Về việc ban hành Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

Thứ tư - 09/01/2013 17:25 1.797 0

 

Số:    44/2012/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày  15    tháng 10   năm 2012

         

QUYẾT ĐỊNH

 Về việc ban hành Quy hoạch phát triển nông nghiệp

tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

 
 
 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VIII, kỳ họp thứ 4 về thông qua Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số   2625 /TTr-SNN ngày 01 tháng 10  năm 2012 ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 (có Quy hoạch kèm theo) với các nội dung chính như sau:

1. Quan điểm

Quan điểm chung: Sản xuất nông -  lâm -  ngư nghiệp là bộ phận quan trọng trong tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh, phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát huy vai trò của giai cấp nông dân được xác định là nhiệm vụ chiến lược góp phần tăng trưởng kinh tế, giữ gìn ổn định chính trị, bảo đảm trật tự xã hội và an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Về nông nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng coi trọng chất lượng và gia tăng giá trị, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và kết nối chặt chẽ với thị trường tiêu thụ. Từng bước xây dựng và nhân rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái đô thị nhằm tạo bước đột phá mới phát triển trồng trọt – chăn nuôi hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Về lâm nghiệp: Sử dụng tối ưu đất lâm nghiệp, tài nguyên động thực vật và cảnh quan vốn có của rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững về môi trường, xã hội kinh tế, quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đo đôi với thực hiện có hiệu quả cá giải pháp nâng cao chất lượng, năng suất các loại rừng theo đúng luật “Bảo vệ và phát triển rừng”.

Về ngư nghiệp: Phát triển ngư nghiệp có năng suất, chất lượng hiệu quả cao và tăng giá trị sản xuất  ngư nghiệp trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. Sử dụng hợp lý mặt nước nuôi thủy sản ở các thủy vực với các loại thủy sản phù hợp, bền vững. Trong đó ưu tiên cho nuôi cá tra phục vụ cho chế biến công nghiệp. Đặc biệt coi trọng việc bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường nước, môi trường sinh thái.

2. Mục tiêu

Xây dựng nền nông lâm ngư nghiệp phát triển  toàn diện , bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, gia tăng giá trị và lợi nhuận trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

3. Các chỉ tiêu chủ yếu

Tốc độ phát triển ngành nông nghiệp nói chung tăng 5,6 – 5,8%/năm giai đoạn 2011-2015. Trong đó sản xuất nông nghiệp tăng 5,6 – 5,7%/năm , lâm nghiệp tăng 2,9 – 3%/năm, ngư nghiệp tăng 14,5 – 15,5%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong năm 2015 là: Trồng trọt 74,5%, chăn nuôi trên 20% và dịch vụ nông nghiệp 5,5%.

Tốc độ phát triển ngành nông nghiệp nói chung tăng 5,4 – 5,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Trong đó sản xuất nông nghiệp tăng 5,5 – 5,7%/năm , lâm nghiệp tăng 2,4 – 2,5%/năm, ngư nghiệp tăng 12 – 12,5%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất  trong năm 2015 là: Trồng trọt 68%, chăn nuôi 26% và dịch vụ nông nghiệp 6%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2015 đạt 390-400 triệu USD và năm 2020 đạt 490-500 triệu USD.

 

4.           Phương án quy hoạch

a) Quy hoạch  phát triển trồng trọt đến năm 2020

Bảng 1: Diện tích – năng suất – sản lượng cây trồng chính tỉnh Tây Ninh

Diện tích: ha, Sản lượng: tấn

Cây trồng chính

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

1. Lúa

154.192

738.779

140.000

704.909

125.000

665.000

2. Rau

20.235

283.700

21.700

340.777

23.000

395.145

3. Mía

25.478

1.607.536

30.000

2.156.950

30.000

2.333.500

4. Khoai mì

40.090

1.150.698

30.000

959.900

29.000

1.020.500

5. Đậu phộng

14.871

44.244

12.205

39.206

10.500

36.403

6. Thuốc lá

4.580

8.236

4.200

8.548

4.000

8.989

7. Bắp

5.865

29.953

6.000

34.991

6.500

43.155

8. Cao su

77.812

117.295

84.400

162.222

87.000

180.375

9. Cây ăn quả

15.597

165.750

15.079

178.317

14.900

189.297

Ghi chú: Diện tích lúa là diện tích gieo trồng.

b) Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020

Bảng 2: Quy mô đàn và sản phẩm chăn nuôi tỉnh Tây Ninh

Hạng mục

Đơn vị tính

Năm 2010

Kế hoạch 2015

Qui hoạch 2020

I. Quy mô đàn

1. Trâu

Con

28.451

20.000

15.000

2. Bò

Con

128.115

146.000

160.000

Trong đó: bò sữa

Con

2.055

8.000

12.000

3. Heo

Con

210.509

270.000

355.000

4. Gia cầm

1.000 con

3.252

5.100

6.800

II. Sản phẩm chăn nuôi

1. Thịt hơi các loại

Tấn

67.541

92.040

127.240

2. Trứng gia cầm

Triệu quả

56

130

250

3. Sữa tươi

Tấn

2.405

11.000

23.000

c) Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

- Đất lâm nghiệp đến 2020 là: 71.400 ha, chia ra theo mục đích sử dụng và quản lý như sau: Rừng đặc dụng: 31.850 ha, rừng phòng hộ: 29.555 ha, rừng sản xuất: 9.995 ha.

 

 

d) Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngư nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 (kế thừa quy hoạch tổng thể thủy sản tỉnh Tây Ninh đã được UBND tỉnh phê duyệt)

-Kế hoạch năm 2015:

+ Diện tích nuôi thủy sản: 1.650 ha, sản lượng 42.150 tấn.

+ Tổng sản lượng thủy sản: 45.000 tấn, trong đó khai thác: 2.850 tấn.

- Quy hoạch đến năm 2020:

+ Diện tích nuôi thủy sản: 2.000 ha, sản lượng: 57.300 tấn.

+ Tổng sản lượng thủy sản: 60.000 tấn, trong đó khai thác: 2.700 tấn.

5. Các giải pháp chủ yếu

a)     Xây dựng các chương trình, đề án, dự án ưu tiên đầu tư cho phát triển nông

lâm – ngư nghiệp (phụ lục kèm theo);

b)    Cải thiện môi trường thu hút tốt nhất các nguồn nội - ngoại lực đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh hiện đại - bền vững;

c)     Thực hiện đúng, kịp thời cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển

nông - lâm – ngư nghiệp đã và sẽ ban hành trong giai đoạn 2012 – 2020;

d)    Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ mới, công  nghệ cao vào phát triển nông, lâm nghiệp, nuôi thủy sản nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa;

đ) Đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống công trình kết cấu hạ tầng

phục vụ nông - lâm – ngư nghiệp ;

e)     Tiếp tục đổi mới loại hình tổ chức, hoàn thiện cơ chế quản lý sản xuất nông lâm ngư nghiệp phù hợp với phương thức sản xuất hàng hóa, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới;

g)     Xây dựng thương hiệu hàng hóa, đăng ký nhãn hàng, đăng ký cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng đối với nông - lâm – thủy sản chủ lực của tỉnh Tây Ninh.

h)    Tiếp tục phát triển công nghệ chế biến nông - lâm – thủy sản với thiết bị công nghệ hiện đại;

i)       Đào tạo và bố trí sử dụng nguồn nhân lực.

6. Phân công tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triern nông thôn:

- Chủ trì phối hợp các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan triển khai thực hiện từng nội dung quy hoạch theo đúng chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan.

- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp hàng năm, năm năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

b) Ủy ban nhân dân các huyện – thị xã căn cứ “Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020” tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông - lâm - ngư nghiệp của địa phương, đảm bảo tính thống nhất, đúng định hướng – định tính về cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi thủy sản và các chỉ tiêu sản xuất đối với các cây trồng, loại gia súc, gia cầm và thủy sản được bố trí trên địa bàn huyện, thị xã.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:

-    Văn phòng Chính phủ;

-    Bộ Nông nghiệp và PTNT;

-    Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;

-    Thường trực Tỉnh ủy;

-    Thừng trực HĐND tỉnh;

-    Chủ tịch, các phó Chủ tịch UBND tỉnh;

-    Đoàn Đại biểu Quốc hội;

-    Sở Tư pháp;

-    Như Điều 3;

-    Trung tâm Công báo tỉnh;

-    LĐ VP, CVK;

-   Lưu: VT.

TM. UỶ BAN NHAN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

(đã ký)

 

Nguyễn Thị Thu Thủy

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây