Sâu Đục Thân Hại Mía

Thứ năm - 23/10/2014 18:00 709 0

 1.SÂU ĐỤC THÂN MÍA :

Tên khoa học :

Scirpophaganivella (Sâu đục thân mình trắng),họ Ngài sáng : Pyralidae

Procerasversonata (Sâu đục thân 4 vạch), họ Ngài sáng : Pyralidae

Chilosuppressalis (Sâu đục thân 5 vạch),họ Ngài sáng : Pyralidae

Argyroploce(Eucosma) schistaceana (Sâu đụcthân mình vàng), họ Eucosmidae

Sesamiainferens (Sâu đục thân màu hồng),họ Noctuidae

Bộ Cánh vẩy : Lepidoptera

Đặc điểm sinh học và cách gây hại

a. Sâu đục thân mình trắng:

Vòng đời trung bình 45-55 ngày, thời gian trứng 7-9 ngày, sâu non 27-31 ngày, nhộng 9-11 ngày, bướm đẻ trứng 2-4 ngày.

Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng thành ổ ở mặt lưng lá mía. Một bướm cái đẻ 2-3 ổ trứng.Trứng nở vào buổi sáng, sâu mới nở rất nhanh nhẹn, thường nhả tơ nhờ gió đưa sang các cây khác, tìm vào chổ gốc lá đọt đục vào thẳng xuống dưới ngọn phá hại điểm sinh trưởng làm ngọn mía bị héo và gẫy cụt, các mầm nhánh đâm ra thành hìnhchổi.

b.Sâu đục thân 4 vạch :

Vòng đời trung bình 55-60 ngày, trong đó thời gian trứng 6-8 ngày, sâu non 35-40 ngày, nhộng9-11 ngày, bướm đẻ trứng 3-5 ngày.

Bướm hoạt động ban đêm, sau khi đẻ 5-6 ngày thì trứng nở vào buổi sáng cho đến lúc gần trưa.Sâu non mới nở tập trung ở lá nõn ăn phiến lá, thải ra nhiều phân sâu. Khi lá đọt nở ra thấy nhiều vết hại hoặc các lỗ thủng hình tròn.Sang tuổi 3, sâu phân tán đụcvào thân cây. Lúc mía còn nhỏ (giai đoạn đẻ nhánh) chưa có lóng, sâu đục vào đỉnh sinh trưởng gây hiện tượng chết mầm. Khi mía lớn có lóng, sâu đục vào đốt thân , chung quanh lỗ đục màu vàng khô. Trong thân mía sâu đục thành hang ngách thông từ đốt này sang đốt khác và đùn phân ra ngoài, ảnh hưởng đến sự vậnchuyển nhựa và làm mía dễ gẫy ngang thân khi có gió mạnh, khi gãy mầm thân mọc ra nhiều. Đường đục cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh thối đỏ xâm nhập.

c. Sâu đục thân mình vàng :

Vòng đời trung bình 40-53 ngày, trong đó thời gian trứng 6-8 ngày, sâu non 20-30 ngày, nhộng8-10 ngày, bướm đẻ trứng 3-5 ngày.

Bướm hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm.Trứng được đẻ rời rạc từng quả hoặc 2-3 quả.

Thời kỳ mía mầm đa số đẻ ở phiến lá và bẹ lá, khi mía có lóng đẻ trứng trên thân cây.

Sâu non nở rathì bò hoặc nhả tơ đu xuống, chui vào nách lá. Lúc mía mầm, sâu đục vào phần non mềm gốc mía, cắn đứt điểm sinh trưởng làm mầm khô héo chết. Thời kỳ mía vươn cao, sâu đục vào mầm mắt, đai rễ làm mía dễ gẫy khi gặp gió to.

Sâu đục thân mình vàng gây hại chủ yếu thời kỳ mía mầm.

d. Sâu đục thân 5 vạch :

Vòng đời trung bình 40-55 ngày, trong đó thời gian trứng 5-6 ngày, sâu non 25-35 ngày, nhộng 5-8 ngày, bướm đẻ trứng 3-5 ngày.

Bướm hoạt động ban đêm. Trứng đẻ ở bẹ lá gần gốc mầm mía.

Sâu non nở ra bò lên phía trên chui vào nách bẹ lá rồi đục vào điểm sinh trưởng làm ngọn mía bị héo, mầm mía chết khô.

Mía gốc nhiều năm sâu phá hại nặng. Mía vùng đồi hoặc bị khô hạn thì sâu đục thân 5 vạch phát sinh nhiều.

e. Sâu đục thân mình hồng :

Sâu mình hồng đẻ trứng trong bẹ lá ở những lá già bắt đầu bong hoặc đốt mía gần mặt đất.

Sâu non mới nở sống tập trung trong bẹ lá, sâu tuổi 2-3 mới phân tán phá hoại. Vị trí lỗ đục tương đối cao, có nhiều phân đùn ra. Sâu đục thành đường ngầm từ lóng này sang lóng khác, cây bị hại thường héo và gãy ngọn, mầm thân mọc ra.

Thường gây hại lúc mía có 5-7 lóng.

Biện pháp phòng trừ :

Trồng giống mía chống chịu sâu.

Cày xới phơi đất để diệt các mầm móng của sâu đục thân còn trong đất.

Thu hoạch mía chặt sát gốc, thu gom hoặc đốt tàn dư sau thu hoạch.

Diệt cỏ kịp thờitrong ruộng mía và quanh bờ, tránh nơi ẩn náu của sâu.

Bóc lá già thường xuyên để loại trừ ổ trứng sâu.

Dùng thuốc hóa học :

ELSAN 50EC, SUMITHION 50EC, ONCOL 20EC: pha 30 ml/bình 8 lít nước (750 ml/thùng phuy 200lít nước). Phun lúc mía mọc mầm, lúc mía vươn lóng.

LORSBAN 15G:Dùng 8-10 kg/ha.Rải lúc đặt hom hoặc khi vun gốc lần đầu.

Theo www.sieuthinongnghiep.com

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây