Lớp huấn luyện Giảng viên chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (gọi tắt là IPHM)

Chủ nhật - 03/09/2023 11:05 377 0
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) bảo đảm sức khỏe cây trồng, chủ động phòng chống sinh vật gây hại, nâng cao được giá trị sản phẩm trồng trọt, giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao nhận thức cho nông dân về sức khỏe cây trồng và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hànhQuyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV ngày 23/9/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam, giai đoạn 2022 – 2030

Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) bảo đảm sức khỏe cây trồng, chủ động phòng chống sinh vật gây hại, nâng cao được giá trị sản phẩm trồng trọt, giảm chi phí đầu vào, giảm hóa chất độc hại, giảm phát thải khí nhà kính, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao nhận thức cho nông dân về sức khỏe cây trồng và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hànhQuyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV ngày 23/9/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam, giai đoạn 2022 – 2030.

           Nhằm hoàn thành mục tiêu đào tạo ít nhất 05 giảng viên IPHM quốc gia làm nền tảng triển khai Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam, giai đoạn 2022 – 2030 tại các tỉnh, thành phố. Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên TOT-IPM lên TOT-IPHM từ ngày 17/8 – 27/8/2023 tại xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

h1

Hình 1: Khai giảng khoá tập huấn TOT-IPHM 

(Nguồn: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thưc vật)

Tham gia khóa học có 30 học viên, là công chức, viên chức ngành Nông ngiệp và PTNT các tỉnh đã qua lớp tập huấn IPM cơ bản như: Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre; riêng Chi cục Trồng trọt và BVTV Tây Ninh tham dự 04 học viên. Với khung thời gian gồm 11 ngày học tập. Phương pháp đào tạo trao đổi hai chiều, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, lấy học viên làm trung tâm, tập trung vào đào tạo các kỹ năng như kỹ năng thuyết trình, thảo luận nhóm, kỹ năng tập huấn cho người lớn tuổi, phương pháp huấn luyện 2 chiều … các học viên đã hoàn thành các nội dung chương trình theo tài liệu hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật biên soạn thống nhất sử dụng trong cả nước, tập trung vào 11 chuyên đề và 1 chủ đề đặc biệt, trong đó tập trung vào các nội dung: định nghĩa sơ lược và nguyên tắc của IPHM; sức khỏe cây trồng; sức khỏe đất và dinh dưỡng cho cây trồng; chuỗi liên kết sản xuất; quản lý cỏ dại bền vững; thuốc bảo vệ thực vật; biện pháp đấu tranh sinh học; nông nghiệp sinh thái; nông nghiệp 4.0 và chuyển đổi số; yêu cầu kỹ thuật trong xuất khẩu nông sản Việt Nam.

          Chủ đề thực hành: Hướng dẫn xây dựng mô hình sinh thái thủy sinh – Bể cá Mini; đánh giá tác động của thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ đến sâu hại, thiên địch và hệ sinh thái thủy sinh mô hình bể cá. Thí nghiệm đánh giá tỷ lệ nẩy mầm, sức khỏe hạt giống lúa. Khảo sát thực tế hệ sinh thái đồng ruộng tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Thành Nam, địa chỉ: xã Mỹ Thành Nam huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.

h2

Hình 2: Một số hoạt động thực hành tại khoá tập huấn TOT-IPHM

(Nguồn: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thưc vật)

          Kết thúc khóa học, tất cả học viên khóa TOT-IPM đã hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp giấy chứng nhận, có đủ trình độ để tổ chức, giảng dạy các lớp TOT - IPHM cấp tỉnh và lớp huấn luyện nông dân tại địa phương. Đây sẽ là các nhân tố tích cực để tuyên truyền, nhân rộng chương trình IPHM, là hạt nhân để thực hiện thành công Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực tỉnh Tây Ninh đến năm 2030.

h3 1

Hình 3: Bế giảng khoá tập huấn TOT-IPHM

(Nguồn: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thưc vật)

 

PHÒNG TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TÂY NINH

Tác giả: Bao ve thuc vat

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

  Góp ý

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây