Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ ba - 15/08/2017 18:00 424 0

1. Dự án chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp công nghệ cao

- Mục tiêu: sơ chế, chế biến rau quả theo tiêu chuẩn HACCP; chế biến các sản phẩm từ mãng cầu; chế biến và bảo quản các sản phẩm từ cây dược liệu; Chế biến muối ớt (thương hiệu muối ớt Tây Ninh)

- Địa điểm thực hiện: địa bàn các huyện và thành phố Tây Ninh. Trường hợp nhà đầu tư đề xuất địa điểm đầu tư phù hợp với vùng nguyên liệu nhưng thuộc quyền sử dụng của người dân, đề nghị nhà đầu tư thỏa thuận, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định.

- Quy mô dự án: Tùy từng loại sản phẩm mà nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp nhưng phải đảm bảo diện tích vùng nhiên liệu trồng cây dược liệu từ 20 ha trở lên; diện tích trồng rau, quả từ 10 ha trở lên phải sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP; đối với mục tiêu chế biến các sản phẩm từ mãng cầu: tùy từng loại sản phẩm mà nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

- Tiềm năng: Tây Ninh hiện có 20.000 ha rau quả các loại, 4.000 ha mãng cầu và trên 350.000 con gia súc nhu cầu chế biến bảo quản tiêu thụ là rất lớn.

2. Nhà máy giết mổ gia súc gia cầm tạo ra sản phẩm thịt lốc, đông lạnh với dây chuyền khép kín, thiết bị hiện đại, đảm bảo môi trường và an toàn thực phẩm

- Mục tiêu: tạo ra các sản phẩm thịt sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

- Địa điểm: Châu Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng.

- Quy mô: Tùy theo khả năng tài chính, nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp, nhưng dây chuyền phải khép kín, thiết bị hiện đại và bảo đảm về môi trường.

- Tiềm năng: Tây Ninh hiện có trên 350.000 con gia súc, 6 triệu gia cầm, nhu cầu chế biến bảo quản tiêu thụ là rất lớn.

3. Dự án chăn nuôi bò thịt tập trung, đạt tiêu chuẩn VietGAP

- Mục tiêu: phát triển chăn nuôi bò có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, hình thành các vùng chăn nuôi trang trại tập trung với quy mô hợp lý, đối với các loại vật nuôi có lợi thế của tỉnh, từng bước xây dựng mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng.

- Địa điểm thực hiện: địa bàn các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô dự án: từ 1.000 con bò thịt trở lên.

- Tiềm năng: Tây Ninh có điều kiện phát triển chăn nuôi bò thịt rất thuận lợi: có hồ Dầu Tiếng cùng với hệ thống kênh mương rất thuận lợi cho chăn nuôi gia súc tập trung, có đàn bò cái nền chất lượng tốt, phần lớn có thể phối giống để lai tạo đàn bò theo hướng thịt; đất đai, đồng cỏ chăn thả rộng, nguồn thức ăn xanh và phụ phẩm nông nghiệp dồi dào (khoảng 750.000 tấn rơm rạ, 100.000 tấn ngọn mía, 11.000 tấn bánh dầu đậu phộng, 23.000 tấn dây đậu phộng, 285.000 tấn bã khoai mì, 30.000 tấn thân cây bắp).

4. Dự án đầu tư nhà lưới, nhà màng, nhà kính để trồng các loại rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP hoặc Organic (hữu cơ)

- Mục tiêu: tăng nhanh sản lượng, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của người tiêu dùng, góp phần nâng cao thu nhập trên 01 đơn vị diện tích.

- Địa điểm thực hiện: địa bàn các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: diện tích từ 5 ha trở lên

- Tiềm năng: địa hình đất đai bằng phẳng, điều kiện tự nhiên, khí hậu thổ nhưỡng, hạ tầng cơ sở thuận lợi; Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với thị trường Thành phố Hồ chí Minh và thị trường Campuchia nhu cầu thị trường ngày càng lớn, chất lượng cao.

5. Dự án sản xuất, ứng dụng các sản phẩm sinh học, các loại nấm ăn, dược liệu, vacxin các loại chế phẩm phòng trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi, kiểm soát an toàn thực phẩm

- Mục tiêu: Phát triển sản xuất, ứng dụng các sản phẩm sinh học, các loại nấm ăn, dược liệu, vacxin các loại chế phẩm phòng trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi, kiểm soát ATTP phục vụ tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh và khu vực.

- Địa điểm thực hiện: địa bàn các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: Tùy vào từng loại sản phẩm nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp, nhưng ưu tiên: Công nghệ nhân giống có truyền thống cải tiến (nuôi cấy mô hom, vi ghép…); công nghệ nuôi nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật (tissue culture, anther culture); sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu; chọn tạo giống mới bằng gây đột biến gen (sử dụng kỹ thuật phóng xạ hạt nhân, hoá chất…); công nghệ lai tạo giống có ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử.

 6. Dự án trồng chuối, thơm, bưởi, xoài, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, organic hoặc làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu

- Mục tiêu: cung cấp sản phẩm xuất khẩu và nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

- Địa điểm đầu tư: Các huyện, Thành phố Tây Ninh.

- Quy mô:  diện tích từ 20 ha trở lên.

- Tiềm năng: Chuyển đổi vùng sản xuất khoai mì, cao su với qui mô lớn, chuyên canh; đất đai khí hậu rất thích hợp cho các cây trồng có giá trị cao phục vụ xuất khẩu.

 7. Dự án trồng rau quả an toàn đạt tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc Organic (hữu cơ)

- Mục tiêu: trồng rau quả an toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc Organic (hữu cơ).

- Địa điểm thực hiện: địa bàn các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: Diện tích từ 10 ha trở lên.

- Tiềm năng: Tây Ninh có nhiều vùng đất đai, tưới tiêu, nông dân có kinh nghiệm sản xuất có thể thích nghi nhiều loại rau quả nhiệt đới, rau gia vị, rau dược liệu đáp ứng nhu cầu thị trường rau chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

 8. Dự án trồng mía nguyên liệu, đạt tiêu chuẩn Organic (hữu cơ)

- Mục tiêu: sản xuất mía nguyên liệu sạch, cung cấp cho các nhà máy chế biến đường và các sản phẩm đạt tiêu chuẩn organic (hữu cơ).

- Địa điểm thực hiện: địa bàn các huyện Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu và Bến Cầu.

- Quy mô: diện tích từ 50 ha trở lên.

- Tiềm năng: địa hình thuận lợi, nông dân có kinh nghiệm, một số hộ có qui mô diện tích lớn có kinh nghiệm sản xuất mía nguyên liệu; các nhà máy đã được giao đất có thể dành quỹ đất thích hợp để xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng organic.

9. Dự án trồng mãng cầu đạt tiêu chuẩn VietGAP

- Mục tiêu:  cung cấp trái cho người tiêu dùng đảm bảo an toàn thực phẩm và cho cơ sở chế biến sản phẩm sạch để sản xuất bánh kẹo, mứt mãng cầu, nước ép từ trái mãng cầu đảm bảo an toàn

- Địa điểm đầu tư: Thành phố Tây Ninh, huyện Tân Châu và Dương Minh Châu.

- Quy mô:  diện tích từ 20 ha trở lên.

- Tiềm năng: Có vùng sản xuất tập trung, cung cấp sản phẩm quanh năm cho thị trường, với diện tích 4.115 ha. Mãng cầu Bà Đen có mặt hầu hết trên tất cả các thị trường trong nước và còn được xuất khẩu.

10. Dự án trồng cây dược liệu đạt tiêu chuẩn VietGAP

- Mục tiêu: sản xuất, Chế biến và bảo quản các sản phẩm từ cây dược liệu.

- Địa điểm đầu tư: Nhà máy chế biến tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; vùng sản xuất trên địa bàn các huyện: Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu, Châu Thành, Bến Cầu.

- Quy mô: diện tích từ 20 ha trở lên.

- Tiềm năng: Địa điểm đầu tư có địa hình bằng phẳng, nguồn nước ổn định, các yếu tố địa lý khí hậu phù hợp với điều kiện trồng cây dược liệu, đáp ứng đủ nguyên liệu cho chế biến các sản phẩm từ cây dược liệu.

11. Dự án sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng

- Mục tiêu: sản xuất các giống lúa cấp nguyên chủng phù hợp điều kiện sinh thái tỉnh Tây Ninh, cung ứng cho mạng lưới nhân giống lúa cấp xác nhận trong và ngoài tỉnh.

- Địa điểm thực hiện: địa bàn các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: Diện tích theo tiêu chí cánh đồng lớn.

- Tiềm năng: Nhu cầu lúa giống cấp xác nhận của tỉnh Tây Ninh vào khoảng 12.000-14.000 tấn/năm, tương ứng diện tích lúa cấp xác nhận cần phải sản xuất 2.400-2.800 ha với lượng giống cấp nguyên chủng cần 150-200 tấn. Đất lúa của tỉnh Tây Ninh đa dạng, canh tác được cả 3 vụ, diện tích năm 2014 là 142.224 ha, định hướng đến năm 2020 là 125.000 ha.

 12. Dự án chế biến sản phẩm sau đường; phụ phẩm chế biến đường

- Mục tiêu: sản xuất chế biến thực phẩm (bánh kẹo, rượu); chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, chế biến sản phẩm sinh học từ sản phẩm phụ của chế biến đường; chế biến gỗ từ bã mía; chế biến phân bón từ bã bùn.

- Địa điểm đầu tư: địa bàn các huyện và thành phố Tây Ninh; ưu tiên thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp được quy hoạch trên địa bàn tỉnh như: Tân Hội 1 và Thanh Xuân 1 (đã có nhà đầu tư hạ tầng), Ninh Điền (chưa có nhà đầu tư hạ tầng). Trường hợp nhà đầu tư đề xuất địa điểm đầu tư phù hợp với vùng nguyên liệu nhưng thuộc quyền sử dụng của người dân, đề nghị nhà đầu tư thỏa thuận, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định.

- Quy mô: Tùy vào từng loại sản phẩm nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp, nhưng trang thiết bị, công nghệ phải tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

- Tiềm năng: Hiện tại có 3 nhà máy chế biến đường có tổng công suất 14.800 tấn mía cây/ngày. Các phụ phẩm sau đường như mật rỉ, bã mía, bã bùn rất dồi dào, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu để sản xuất tận dụng phụ phẩm. Theo quy hoạch đến năm 2020 sản lượng mía đạt 1,6 triệu tấn – 2 triệu tấn/năm, sản lượng mía cây (năm 2014): 1.396.034 tấn.

 13. Dự án chế biến các sản phẩm bánh, kẹo từ tinh bột biến tính (không chế biến các sản phẩm từ củ mì tươi)

- Mục tiêu: chế biến các sản phẩm bánh, kẹo từ tinh bột biến tính (không chế biến các sản phẩm từ củ mì tươi).

- Địa điểm đầu tư: địa bàn các huyện và thành phố Tây Ninh; ưu tiên thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp được quy hoạch trên địa bàn tỉnh như: Tân Hội 1 và Thanh Xuân 1 (đã có nhà đầu tư hạ tầng), Ninh Điền (chưa có nhà đầu tư hạ tầng). Trường hợp nhà đầu tư đề xuất địa điểm đầu tư phù hợp với vùng nguyên liệu nhưng thuộc quyền sử dụng của người dân, đề nghị nhà đầu tư thỏa thuận, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định.

- Quy mô: Tùy vào từng loại sản phẩm nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp, nhưng công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại và các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

- Tiềm năng: Điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển vùng nguyên liệu mì, sản lượng củ mì tươi 1,6 triệu tấn/năm 2014, sản lượng 1,1 triệu tấn bột/năm với gần 50 nhà máy chế biến tinh bộ mì, các phụ phẩm như bã mì, bã bùn từ nhà máy chế biến mì rất dồi dào.

14. Dự án chăn nuôi heo hữu cơ (Organic)

- Mục tiêu: chăn nuôi heo thịt và heo nái theo phương pháp chăn nuôi hữu cơ; đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

- Địa điểm đầu tư: các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Hòa Thành và Dương Minh Châu.

- Quy mô: từ 5000 con heo thịt và 500 con heo nái trở lên.

- Tiềm năng: Tây Ninh là một trong những tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi, do điều kiện khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng làm thức ăn gia súc. Ngoài ra, Tây Ninh còn có nguồn nước mặt rất dồi dào đủ cung cấp cho lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn, trong đó có hồ Dầu Tiếng, hệ thống sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Ngoài ra, Tây Ninh đã đầu tư mạng lưới thú y trên địa bàn tỉnh cũng được triển khai tới các vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho công tác phòng chống dịch được tăng cường và thực hiện hiệu quả, tạo được sự yên tâm cho người chăn nuôi. Từ đó có nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn phát triển, nên số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong những năm qua liên tục tăng./.

(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1593/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây