- Cây lúa: Diện tích gieo sạ toàn tỉnh là 40.122 ha. Trong đó, giai đoạn mạ 13.524 ha, đẻ nhánh 23.444 ha, làm đòng 2.393 ha và trổ 761 ha.
- Cây trồng khác:
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.088 |
|
|
- Rau các loại |
3.414 |
|
|
- Đậu các loại |
1.144 |
|
|
- Khoai các loại |
148 |
|
|
- Bắp |
548 |
|
|
- Dưa hấu |
43 |
|
|
- Mì trồng mới |
3.176 |
Vụ Đông Xuân 2013-2014: 7.919 |
30,0 |
- Mía trồng mới |
2.025 |
551 |
70,0 |
- Mè |
28 |
|
|
- Cao su trồng mới |
237 |
|
|
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
1. Cây lúa:
* Vụ Thu Đông (Mùa) 2014: Diện tích lúa chủ yếu ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh, một số trà lúa xuống giống sớm đang giai đoạn làm đòng – trổ. Trong tuần, tổng diện tích lúa nhiễm dịch hại là 541 ha ở tỷ lệ nhẹ. Trong đó, một số sâu bệnh hại nổi bật gồm: bệnh đạo ôn lá (167 ha), bệnh vàng lá chín sớm (118 ha), sâu cuốn lá (92 ha), rầy nâu (70 ha),…
2. Cây trồng khác:
- Rau các loại: Trong tuần, tổng diện tích rau nhiễm dịch hại là 203,6 ha, tăng 48 ha so với tuần trước, chủ yếu gây hại ở mức nhẹ. Trong đó, một số dịch hại có diện tích nhiễm nhiều gồm: sâu xanh (56 ha), rầy mềm (40 ha) và bệnh thán thư (45 ha).
- Cây mãng cầu: Trong tuần có 47 ha nhiễm dịch hại ở mức nhẹ, gồm: bọ vòi voi (17 ha), rệp sáp (16 ha), ruồi đục quả (12 ha) và bệnh vàng lá (2 ha). Diện tích nhiễm chủ yếu tập trung tại Thành phố.
- Cây cao su: Bệnh vàng rụng lá gây hại 19 ha cao su giai đoạn 5-15 năm tại huyện Tân Biên với mức hại 5-10%.
- Cây mía: Theo kết quả tổng hợp từ Chi cục BVTV Tây Ninh và các công ty mía đường trên địa bàn tỉnh (Công ty mía đường Thành Thành Công, Nhà máy Đường Biên Hòa, Nông trường Thành Long – Hải Vy), tổng diện tích nhiễm sâu đục thân là 5.065,41 ha mía giai đoạn 5-6 tháng tại 09 huyện, thành phố. Trong đó, phân theo mức độ hại: nhiễm nhẹ 4.115,86 ha, nhiễm trung bình 493,35 ha, nhiễm nặng 424,2 ha và rất nặng (>50%) 32 ha. Diện tích nhiễm tại các huyện, thành phố cụ thể như sau:
STT |
Huyện |
Tổng diện tích nhiễm sâu đục thân (ha) |
Nhẹ (<=10%) |
Trung bình (11-20%) |
Nặng (21-50%) |
Rất nặng (>50%) |
1 |
Châu Thành |
3.668,61 |
2.968,81 |
281,1 |
386,7 |
32 |
2 |
Tân Châu |
153,4 |
138,4 |
15 |
- |
- |
3 |
D.M.Châu |
99,85 |
92,05 |
7,8 |
- |
- |
4 |
Tân Biên |
108,7 |
108,7 |
- |
- |
- |
5 |
Bến Cầu |
729,82 |
533,32 |
165,4 |
31,1 |
- |
6 |
Thành phố |
10 |
10 |
- |
- |
- |
7 |
Hòa Thành |
2 |
2 |
- |
- |
- |
8 |
Trảng Bàng |
261,03 |
231,68 |
22,95 |
6,4 |
- |
9 |
Gò Dầu |
32 |
30,9 |
1,1 |
- |
- |
Tổng |
5.065,41 |
4.115,86 |
493,35 |
424,2 |
32 |
III. Dự kiến tình hình sinh vật hại cây trồng từ 10/9 – 16/9/2014
- Cây lúa: : Lưu ý các dịch hại như rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá chín sớm, bệnh vàng lá do vi khuẩn, bệnh khô vằn, … phát sinh gây hại nhất là trên trà lúa giai đoạn làm đòng – trổ.
Bà con nông dân cần quản lý tốt cỏ dại, ốc bươu vàng; bón phân cân đối và theo nhu cầu của cây nhằm giúp cây lúa khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh ngay từ đầu vụ.
Riêng trà lúa dưới 40 NSS, cần hạn chế tối đa việc sử dụng nhóm thuốc trừ sâu phổ rộng nhằm bảo tồn nguồn thiên địch trên đồng ruộng, hạn chế bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau.
- Cây rau: Các đối tượng như: Sâu xanh, rầy mềm, bệnh thối nhũn, bệnh thán thư, đốm lá, sương mai, vàng lá,.....tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây cao su: Lưu ý bệnh vàng rụng lá Corynespora, nứt vỏ xì mủ, nấm hồng, bệnh do nấm Phytophthora,…
- Cây mía: Lưu ý tình hình phát sinh phát triển của đối tượng sâu đục thân tại các vùng trồng mía.
Ý kiến bạn đọc