1. Tình hình dịch bệnh hiện nay trên gia súc, gia cầm trong cả nước:
a) Dịch cúm gia cầm: Hiện nay, cả nước không có tỉnh nào có xảy ra dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
b) Dịch Lở mồm long móng (LMLM): Hiện nay, dịch Lở mồm long móng xảy ra tại tỉnh Quảng Nam (xã A Vương, huyện Tây Giang) chưa qua 21 ngày.
c) Dịch Tai xanh trên heo: Hiện nay, cả nước không có tỉnh nào có xảy ra dịch tai xanh chưa qua 21 ngày.
Nhận định: Trong tuần qua, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong nước diễn biến khá phức tạp, nhất là đối với bệnh LMLM gia súc, cúm gia cầm và tai xanh trên heo.
Trước tình hình phức tạp của dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N9. Thực hiện Công điện khẩn số 11/CĐ-BNN-TY, ngày 02/8/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên chim cút và Công điện khẩn số 12/CĐ-BNN-TY, ngày 15/8/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chận lây nhiễm bệnh cúm gia cầm qua biên giới, Chủ tịch UBND tỉnh có công văn số 1986/ UBND-KTN ngày 28/8/2013, về việc tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chận lây nhiễm bệnh cúm gia cầm qua biên giới: Các địa phương cần tiếp tục tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin cho các đàn gia cầm ở địa bàn có nguy cơ cao; Triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự lưu hành vi rút cúm H5N1, H7N9 trên đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc.
Đồng thời các bộ, ban ngành có liên quan cần thực hiện các giải pháp đồng bộ phòng chống dịch như kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển gia cầm ra vào địa bàn, tiêm phòng vắc xin cho gia cầm theo quy định, thường xuyên vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực chăn nuôi…. nhất là các tỉnh có nguy cơ cao (khu vực giáp biên giới Campuchia, nơi có ổ dịch cũ, xung quanh khu vực có ổ dịch mới, nơi có mật độ chăn nuôi gia cầm cao...). Nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, kể cả hình thức cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.
2. Trong tỉnh:
a) Tình hình dịch bệnh: Bệnh truyền nhiễm xảy ra lẻ tẻ và được điều trị kịp thời. Bệnh tai xanh đã xảy ra trên một số đàn heo. Bệnh LMLM xuất hiện rải rác trên 1 vài hộ chăn nuôi gia súc.
b) Công tác phòng chống dịch bệnh: Lãnh đạo Chi cục Thú y tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác chủ động phòng dịch tại các địa phương.
Ngoài ra, Chi cục Thú y đã chỉ đạo cho các Trạm Thú y, các phòng và các bộ phận trực thuộc Chi cục tăng cường công tác rà soát, giám sát địa bàn chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật tận gốc, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Chi cục Thú y có công văn chỉ đạo cho Trạm thú y các huyện, thị xã phối hợp với đài truyền thanh huyện, thi thực hiện kế hoạch tuyên truyền qua đài truyền thanh huyện, thị xã nhiều đợt về công tác phòng chống các bệnh: Heo tai xanh, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng và các biện pháp phòng chống đến toàn thể nhân dân trên địa bàn mỗi huyện. Thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng 9/2013.
- Đang thực hiện tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đợt 2/2013 trên toàn tỉnh.
- Mở 3 lớp tập huấn về kế hoạch phòng chống bệnh tai xanh trên heo, các biện pháp phòng trị bệnh và thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi cho đại diện cán bộ Ban chỉ đạo phòng chống dịch ở huyện, xã và cán bộ thú y trong toàn tỉnh.
- Vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh lây sang người, khai báo với chính quyền địa phương hoặc cán bộ Thú y khi phát hiện gia súc, gia cầm bệnh, chết không rõ nguyên nhân.
CHI CỤC THÚ Y TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc