Khảo sát địa điểm nghiên cứu tiền Dự án chuyển đổi hệ thống canh tác và quản lý chuỗi giá trị tinh bột sắn thông minh tại Tây Ninh

Thứ hai - 19/08/2024 09:07 167 0

Ngày 15/08/2024 Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh kết hợp đoàn cán bộ thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Di truyền Nông nghiệp và các chuyên gia Nhật Bản thực hiện khảo sát địa điểm nghiên cứu tiền dự án “ Chuyển đổi hệ thống sản xuất sắn ở Việt Nam thông qua canh tác và quản lý chuỗi giá trị tinh bột sắn thông minh”.

Cuộc họp khảo sát địa điểm tiền dự án được diễn ra tại hội trường Sở NN và PTNT Tây Ninh.

 Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh dự kiến trong năm 2024, diện tích canh tác sắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đạt khoảng 61.600 ha và năng suất tăng khoảng 33,5 tấn/ha. Với thế mạnh về canh tác sắn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã lựa chọn Tây Ninh là một trong những địa phương tham gia dự án để vận động vốn ODA không hoàn lại do chính phủ Nhật Bản viện trợ thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST). Với mục tiêu xây dựng và triển khai các biện pháp canh tác tái sinh/tuần hoàn cho cây sắn, hướng tới phát triển chuỗi cung ứng tinh bột bền vững cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Tổng vốn đầu tư của dự án ước tính 63,2 tỷ đồng và thực hiện từ năm 2025 đến 2030. Địa điểm triển khai dự án: Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải Nam trung bộ.

Các hợp phần chính của dự án gồm có: Phát triển và tích hợp canh tác tái sinh/tuần hoàn nhằm cải thiện sức khỏe của đất và dự trữ carbon trong đất; Xây dựng và phát triển công nghệ thông minh quản lý chuỗi cung ứng tinh bột; Triển khai các biện pháp canh tác tái sinh/tuần hoàn cho cộng đồng thông qua việc phát triển các dự án tín chỉ carbon.

  

Đoàn khảo sát tình hình canh tác sắn trên địa bàn huyện Tân Châu

Trong khuôn khổ chuyến khảo sát đoàn chuyên gia đã thực hiện khảo sát tình hình canh tác sắn ở Tây Ninh và lựa chọn địa điểm thực hiện dự án trên địa bàn 2 huyện Tân Châu và Dương Minh Châu. Dự án được triển khai có thể góp phần xác định chính xác lượng carbon tích lũy trong đất, qua đó tính toán được lượng giảm phát thải khí nhà kính thông qua các biện pháp cải thiện quy trình canh tác. Những biện pháp này không chỉ giúp giảm lượng khí thải mà còn có thể tạo ra tín chỉ carbon, từ đó mang lại lợi ích tài chính cho nông dân.

Đoàn khảo sát địa điểm thực hiện nghiên cứu tiền Dự án

Tây Ninh đang hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, việc đưa các cây chủ lực của tỉnh như sắn, lúa tham gia vào thị trường tín chỉ carbon có thể giúp tỉnh nhà tăng cường hội nhập quốc tế, mở ra nguồn tài chính mới, nâng cao chuỗi giá trị của nông sản và thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong tương lai.

 

Tác giả: Khuyen nong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây