.
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
Cây lúa: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm dịch hại là 1.429 ha, tăng 400 ha so với tuần trước, chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ, phân bố rải rác tại các vùng trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Một số đối tượng gây hại chủ yếu:
- Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 204 ha lúa ở giai đoạn làm đòng – trổ, giảm 336 ha so với tuần trước, mật số phổ biến là 1.000-1.500 con/m2, rầy tuổi 5 – trưởng thành.
- Sâu cuốn lá: Gây hại nhẹ 73 ha lúa giai đoạn làm đòng – trổ, giảm 47 ha so với tuần trước, mật số phổ biến là 5-10 con/m2, sâu tuổi 5 – trưởng thành.
- Bệnh đạo ôn: Gây hại 347 ha lúa giai đoạn làm đòng – trổ, tăng 200 ha so với tuần trước, ở mức nhiễm nhẹ. Trong đó: trên lá nhiễm 117 ha, 5-10% và cổ bông nhiễm 230 ha, 3-5%.
- Bệnh cháy bìa lá: Gây hại 129 ha lúa giai đoạn làm đòng – trổ, tăng 51 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến là 5-10%.
- Bệnh lem lép hạt: Gây hại 594 ha lúa giai đoạn làm đòng – trổ, thời tiết mưa nhiều nên bệnh đã tăng mạnh (545 ha) so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến 3-5%.
- Bệnh thối gốc do vi khuẩn: Gây hại 2,8 ha lúa giai đoạn 30-35 NSS với tỷ lệ hại 15-20% tại xã Biên Giới huyện Châu Thành. Hiện nay, diện tích lúa nhiễm bệnh đã phục hồi.
- Dịch hại khác: Diện tích nhiễm ít, mật số thấp; như: bệnh khô vằn (69 ha) và chuột (10 ha).
2. Cây trồng khác:
- Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm dịch hại là 119 ha, tăng 80 ha so với tuần trước, gây hại ở mức nhẹ. Một số đối tượng có diện tích nhiễm nhiều là: Sâu xanh (25 ha), bệnh thán thư (32 ha), bệnh đốm lá (19,5 ha)….
- Cây mãng cầu ta: Trong tuần, một số dịch hại phát sinh gây hại nhẹ như: bọ vòi voi (16 ha), rệp sáp (15 ha), ruồi đục quả (13 ha) và bệnh thán thư (4 ha).
- Cây cao su:
+ Bệnh vàng rụng lá Corynespora: gây hại 15 ha, giai đoạn 6-8 năm tại huyện Tân Biên với tỷ lệ hại là 5-10%.
+ Bệnh nấm hồng: gây hại 15 ha, giai đoạn 3-5 năm tại huyện Tân Biên với tỷ lệ hại là 3-5%.
- Cây mì: Trong tuần, không phát hiện diện tích nhiễm mới rệp sáp hồng trên địa bàn tỉnh.
III. Dự kiến tình hình sinh vật hại cây trồng từ 23/7 – 29/7/2014
1. Cây lúa:
- Vụ Hè Thu 2014: Các dịch hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn, khô vằn, cháy bìa lá, đốm sọc lá do vi khuẩn, lem lép hạt, … tiếp tục phát sinh gây hại các trà lúa từ giai đoạn làm đòng – vào chắc. Trong đó, bà con nông dân cần lưu ý nhóm bệnh hại phát sinh do thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao.
- Vụ Thu đông (Mùa) 2014 sớm:
+ Đối với diện tích chuẩn bị xuống giống: bà con nông dân cần theo dõi tình hình rầy nâu di trú vào đèn để sắp xếp thời gian gieo sạ né rầy và áp dụng đồng bộ các biện pháp tổng hợp ngay từ đầu vụ như : vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, làm đất, sạ thưa, chăm sóc, bón phân cân đối giữa N – P – K, bón đạm theo nhu cầu của cây, phát hiện và phòng trừ sớm nhóm bệnh hại,…
+ Đối với trà lúa dưới 40 NSS: Hạn chế tối đa việc sử dụng nhóm thuốc trừ sâu phổ rộng nhằm bảo tồn nguồn thiên địch trên đồng ruộng, hạn chế bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau.
2. Cây rau:
- Vụ Hè Thu 2014: Một số đối tượng như: sâu xanh, sâu khoang, sâu đục trái, bệnh thán thư, đốm lá, sương mai, bệnh thối nhũn,..... phát sinh gây hại. Chú ý tiêu thoát nước tốt cho ruộng rau, nhằm hạn chế việc úng ngập cục bộ và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm nấm gây hại trong đất và vi khuẩn phát sinh mạnh.
- Vụ Thu Đông (Mùa) 2014 sớm: Nên tiến hành làm đất kỹ và đảm bảo thời gian cách vụ ít nhất 2 tuần để giảm mầm bệnh cho vụ sau.
- Sử dụng thuốc BVTV/rau: Bà con nông dân nên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc ít độc, thuốc có thời gian cách ly ngắn và tuân thủ theo nguyên tắc “ 4 đúng ”.
3. Cây cao su: Lưu ý bệnh vàng rụng lá Corynespora, nấm hồng, nứt vỏ xì mủ, ….
CHI CỤC BVTV TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc