* Tình hình sản xuất cây trồng tại Tây Ninh tuần qua:
* Vụ Thu Đông (Mùa) 2012:
- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 55.240 ha, đạt 100,4% KH vụ Thu Đông. Trong đó: Giai đoạn mạ 359 ha, đẻ nhánh 21.784 ha, làm đòng 21.447 ha, trổ 8.190 ha, chín 2.127 ha và thu hoạch 1.333 ha với NSBQ: 4,2 tấn/ha.
- Cây trồng khác:
Cây trồng |
Diện tích SX (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.465 |
279 |
2,6 |
- Rau các loại |
5110 |
730 |
12 |
- Đậu các loại |
1.125 |
7 |
1,2 |
- Khoai các loại |
516 |
18 |
11,7 |
- Bắp |
674 |
80 |
5,6 |
- Dưa hấu |
66 |
15 |
15 |
- Mì trồng mới |
3.814 |
10.904 (vụ Đông xuân 2012) |
28 |
- Mía trồng mới |
143 |
|
|
- Mè |
30 |
|
|
* Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua:
Cây lúa vụ Thu Đông 2012 (Mùa): Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 1.117 ha, tăng 101 ha so với tuần trước. Các đối tượng có diện tích gây hại nhiều như:
+ Đạo ôn lá: Nhiễm nhẹ 407 ha, tăng 39 ha so với tuần trước, phân bố ở hầu hết các huyện thị.
+ Khô vằn: Gây hại nhẹ 263 ha, giảm 95 ha so với tuần trước, phân bố tại các huyện Dương Minh Châu, Châu Thành, Thị xã và Tân Biên.
+ Rầy nâu: Gây hại nhẹ 197 ha, tăng 96 ha so với tuần trước, mật số phổ biến trên đồng là 500-800 con/m2, rầy tuổi 3-4, phân bố tại các huyện Bến Cầu, Dương Minh Châu, Châu Thành và Thị xã.
+ Sâu cuốn lá: Phát sinh gây hại nhẹ 153 ha, tăng 54 so với tuần trước.
+ Chuột: Gây hại 20 ha trên lúa giai đoạn đòng - trổ. Trong đó: Gây hại nặng 11 ha tại huyện Bến Cầu.
+ Dịch hại khác: Diện tích nhiễm ít, mật số thấp. Gồm các đối tượng: Sâu phao (48 ha), cháy bìa lá (11 ha), vàng lá chín sớm (8 ha), lem lép hạt (7 ha), đạo ôn cổ bông (3 ha).
Cây trồng khác:
+ Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 243 ha, tăng 18 ha so với tuần trước, gây hại chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ (riêng bệnh thán thư gây hại trung bình trên 8 ha ớt tại huyện Bến Cầu). Các sâu bệnh hại có diện tích nhiễm nhiều là: Rầy mềm (47 ha), sâu xanh (32 ha) và các bệnh như thán thư (68 ha), đốm lá (42 ha), vàng lá (10 ha).
+ Cây mãng cầu ta: 74 ha nhiễm nhẹ các đối tượng: Ruồi đục quả, rệp sáp, bọ vòi voi, thán thư, tăng 7 ha so với tuần trước.
+ Cây đậu phộng: Diện tích nhiễm rất ít, mật số thấp.
+ Cây mì: 60 ha nhiễm bệnh cháy lá do vi khuẩn gây ra trên mì giai đoạn 5-6 tháng tuổi tại xã Tân Hòa, huyện Tân Châu.
* Dự báo tình hình dịch hại từ 17/10/2012 – 23/10/2012:
Cây lúa vụ Thu Đông (Mùa) 2012: Các đối tượng như rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, khô vằn, cháy bìa lá, ... phát sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ - trung bình trên các giai đoạn của cây lúa, nhất là trà lúa cuối đẻ nhánh - làm đòng – trổ và những ruộng bón thừa đạm, sạ dày, gieo sạ giống nhiễm,.... Bà con nông dân cần tích cực thăm đồng, sớm phát hiện dịch hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp, hiệu quả. Đối với rầy nâu, nếu mật số rầy 3 con/tép trên trà lúa làm đòng - trước trổ, tiến hành phun xịt bằng các loại thuốc trừ rầy thích hợp, đạt hiệu quả với một lần phun để hạn chế bộc phát sâu rầy ở giai đoạn sau trổ.
Các cây trồng khác:
- Cây rau: Thời tiết còn mưa, cần chuẩn bị mái che để tránh rau bị dập nát khi có mưa to. Đồng thời lên luống cao, đánh rãnh thoát nước tốt nhằm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và hạn chế các loài nấm trong đất phát sinh gây hại. Lưu ý các đối tượng như: Sâu xanh, sâu đục trái, ruồi đục trái, bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, thối nhũn,...tiếp tục phát sinh gây hại. Khi sử dụng thuốc BVTV trên rau nên dùng các loại thuốc sinh học, thuốc ít độc, thuốc có thời gian cách ly ngắn và tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.
- Cây mãng cầu ta: Các đối tượng như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục gây hại.
- Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá Corynespora, bệnh nứt vỏ do nấm Botryodiploidia, nấm hồng, loét sọc mặt cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây mì: Lưu ý sự phát sinh, lây lan và gây hại của bệnh cháy lá do vi khuẩn.
CHI CỤC BVTV TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc