* Tình hình sản xuất cây trồng tại Tây Ninh:
* Vụ Hè Thu 2012:
- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 50.843 ha, đạt 92,44 % KH vụ Hè Thu. Hiện nay, đã thu hoạch dứt điểm, NSBQ: 4,7 tấn/ha.
- Cây trồng khác: Thu hoạch dứt điểm.
* Vụ Thu Đông (Mùa) 2012:
- Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 52.943 ha, đạt 96,3% KH vụ Thu Đông. Trong đó: Giai đoạn mạ 9.709 ha, đẻ nhánh 31.445 ha, làm đòng 8.723 ha và trổ 2.647 ha, chín 229 ha, thu hoạch 190 ha với NSBQ: 4,3 tấn/ha.
- Cây trồng khác: Đang được tích cực xuống giống
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.375 |
45 |
2,7 |
- Rau các loại |
4.423 |
428 |
14 |
- Đậu các loại |
1.078 |
|
|
- Khoai các loại |
456 |
|
|
- Bắp |
606 |
15 |
5 |
- Dưa hấu |
60 |
4 |
15 |
- Mì trồng mới |
3.605 |
4.250 (vụ Hè Thu 2012) |
28 |
- Mía trồng mới |
65 |
|
|
- Mè |
16 |
|
|
* Tình hình dịch hại cây trồng từ 19/09 – 25/09/2012:
Cây lúa:
* Vụ Thu Đông 2012 (Mùa): Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại là 536 ha, tăng 91 ha so với tuần trước, chủ yếu gây hại nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng. Trong đó:
+ Đạo ôn lá: Nhiễm nhẹ 229 ha, tăng 21 ha so với tuần trước.
+ Sâu cuốn lá: Gây hại nhẹ 83 ha, giảm 10 ha so với tuần trước.
+ Rầy nâu: Phát sinh gây hại nhẹ 93 ha, tăng 27 ha so với tuần trước, mật số phổ biến trên đồng là 500-1.200 con/m2, tuổi 3-4, phân bố tại các huyện/thị: Thị xã, Châu Thành và Dương Minh Châu.
+ Chuột: Gây thiệt hại 15 ha (trung bình: 10 ha) tại huyện Gò Dầu.
+ Ngập úng: Gây thiệt hại 12 ha trên lúa giai đoạn 15-20NSS; trong đó: Thiệt hại 30-50% là 6,3 ha; mất trắng 100% là 5,7 ha tại huyện Gò Dầu.
+ Dịch hại khác: Diện tích nhiễm ít, mật số thấp.
Cây trồng khác:
+ Rau các loại: Trong tuần tình hình dịch hại ở mức nhiễm nhẹ, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 212 ha, tăng 42 ha so với tuần trước. Trong đó, các đối tượng sâu bệnh hại có diện tích nhiễm nhiều như: Sâu xanh (30 ha), rầy mềm (26 ha),… và các bệnh đốm lá (49 ha), thán thư (45 ha), …
+ Cây mãng cầu ta: 82 ha nhiễm nhẹ các đối tượng: Ruồi đục quả, rệp sáp, bọ vòi voi, thán thư, tăng 13 ha so với tuần trước.
+ Cây đậu phộng: 15 ha nhiễm nhẹ các đối tượng: Sâu xanh, đốm lá, giảm 8 ha so với tuần trước.
+ Cây mì: 30 ha nhiễm nhẹ bệnh cháy lá do vi khuẩn trên mì giai đoạn 3-3,5 tháng tại xã Thạnh Đông huyện Tân Châu.
* Dự báo tình hình dịch hại từ 26/09 – 02/10/2012:
Cây lúa
* Vụ Thu Đông (Mùa) 2012:
Hiện nay, do điều kiện thời tiết có ẩm độ cao, mưa to và gió lớn thường xuyên sẽ xuất hiện nhiều bệnh hại như: Bệnh cháy bìa lá, vàng lá chín sớm, bệnh đạo ôn, lem lép hạt và khô vằn sẽ tiếp tục phát sinh gây hại xảy ra. Đồng thời, trong tuần đã có diện tích lúa bị ngập úng, bị chuột cắn phá, gây thiệt hại trung bình đến nặng. Vì vậy, bà con nông dân cần tích cực thăm đồng nhằm sớm phát hiện dịch hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp và đối với những chân ruộng trũng bị ngập nước cần có biện pháp bơm tháo nước hạn chế thiệt hại cho cây trồng.
Các cây trồng khác:
- Cây rau: Cần lưu ý tình hình ngập úng, các đối tượng như rầy mềm, sâu xanh, sâu đục trái, ruồi đục trái, bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, chết cây con,...tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây mãng cầu ta: Rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục gây hại giai đoạn ra hoa - cho trái.
- Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá Corynespora, bệnh nứt vỏ do nấm Botryodiploidia, nấm hồng, loét sọc mặt cạo... tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây nhãn: Bà con nông dân cần thường xuyên kiểm tra vườn nhãn sớm phát hiện bệnh chổi rồng và có biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời.
- Cây mì: Do điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho một số bệnh hại phát triển, vì vậy các vùng chuyên canh cây mì cần lưu ý tình hình bệnh cháy lá vi khuẩn, thối củ,... hạn chế thiệt hại xảy ra.
* Một số đặc điểm nhận diện bệnh cháy lá vi khuẩn:
- Vết bệnh xuất hiện trên phiến lá lúc đầu là những đốm nhỏ màu xanh xám, có góc cạnh. Về sau vết bệnh lớn dần lên, chuyển màu nâu, chung quanh có viền vàng, làm cháy một mảng lá, lá mềm nhũn và rũ xuống.
- Vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch dẫn tạo thành những vết xì mủ ở cuống lá và thân non, rễ và củ. Cây bị nặng lá héo rũ, cành và có khi cả cây bị chết.
* Biện pháp phòng trừ
- Trồng giống chống chịu bệnh.
- Xử lý đất, tàn dư cây mì và hom giống, không dùng hom giống ở cây bị bệnh.
- Bón phân đầy đủ, cân đối NPK.
- Sử dụng một số loại thuốc đặc trị bệnh do vi khuẩn được phép sử dụng trong danh mục thuốc BVTV Việt Nam và ngưng ngay việc sử dụng phân bón lá hoặc phân bón.
CHI CỤC BVTV TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc