DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TỪ 11/9/2013 – 17/9/2013

Thứ hai - 14/10/2013 16:55 105 0

 

I. Tình hình sản xuất

Cây lúa: Toàn tỉnh đã xuống giống được 49.387 ha, đạt 98,8% so Kế hoạch. Hiện nay đã thu hoạch dứt điểm, NSBQ: 5,2 tấn/ha.

Cây trồng khác: Thu hoạch dứt điểm.

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

1.924

1.924

2,7

- Rau các loại

5.464

5.464

12,5

- Đậu các loại

1360

1.360

1,1

- Khoai các loại

242

242

11,0

- Bắp

890

890

6,5

- Dưa hấu

167

167

15,0

- Mì trồng mới

9.736

(vụ ĐX 2012-2013):  15.452

30,0

- Mía trồng mới

1.649

 

 

- Mè

46

46

 

* Vụ Thu Đông 2013:

Cây lúa: Tính đến ngày 10/9/2013, toàn tỉnh đã xuống giống được 43.248 ha, đạt 78,6% KH. Trong đó: Giai đoạn mạ 22.520 ha; đẻ nhánh 17.155 ha, làm đòng 2.666 ha và trổ 907 ha.

Cây trồng khác:

Cây trồng

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

NSBQ (tấn/ha)

- Đậu phộng

1.041

 

 

- Rau các loại

3.180

56

11,0

- Đậu các loại

940

 

 

- Khoai các loại

210

 

 

- Bắp

583

 

 

- Dưa hấu

23

 

 

-  Mì trồng mới

1.492

 

 

-  Mía trồng mới

374

 

 

- Mè

26

 

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1.   Cây lúa

* Vụ Thu Đông 2013: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 817 ha, chủ yếu ở mức hại nhẹ, tăng 210 ha so với tuần trước. Các đối tượng gây hại phổ biến:

+ Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 239 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh, tăng 36 ha so với tuần trước, phát sinh tại các huyện Châu Thành, Dương Minh Châu và Thị xã.

+ Bệnh đạo ôn lá: Đang phát sinh gây hại phổ biến trên địa bàn tỉnh. Trong tuần có 379 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng nhiễm bệnh, gây hại ở mức nhẹ, tăng 143 ha so với tuần trước.

+ Ngoài ra, một số đối tượng dịch hại phát sinh với diện tích nhiễm ít, mật số thấp: Sâu cuốn lá (73 ha), OBV (66 ha), bọ trĩ (12,5 ha), sâu đục thân (6 ha), vàng lá (30 ha), khô vằn (8 ha) và đạo ôn cổ bông (3 ha).

2. Cây trồng khác:

- Rau các loại vụ Thu Đông: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các đối tượng sâu bệnh hại là 236,5 ha, chủ yếu gây hại nhẹ, tăng 19,5 ha so với tuần trước. Các đối tượng có diện tích nhiễm nhiều là: sâu xanh (46 ha), rầy mềm (36 ha), bọ trĩ (20 ha) và bệnh thán thư (79 ha).

- Cây mãng cầu ta: 68 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như rệp sáp (27 ha), bọ vòi voi (19 ha), ruồi đục quả (22 ha).

- Cây mì: Trong tuần phát hiện 1 ha mì 7-8 tháng tái nhiễm rệp sáp bột hồng, tỷ lệ hại nhẹ (3-4%), tại xã Suối Đá - huyện Dương Minh Châu.

III. Dự kiến tình hình sinh vật hại trong 7 ngày tới

1. Cây lúa:

* Vụ Thu Đông 2013: Hiện nay, bệnh đạo ôn lá đang gây hại phổ biến trên đồng, bà con nông dân cần chủ động tiến hành phun thuốc đặc trị bệnh, ngưng ngay việc bón phân, không phun phân bón qua lá và không để ruộng bị khô hạn.

Các đối tượng gây hại phổ biến như: Rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ trĩ, sâu đục thân, OBV, khô vằn, vàng lá chín sớm…tiếp tục phát sinh gây hại.

Bà con nông dân cần bón phân đúng thời điểm và cân đối giúp cây lúa khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi. Đối với lúa giai đoạn trước 40 ngày tuổi: cần hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng để bảo tồn thiên địch trên ruộng, tránh sự bùng phát dịch hại ở giai đoạn sau trổ.

2.  Các cây trồng khác:

- Cây rau: Một số đối tượng tiếp tục gây hại như sâu xanh, rầy mềm, bệnh thối nhũn,...trên các loại rau ăn lá; bệnh thán thư, đốm lá, sương mai, vàng lá, rầy mềm,....trên các loại rau ăn quả.

- Cây mãng cầu ta: Các đối tượng dịch hại như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục phát sinh gây hại.

- Cây mì: Theo dõi sát diễn biến của Rệp sáp bột hồng, bọ phấn, bệnh chổi rồng và bệnh cháy lá do vi khuẩn gây ra.

- Cây cao su: Lưu ý các bệnh như vàng rụng lá Corynespora, nấm hồng, bệnh do nấm Phytophthora, …

Một số đặc điểm nhận biết bệnh đạo ôn trên cây lúa và biện pháp phòng trừ:

Bệnh đạo ôn là một trong số các loại bệnh nguy hiểm trên lúa. Tác nhân là do nấm Pirycularia oryzae gây ra. Nấm sản sinh bào tử và lây lan nhờ gió. Nấm bệnh thường gây hại trên các bộ phận của cây lúa như lá, cổ lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié và hạt. Biểu hiện rõ nhất trên lá và trên cổ bông, do đó còn gọi là đạo ôn trên lá và đạo ôn cổ bông. Bệnh nặng gây thiệt hại năng suất trên 50%.

Triệu chứng:

- Trên lá: Vết bệnh ban đầu là chấm nhỏ màu nâu, sau phát triển lớn dần có dạng hình thoi, hai đầu nhọn dọc theo gân lá, rìa màu nâu đỏ, rộng ở giữa và có màu bạc trắng. Bệnh nặng khi các vết bệnh liên kết với nhau làm cho lá lúa có màu vàng nâu, sau đó khô chết.

- Trên thân: Xuất hiện ở đốt thân tạo thành vết màu nâu bao quanh đốt, làm đốt khô, teo lại, cây lúa dễ gãy gục.

- Trên cổ bông, cổ gié: Xuất hiện chấm nhỏ màu nâu xám trên cổ bông sau phát triển lớn dần và bao vòng quanh cổ bông. Nếu bệnh bị nhiễm sớm, nặng bông lúa có thể bị bạc trắng toàn bộ, bông và gié lúa dễ bị gãy.

Điều kiện bệnh phát triển mạnh:

- Giống nhiễm bệnh.

- Bón phân không cân đối, bón quá nhiều phân đạm.

- Thời tiết âm u, thiếu nắng, có mưa kéo dài; nhiệt độ về đêm thấp, đêm và sáng có sương.

- Cây lúa bị khô hạn, thiếu nước.

Biện pháp phòng trừ:

Nên áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao.

-  Chọn giống kháng bệnh, hạt giống khỏe, không nhiễm bệnh.

-  Sạ thưa với lượng giống 120 – 150 kg/ha hoặc sạ theo hàng từ 80 – 100 kg/ha.

-  Bón cân đối tỷ lệ N:P:K và chỉ bón phân đạm theo nhu cầu của cây.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác (cày sâu, bừa kỹ, vệ sinh đồng ruộng,…) cho lúa khỏe, tăng sức chống chịu.

-  Không để ruộng khô, thiếu nước nhất là trong lúc dịch bệnh đang phát triển.

- Thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trị kịp thời khi bệnh mới xuất hiện.

Biện pháp trị :

* Đạo ôn trên lá: chỉ dùng thuốc hóa học khi bệnh có hướng phát triển.

* Đạo ôn cổ bông: Nên áp dụng thuốc hóa học lúc cây lúa đang làm đòng (cây lúa có tim đèn), tốt nhất nên phun thuốc 2 lần:

-  Lần 1: 5 – 7 ngày trước khi lúa trổ hoặc lúa trổ 5%.

-  Lần 2: Sau khi lúa trổ đều.

Sử dụng thuốc đặc trị để phun, có thể dùng:

- Lim 20WP, Fuel-one 40EC, Beam 75WP, Fujione 40EC, Kasai 21,2WP, Flash 75WP, Bum gold, Filia, Rabcide, …

*  Lưu ý:

+ Khi lúa ở giai đoạn trổ nên phun lúc chiều mát và đảm bảo lượng nước từ 400 – 600 lít/ha. 

+ Khi sử dụng thuốc nên theo đúng khuyến cáo trên nhãn thuốc, tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng lúc, đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng.

+ Khi cây lúa đang nhiễm bệnh nên ngưng ngay việc bón phân đạm, tuyệt đối không phun phân qua lá có hàm lượng đạm.

+ Phun khi lá lúa đã ráo sương.

       CHI CỤC BVTV TÂY NINH


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây