Tình hình sản xuất cây trồng tại Tây Ninh:
* Vụ Hè Thu 2012:
- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 50.843 ha, đạt 92,44 % KH vụ Hè Thu. Hiện nay, đã thu hoạch dứt điểm, NSBQ: 4,7 tấn/ha.
- Cây trồng khác: Thu hoạch sắp dứt điểm.
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.550 |
1.384 |
2,6 |
- Rau các loại |
5.266 |
4.649 |
12,0 |
- Đậu các loại |
1.425 |
1.239 |
1,6 |
- Khoai các loại |
413 |
258 |
11,0 |
- Bắp |
745 |
651 |
5,0 |
- Mì |
8.304 |
11.919 (năm 2011) |
26,5 |
- Mía |
694 |
187 |
65,0 |
- Dưa hấu |
204 |
111 |
16,0 |
- Mè |
97 |
80 |
1,6 |
- Cây khác |
82 |
65 |
|
* Vụ Thu Đông (Mùa) 2012:
- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 50.687 ha, đạt 92,2% KH vụ Thu Đông. Trong đó: Giai đoạn mạ 16.344 ha, đẻ nhánh 26.163 ha, làm đòng 6.189 ha và trổ 1.795 ha, chín 102 ha, thu hoạch 94 ha với NSBQ: 4,4 tấn/ha.
- Cây trồng khác:
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1368 |
|
|
- Rau các loại |
4247 |
308 |
15 |
- Đậu các loại |
1015 |
|
|
- Khoai các loại |
428 |
|
|
- Bắp |
559 |
|
|
- Dưa hấu |
51 |
2 |
|
- Mì trồng mới |
3.605 |
|
|
- Mía trồng mới |
54 |
|
|
* Tình hình dịch hại cây trồng từ 12/9 – 18/9/2012:
Cây lúa
* Vụ Thu Đông 2012 (Mùa): Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại là 445 ha, giảm 42 ha so với tuần trước, chủ yếu gây hại nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng. Trong đó:
+ Sâu cuốn lá: Gây hại nhẹ 93 ha, giảm 119 ha so với tuần trước.
+ Đạo ôn lá: Nhiễm nhẹ 208 ha, tăng 70 ha so với tuần trước.
+ Rầy nâu: Phát sinh gây hại nhẹ 66 ha, giảm 7 ha so với tuần trước, mật số phổ biến trên đồng là 800-1.000 con/m2, tuổi 2-3, phân bố tại các huyện Châu Thành, Dương Minh Châu và Thị xã.
+ Dịch hại khác: diện tích nhiễm ít, mật số thấp.
Cây trồng khác:
+ Rau các loại: Trong tuần tình hình dịch hại ở mức nhiễm nhẹ, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 170 ha, giảm 14 ha so với tuần trước. Trong đó, các đối tượng sâu bệnh hại có diện tích nhiễm nhiều như: sâu xanh (25 ha), rầy mềm (24 ha),… và các bệnh thán thư (51 ha), sương mai (26 ha), …
+ Cây mãng cầu ta: 69 ha nhiễm nhẹ các đối tượng: Ruồi đục quả, rệp sáp, bọ vòi voi, thán thư, giảm nhẹ so với tuần trước.
+ Bệnh chổi rồng trên cây nhãn trong tuần đã thống kê toàn tỉnh tính đến ngày 14/9/2012 đã có 356,5 ha bị nhiễm, trong đó: Nhiễm nhẹ (<10%) là 132,1 ha; trung bình (10=< 30%) là 54,5 ha; nặng (30-70%) là 118,9 ha tại Bàu Đồn (15 ha), Hiệp Thạnh(80 ha), Cẩm Giang (18,9ha) huyện Gò Dầu và xã Gia Lộc (5 ha) huyện Trảng Bàng; rất nặng (>70) là 51 ha tại Bàu Đồn (5 ha), xã Hiệp Thạnh (46 ha) - huyện Gò Dầu.
+ Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá có 20 ha, nhiễm nhẹ 5% trên cây 5 – 7 năm tại xã Tân Hà huyện Tân Châu.
+ Cây mì: Trong tuần chưa phát hiện thêm diện tích mới nhiễm rệp sáp bột hồng.
* Dự báo tình hình dịch hại từ 19/9 – 25/9/2012:
Cây lúa
* Vụ Thu Đông (Mùa) 2012: Một số đối tượng dịch hại cần lưu ý:
- Rầy nâu: Hiện nay do điều kiện thời tiết có ẩm độ cao, cùng với mưa to và gió lớn thường xuyên sẽ xuất hiện nhiều bệnh hại như bệnh cháy bìa lá, vàng lá chín sớm, bệnh đạo ôn, lem lép hạt và khô vằn sẽ tiếp tục phát sinh gây hại. Vì vậy cán bộ kỹ thuật cùng bà con nông dân tích cực thăm đồng sớm phát hiện những ổ bệnh cục bộ trong ruộng để có biện pháp ngăn ngừa các đối tượng gây hại, hạn chế thiệt hại cho cây trồng và năng suất cuối vụ.
Đồng thời do mưa nhiều cần lưu ý tình hình tiêu thoát nước tại các chân ruộng trũng và Ốc bươu vàng, chuột, sâu phao gây hại.
Các cây trồng khác:
- Cây rau: Tiếp tục bảo vệ che chắn cây trồng, lên luống cao và hệ thống tiêu thoát nước tốt hạn chế thiệt hại xảy ra. Lưu ý tình hình bệnh hại như sương mai, thán thư, đốm lá, chết cây con,... sẽ tiếp tục phát sinh gây hại. Sử dụng thuốc BVTV cho phép sử dụng trên cây rau, đảm bảo thời gian cách ly và kỹ thuật phun khi cần thiết.
- Cây mãng cầu ta: Rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả, thán thư tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây nhãn: Tình hình bệnh chổi rồng trên nhãn đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và chỉ chiếm 16,9 % diện tích trồng nhãn, chủ yếu tại các vườn cây phân tán. Bà con cần nhận diện bệnh như sau: Bệnh xuất hiện trên các chồi lá non và ngay cả trên hoa, làm cho chồi lá không phát triển được và mọc thành chùm, các lá này không lớn lên được và cụm lại như bó chổi; nếu trên hoa thì làm cho hoa kém phát triển và khả năng đậu quả rất kém. Khi phát hiện bệnh thì cắt bỏ và thu gom, đem đốt các cành bị bệnh. Chú ý đốn tỉa, tạo tán ngay sau thu hoạch quả, đảm bảo tán cây đủ thoáng và phun thuốc phòng trị nhện lông nhung.
- Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá Corynespora, bệnh nứt vỏ do nấm Botryodiploidia, nấm hồng, loét sọc mặt cạo... tiếp tục phát sinh gây hại.
CHI CỤC BVTV TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc