Cây trồng khác:
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.924 |
1.684 |
2,6 |
- Rau các loại |
5.464 |
3.634 |
12,2 |
- Đậu các loại |
1360 |
1.096 |
1,2 |
- Khoai các loại |
251 |
96 |
12,0 |
- Bắp |
890 |
554 |
6,0 |
- Dưa hấu |
167 |
121 |
15,0 |
- Mì trồng mới |
9.212 |
(vụ ĐX 2012-2013): 11.214 |
32,2 |
- Mía trồng mới |
1.649 |
|
|
- Mè |
134 |
36 |
|
- Vụ Thu Đông 2013:
Cây lúa: Tính đến ngày 06/8/2013, diện tích xuống giống được 5.925 ha, trong đó: Mạ 4.653 ha; đẻ nhánh 1.257 ha và làm đòng 15 ha tại hầu hết các huyện (trừ huyện Bến Cầu, Thị xã, Hòa Thành).
Cây trồng khác: Một số cây trồng đã được xuống giống như:
Cây trồng |
Diện tích (ha) |
- Đậu phộng |
121 |
- Rau các loại |
754 |
- Đậu các loại |
105 |
- Khoai các loại |
28 |
- Bắp |
116 |
- Dưa hấu |
9 |
- Mì trồng mới |
779 |
- Mè |
4 |
* Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
Cây lúa vụ Hè Thu 2013: Tổng diện tích nhiễm dịch hại trong tuần là 996 ha, giảm 294 ha so tuần trước, đa số ở mức nhiễm nhẹ, riêng một số diện tích bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt gây hại ở mức nhiễm trung bình. Các dịch hại phổ biến gồm:
- Rầy nâu: Gây hại nhẹ 330 ha lúa giai đoạn trổ, giảm 133 ha so với tuần trước. Mật số gây hại phổ biến từ 500 – 1.000 con/m2, rầy hiện diện trên đồng tuổi 4 – 5.
- Sâu cuốn lá: Phát sinh trên 58 ha lúa giai đoạn làm đòng – chín, giảm 22 ha so với tuần trước.
- Bệnh đạo ôn: Tổng diện tích nhiễm là 353 ha, trong đó:
+ Trên lá: Nhiễm nhẹ 63 ha, phát sinh trên lúa giai đoạn trổ, giảm 11 ha so với tuần trước.
+ Cổ bông: Gây hại 290 ha, tăng 216 ha. Trong đó: Nhiễm nhẹ 74 ha và nhiễm nặng 216 ha (10 – 15%).
- Bệnh khô vằn: Trong tuần có 102 ha lúa giai đoạn làm đòng – trổ bị gây hại ở tỷ lệ nhiễm 3 – 10%, tăng 25 ha so tuần trước.
- Bệnh lem lép hạt: 82 ha, trong đó: nhiễm nhẹ 7 ha (3 – 10%) và trung bình 75 ha (5 – 20%), giảm 73 ha so với tuần trước.
- Các dịch hại khác: Diện tích bị gây hại ít, mật số và tỷ lệ nhiễm thấp: Sâu đục thân (46 ha), chuột (12 ha),…
Vụ Thu Đông 2013: Trong tuần có 74 ha lúa giai đoạn mạ nhiễm các đối tượng dịch hại ở mức nhẹ - nặng.
- Đạo ôn lá: 37 ha, trong đó: nhiễm nhẹ 12 ha và nhiễm nặng 25 ha (40 – 50%) tại huyện Gò Dầu.
- Bọ trĩ: Gây hại ở mức độ nhẹ 37 ha tại huyện Tân Biên.
Cây trồng khác:
- Rau các loại: 257 ha nhiễm nhẹ các dịch hại, diện tích nhiễm giảm không đáng kể so với tuần trước (giảm 3 ha). Các đối tượng có diện tích gây hại nhiều là: Bệnh thán thư (52 ha), sâu xanh (38 ha), rầy mềm (35 ha), bọ trĩ (30 ha), …
- Cây mãng cầu ta: 72 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả, bọ phấn, bọ trĩ, bệnh thán thư; tăng 11 ha so với tuần trước.
- Cây cao su: 46 ha cao su tại huyện Tân Biên nhiễm nhẹ 02 đối tượng bệnh hại:
+ Vàng rụng lá: 36 ha trên cao su giai đoạn 5 – 7 năm, tỷ lệ nhiễm 5 – 10%, tăng 22 ha so với tuần trước.
+ Héo đen đầu lá: Gây hại 10 ha cao su giai đoạn 2 – 5 năm ở tỷ lệ 5%.
- Cây mì: Trong tuần không phát sinh thêm diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng mới.
* Dự kiến tình hình sinh vật hại trong 7 ngày tới
Cây lúa vụ Hè Thu 2013: Hiện nay, tình hình thời tiết đang diễn biến phức tạp (do chịu ảnh hưởng liên tiếp các cơn bão và áp thấp nhiệt đới) là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát triển gây hại, nhất là cháy bìa lá, bệnh đạo ôn, lem lép hạt, khô vằn. Đồng thời, theo nhận định của Cục Bảo vệ Thực vật, trong thời gian tới bệnh cháy bìa lá (bạc bìa lá) trên cây lúa có nguy cơ gây hại lớn ở nhiều địa phương. Do vậy, nhằm tránh thiệt hại do bệnh này gây ra, nhất là giai đoạn từ nay đến cuối vụ, bà con nông dân nên thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm để xử lý kịp thời. Khi bệnh cháy bìa lá mới xuất hiện, bà con nên dừng ngay việc bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá, sử dụng thuốc đặc trị có trong danh mục, tuân thủ nguyên tắc ”4 đúng” và phun thuốc đúng kỹ thuật (phun đủ lượng nước, lượng thuốc phủ đều trên các bộ phận của cây lúa từ lá, thân đến bẹ lá và gốc lúa).
Đối với lúa Thu Đông 2013, để chủ động trong công tác phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại, bà con nông dân cần triển khai các biện pháp tổng hợp từ khâu chăm sóc, phát hiện và phòng trừ sớm sâu bệnh. Đối với lúa dưới 40NSS không phun thuốc trừ sâu nhằm bảo tồn thiên địch, hạn chế bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau. Đối với lúa dưới 20NSS, theo dõi tình hình rầy di trú để kịp thời che chắn nước hạn chế rầy chích hút, đẻ trứng và truyền bệnh VL – LXL. Đồng thời, đối với những diện tích còn lại chuẩn bị xuống giống, sau khi đã thu hoạch lúa Hè Thu cần vệ sinh thật kỹ đồng ruộng, cày xới và phải đảm bảo thời gian cách ly (ít nhất 2 tuần). Ngoài ra, đối với những ruộng không đảm bảo thời gian cách ly có thể dùng các biện pháp xử lý rơm rạ, bón vôi hoặc dùng nước rửa đất nhằm tránh trường hợp ngộ độc hữu cơ.
Các cây trồng khác:
- Cây rau vụ Thu Đông 2013: Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết (mưa nhiều) nên các hộ trồng rau cần làm hệ thống tiêu thoát nước tốt, lên liếp cao để tránh đọng nước đối với rau ăn quả và hệ thống che chắn màng lưới đối với rau ăn lá nhằm tránh làm ảnh hưởng cây trồng. Trong tuần tới, lưu ý các đối tượng: Bệnh thối nhũn, sâu tơ, sâu xanh, rầy mềm...gây hại trên các loại rau ăn lá; bệnh thán thư, đốm lá, sương mai, vàng lá.....trên các loại rau ăn quả.
- Cây mãng cầu ta: Các đối tượng dịch hại như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư sẽ tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây mì: Nắm sát diễn biến của Rệp sáp bột hồng, bọ phấn và bệnh chổi rồng.
- Cây cao su: Lưu ý các bệnh như vàng rụng lá Corynespora, nứt vỏ xì mủ, nấm hồng, bệnh do nấm Phytophthora,…
CHI CỤC BVTV TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc