TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN GIA SÚC, GIA CẦM TỪ 04/9/2013 – 10/9/2013

Thứ ba - 10/09/2013 17:45 139 0

1. Tình hình dịch bệnh hiện nay trên gia súc, gia cầm trong cả nước:

a) Dịch cúm gia cầm: Hiện nay, cả nước không có tỉnh nào có xảy ra dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.

b) Dịch Lở mồm long móng  (LMLM): Hiện nay, cả nước không có tỉnh nào có xảy ra ổ dịch LMLM chưa qua 21 ngày.

c) Dịch Tai xanh trên heo: Hiện nay, cả nước không có tỉnh nào có xảy ra dịch tai xanh chưa qua 21 ngày.

Nhận định: Trong tuần qua, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong nước tương đối ổn định, không có tỉnh nào phát sinh dịch trên gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở Campuchia, nhất là các tỉnh giáp biên giới nước ta cũng còn khá phức tạp, nhất là đối với bệnh LMLM gia súc, cúm gia cầm và tai xanh trên heo.

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm: Để phòng chống dịch cúm gia cầm trong thời gian tới đạt hiệu quả, các địa phương cần tiếp tục tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin cho các đàn gia cầm ở địa bàn có nguy cơ cao; Triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự lưu hành vi rút cúm H5N1, H7N9 trên đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc. Đồng thời các bộ, ban ngành có liên quan cần thực hiện các giải pháp đồng bộ phòng chống dịch như kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển gia cầm ra vào địa bàn, tiêm phòng vắc xin cho gia cầm theo quy định, thường xuyên vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực chăn nuôi…. nhất là các tỉnh có nguy cơ cao (khu vực giáp biên giới Campuchia, nơi có ổ dịch cũ, xung quanh khu vực có ổ dịch mới, nơi có mật độ chăn nuôi gia cầm cao...). Nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, kể cả hình thức cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

2. Trong tỉnh:

a. Tình hình dịch bệnh:

Trên địa bàn tỉnh: Bệnh truyền nhiễm xảy ra lẻ tẻ và đã được điều trị, khống chế kịp thời. Bệnh tai xanh đã xảy ra trên một số đàn heo. Bệnh LMLM  xuất hiện rải rác trên 1 vài hộ chăn nuôi gia súc.

Ngày 12/8/2013, nhận được thông báo của Trạm thú y huyện Gò Dầu, Chi cục Thú y đã phối hợp với Trạm Thú y huyện và Trưởng Ban Thú y xã tiến hành kiểm tra các đàn heo nghi ngờ có bệnh tai xanh.

Tổng số hộ có heo bệnh là 7 hộ (01 thuộc ấp Cẩm Thắng; 06 thuộc ấp Cẩm Bình) với tổng đàn  132 con, trong đó: heo nái 10 con, heo thịt 78  con, heo con theo mẹ 44 con; Tổng số heo bệnh 100 con bao gồm: 02 heo nái, 64 heo thịt, 34 heo theo mẹ. Qua kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm, nhận thấy heo bệnh mắc bệnh tai xanh. Diễn biến tình hình bệnh tai xanh trên đàn heo đến ngày 02/9/2013 như sau:

        + Số phát sinh: Số hộ có heo bệnh: 0; Số heo bệnh: 0; Số xã: 01 (xã Cẩm Giang); Số huyện: 01 (Gò Dầu); Số heo chết và tiêu hủy: 0 con.

        + Số lũy kế: Số hộ có heo bệnh: 25; Số heo bệnh: 304; Số xã: 01 (xã Cẩm Giang); Số huyện: 01 (Gò Dầu); Số heo chết và tiêu hủy: 126 con.

         b. Hoạt động phòng chống dịch tai xanh:

+ Công tác tiêm phòng: Ngày 12/8/2013 sau khi kiểm tra, nghi heo có dấu hiệu mắc bệnh tai xanh (chưa có kết quả xét nghiệm), Chi cục Thú y đã triển khai tiêm phòng vắc xin tai xanh vào ổ bệnh và tiêm phòng cho toàn bộ đàn heo trên địa bàn xã, đồng thời tiêm phòng bao vây cho toàn bộ đàn heo tại các xã giáp ranh với xã có bệnh (xã Thạnh Đức và Trường Đông). Đến ngày 23/8/2013 huyện Gò Dầu đã tổ chức tiêm phòng được 700 liều/650 con thuộc diện phải tiêm phòng.

Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả cộng tác phòng chống dịch bệnh, Chi cục Thú y đã phân bổ 13.390 liều vắc xin tai xanh về các Trạm Thú y để tiến hành tiêm phòng cho đàn heo nọc, nái hậu bị, nái chuẩn bị phối giống, nái sau sinh 14 ngày, heo con theo mẹ từ 15 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi thuộc các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn có nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao.

Lũy kế đến ngày 03/9/2013, 9 Trạm Thú y huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh tiêm được: 14.444 con. Tính đến nay, đã có 7/9 huyện thị xã đã tiêm xong vắc xin heo tai xanh theo đúng quy trình, đối tượng.

+ Tiêu độc sát trùng:

* Trạm Thú y Gò Dầu phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã Cẩm Giang tiến hành tiêu độc khử trùng tại các hộ có dịch: 8.000 m2. Ngoài việc tiêu độc sát trùng tại các hộ có heo bệnh, Trạm Thú y huyện, thị còn thường xuyên tiến hành tiêu độc sát trùng tại các cơ sở chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia súc.

* Ngày 30/7/2013 Chi cục Thú y thực hiện kế hoạch số 60A/SNN-TY về việc triển khai đợt tiêu độc sát trùng phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh từ ngày 29/7-09/8/2013.

Kết quả: tổng diện tích đã phun xịt: 1.506.593 m2.

Cụ thể:

- Kết quả đợt vệ sinh, tiêu độc, khử trùng:

+ Hộ chăn nuôi gia đình: 12.289;

+ Cơ sở giết mổ: 21;

+ Chợ buôn bán gia cầm sống ở nông thôn: 66;

+ Nơi công cộng: 90 điểm.

- Hóa chất khử trùng sử dụng: 760 lít Han-Iodine 10% của công ty Hanvet.

c. Nhận định tình hình

        - Nguồn dịch heo tai xanh có thể được bộc phát từ các ổ dịch Tai xanh cũ.

         - Heo của tất cả các hộ chăn nuôi mắc bệnh đều không được tiêm phòng vắc xin Tai xanh trước đó.

        - Thú y cơ sở điều trị một thời gian không khỏi mới báo cáo dịch.

        - Sau khi phát hiện nguồn dịch ở xã Cẩm Giang, Gò Dầu, ngành Thú y đã khẩn trương, tích cực và quyết liệt áp dụng những biện pháp phòng, chống dịch như tiêm thẳng vắc xin vào ổ dịch và tiêm phòng bao vây cho toàn đàn heo tại xã Cẩm Giang và các vùng giáp ranh. Tổ chức tiêm phòng toàn tỉnh các đối tượng heo con, nái, nọc ở những khu vực có nguy cơ cao, vùng ổ dịch cũ. Bên cạnh đó, triển khai đợt tiêu độc khử trùng trên phạm vi toàn tỉnh.

         Kết quả: Sau thời gian từ 12/8/2013 đến ngày 27/8/2013 (16 ngày), bệnh tai xanh trên địa bàn xã Cẩm Giang, Gò Dầu đã tương đối ổn định.

         Kể từ ngày 28/8/2013 đến nay không còn phát sinh số hộ có heo bệnh và số heo chết, tiêu hủy.

        Ngoài ra, Chi cục Thú y đã chỉ đạo cho các Trạm Thú y, các phòng và các bộ phận trực thuộc Chi cục tăng cường công tác rà soát, giám sát địa bàn chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật tận gốc, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh.

         - Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Chi cục Thú y có công văn chỉ đạo cho Trạm thú y các huyện, thị xã phối hợp với đài truyền thanh huyện, thi  thực hiện kế hoạch tuyên truyền qua đài truyền thanh huyện, thị xã nhiều đợt về công tác phòng chống các bệnh: Heo tai xanh, cúm gia cầm, Lở mồm long móng và các biện pháp phòng chống đến toàn thể nhân dân trên địa bàn mỗi huyện. Thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng 9/2013.

         - Đang thực hiện tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đợt 2/2013 trên toàn tỉnh.

         - Vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh lây sang người, khai báo với chính quyền địa phương hoặc cán bộ Thú y khi phát hiện gia súc, gia cầm bệnh, chết không rõ nguyên nhân.

                                    CHI CỤC THÚ Y TÂY NINH 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây