- Dịch cúm gia cầm: Hiện nay, cả nước không có dịch cúm gia cầm.
- Dịch Lở mồm long móng (LMLM): Hiện nay, cả nước không có dịch LMLM.
- Dịch Tai xanh trên heo: Hiện nay, cả nước có 1 tỉnh: Sóc Trăng có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày.
Nhận định: Theo Cục Thú y, trong hai tuần qua, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, trên cả nước còn 1 tỉnh có dịch lợn tai xanh. Ban chỉ đạo nhận định, nguy cơ dịch phát sinh trong thời gian tới trên địa bàn các tỉnh có dịch, vùng ổ dịch cũ và trọng điểm chăn nuôi heo là rất cao do hoạt động chăn nuôi gia tăng, phục vụ nhu cầu cuối năm.
Thời điểm này người chăn nuôi đang tập trung tái đàn để cung cấp thực phẩm cho thị trường Tết Nguyên đán cũng đúng vào lúc thời tiết chuyển mùa, phải tăng cường phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm (GSGC). Tuy nhiên, nhiều người chăn nuôi vẫn còn chủ quan nên dịch bệnh luôn đe dọa.
Trong tỉnh:
- Tình hình dịch bệnh: Trên địa bàn tỉnh: Trong tuần qua, tình hình dịch bệnh tương đối ổn định, không xảy ra dịch bệnh. Bệnh truyền nhiễm xảy ra lẻ tẻ và đã được điều trị, khống chế kịp thời.
- Các biện pháp phòng chống dịch bệnh: Để đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi trong các tháng cuối năm, Chi cục Thú y đã chỉ đạo các Trạm thú y huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh đến từng thôn, xóm, cụm dân cư. Ngành Thú y không ngừng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác phòng chống dịch bệnh bằng nhiều hình thức để người chăn nuôi chủ động phối hợp tiêm phòng cho đàn vật nuôi, chủ động khai báo, không giấu dịch, bán chạy, vứt xác GSGC bệnh ra môi trường ... Ngoài ra:
- Tăng cường công tác kiểm dịch kiểm soát vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm các sản phẩm của chúng. Góp phần phòng chống hiệu quả dịch bệnh, quản lý và kiểm soát được lượng gia cầm, gia súc vận chuyển.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền vận động người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm tích cực hưởng ứng các biện pháp phòng chống dịch chủ động khai báo khi có dịch.
- Vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh lây sang người, khai báo với chính quyền địa phương hoặc cán bộ Thú y khi phát hiện gia súc, gia cầm bệnh, chết không rõ nguyên nhân.
- Khi chăn nuôi, nên chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ, thực hiện tiêm phòng các truyền nhiễm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Thực hiện định kỳ việc lấy mẫu kiểm tra sự lưu hành của virus cúm gia cầm, mức độ bảo hộ của bệnh tai xanh trên heo nhằm phát hiện sớm dịch bệnh, tích cực phòng chống dịch bệnh phát sinh.
CHI CỤC THÚ Y TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc