Về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2011-2020

Thứ tư - 09/01/2013 17:30 258 0

 


QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2011-2020

 
 
 

 

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 10/2012/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh (Khóa VIII, kỳ họp thứ 4) về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1999/TTr-SNN ngày 31 tháng 7 năm 2012 về việc đề nghị ban hành Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2020 với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu

- Phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện, coi trọng cả 3 khâu: Bảo vệ rừng hiện có, phát triển rừng và sử dụng tổng hợp lợi ích tài nguyên rừng; Nâng cao số lượng và chất lượng rừng để phát huy tối đa khả năng phòng hộ của rừng, và giảm biến đổi khí hậu;

- Nâng độ che phủ của rừng từ 13,5% (năm 2010) lên 16,2% vào năm 2015 và 16,29% vào năm 2020 thông qua việc bảo vệ, trồng mới rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng;

          - Về kinh tế: Sử dụng rừng theo hướng đa mục đích để phát huy tối đa giá trị của rừng như: Phát triển du lịch; thực hiện thu phí dịch vụ môi trường, theo quy định nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư cho rừng;

- Về xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua giao khoán bảo vệ, trồng mới, chăm sóc rừng, các hoạt động du lịch, khai thác mủ cao su trong rừng sản xuất;

- Về môi trường: Bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, đồng thời phát triển rừng sẽ góp phần cải tạo môi trường sống; giữ nguồn nước cho sông Vàm Cỏ, sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng, giảm bớt thiên tai, biến đổi khí hậu. 

2. Nhiệm vụ

- Quản lý bền vững và sử dụng có hiệu quả 71.400ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch. Trong đó:

+ Quản lý bền vững tài nguyên đa dạng sinh học và sử dụng có hiệu quả phát triển du lịch thái, du lịch văn hóa 31.850ha rừng đặc dụng;

+ Quản lý bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, đồng thời phát triển mới rừng, sử dụng có hiệu quả nhằm phát huy tối đa khả năng phòng hộ cùa 29.555ha diện tích rừng phòng hộ;

+Xây dựng và phát triển 9.995ha đất rừng sản xuất thành các khu rừng kinh tế, có hiệu quả kinh tế cao.

- Bảo vệ tốt vốn rừng: Năm 2012: 48.810ha, năm 2015: 49.847ha, năm 2020: 59.753ha;

 - Trồng mới rừng: 4.107ha, giai đoạn 2011-2015: 3.773ha, và 334ha cho giai đoạn sau;

- Khoanh nuôi tái sinh: 6.854ha;

- Trồng cây phân tán: 1 triệu cây/năm;

- Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống cháy rừng;

- Thực hiện thu và chi trả dịch vụ môi trường rừng.

3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020

Tổng diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2020: 71.400ha.

a) Phân theo đơn vị hành chính

                                                                                                   Đơn vị tính: ha

a) Phân theo chủ quản lý:

                                                                                                Đơn vị tính: ha

c) Diện tích điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 468ha     

Phân theo hiện trạng

- Đất có rừng:                                                                           257ha

    + Rừng tự nhiên:                                                                  171ha

    + Rừng trồng:                                                                        86ha

- Đất chưa có rừng:                                                                  126ha

- Đất trồng cây nông nghiệp:                                                     77ha

- Đất khác:                                                                                   8ha

Phân theo loại rừng

- Rừng đặc dụng điều chỉnh đưa ra khỏi đất lâm nghiệp            12ha

   + Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát                                           12ha

- Rừng phòng hộ điều chỉnh đưa ra khỏi đất lâm nghiệp         420ha

   + Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng                                          420ha

- Rừng sản xuất điều chỉnh đưa ra khỏi đất lâm nghiệp            36ha

   + Huyện Châu Thành                                                             36ha

d) Diện tích còn rừng điều chỉnh đưa vào quy hoạch lâm nghiệp: 175ha

- 55ha, diện tích rừng trồng tiểu khu 54 xã Tân Thành, huyện Tân Châu (diện tích này trước đây chuyển ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp, nhưng do còn rừng tốt nên chuyển lại vào quy hoạch lâm nghiệp);

- 120ha Khu rừng khộp ngoài đường 791, trên cua chữ V, trước đây giao cho huyện Tân Biên quản lý, nay chuyển vào quy hoạch.

4. Các chỉ tiêu khối lượng bảo vệ và phát triển rừng

Các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2020 được tổng hợp qua bảng sau:

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Tổng khối lượng

1

Bảo vệ rừng

ha

52.901

 

- Rừng đã có

ha

48.801

 

- Rừng trồng mới

ha

4.100

2

Giao khoán bảo vệ

ha

59.753

3

Khoanh nuôi tái sinh

ha

6.852

4

Trồng rừng

ha

4.107

5

Chăm sóc rừng trồng

ha

16.430

6

Trồng cây phân tán

Triệu cây

10

7

Xây dựng vườn ươm

ha

1

8

Xây dựng cơ sở hạ tầng

 

 

a

Duy tu, bảo dưỡng nâng cấp đường BVR

km

215

b

Duy tu, bảo dưỡng trạm BVR

cái

28

c

Duy tu hệ thống mốc bảng

Khoản

32

d

Xây dựng nhà công vụ

m2

500

e

Xây dựng trạm BVR

cái

20

5. Vốn đầu tư

Khái toán nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2011 - 2020 là 431.152 triệu đồng.

a) Phân theo giai đoạn

- Giai đoạn 2011 - 2015: 289.983 triệu đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 141.169 triệu đồng.     

b) Phân theo nguồn vốn

- Ngân sách Trung ương: 221.428 triệu đồng (chiếm 51,4%);

- Ngân sách Địa phương: 40.307 triệu đồng (chiếm 9,3%);

- Các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình: 39.417 triệu đồng (chiếm 9,1%);

- Từ thu chi trả dịch vụ môi trường rừng: 130.000 triệu đồng (chiếm 30,2%).

6. Giải pháp thực hiện

a) Về tổ chức quản lý

Tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại các Ban quản lý rừng theo mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, để hoạt động có hiệu quả, hoàn thiện bộ máy quản lý từ tỉnh tới cấp cơ sở; tuyển dụng đủ, đào tạo đội ngũ cán bộ, viên chức có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

b) Về khoa học công nghệ

Tập trung nghiên cứu và ứng dụng các mô hình có sử dụng rừng theo hướng tiếp cận sử dụng rừng đa mục đích; ứng dụng công nghệ mới trong quản lý rừng, quản lý tài nguyên rừng: Sử dụng phần mềm Mapinfo, GIS, giải đoán ảnh viễn thám…

c) Vận dụng hệ thống chính sách trong quản lý rừng và đất lâm nghiệp

- Chính sách giao khoán bảo vệ rừng;

- Chính sách thu hút đầu tư;

- Chính sách tài chính và tín dụng;

- Phát triển nguồn nhân lực.

          Điều 2. Căn cứ các nội dung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này, Giám đốc các Sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình. Trước mắt, cần tập trung chỉ đạo để thực hiện các vấn đề trọng tâm như sau:

1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan:

- Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định của pháp luật;

- Bàn giao thành quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 đến các huyện, xã và chủ rừng; sắp xếp lại các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phù hợp với quy hoạch;

- Thực hiện các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy hoạch được duyệt;

- Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu: Xác định ranh giới đất lâm nghiệp và đóng mốc ranh giới các loại rừng trên thực địa; thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đúng mục đích, đúng quy hoạch, và đúng quy định của pháp luật .

3. Giám đốc Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối ngân sách, đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện sau quy hoạch và phương án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, Thị xã tổ chức quản lý Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 được giao theo địa giới hành chính, theo quy hoạch được phê duyệt, đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày đăng Công báo./.  

 

                                                                          CHỦ TỊCH

Nơi nhận:                                                                    

- Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;

- CT và các PCT UBND tỉnh;

- Như Điều 3;

- LĐVP, KTN;

- Lưu: VT, VP UBND tỉnh.

Dung_LN_QD Quy hoach BV va PTR tinh TN.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây