Cây trồng |
Diện tích (ha) |
Thu hoạch (ha) |
NSBQ (tấn/ha) |
- Đậu phộng |
1.146 |
|
|
- Rau các loại |
4.529 |
713 |
12,0 |
- Đậu các loại |
1.137 |
6 |
0,8 |
- Khoai các loại |
289 |
|
|
- Bắp |
720 |
45 |
6,0 |
- Dưa hấu |
43 |
12 |
15,0 |
- Mì trồng mới |
2.906 |
Đông Xuân 2012-2013: 11.601 |
28,0 |
- Mía trồng mới |
436 |
|
|
- Mè |
44 |
3 |
0,8 |
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua:
Vụ Thu Đông 2013:
Cây lúa: Trong tuần, tổng diện tích nhiễm các dịch hại là 1.343 ha, tăng 408 ha so với tuần trước, chủ yếu ở mức hại nhẹ. Các đối tượng gây hại phổ biến:
+ Rầy nâu: Nhiễm nhẹ 502 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, tăng 123 ha so với tuần trước, tuổi rầy phổ biến giai đoạn trưởng thành – tuổi 1, phát sinh gây hại chủ yếu tại các huyện Châu Thành, Dương Minh Châu, Thị xã và Gò Dầu.
+ Sâu cuốn lá: Gây hại nhẹ 108 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, tăng 23 ha so với tuần trước.
+ Bệnh đạo ôn lá: Nhiễm nhẹ 519 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, tăng 115 ha so với tuần trước, phát sinh gây hại phổ biến trên địa bàn tỉnh.
+ Bệnh khô vằn: Nhiễm nhẹ 117 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh, tăng 37 ha so với tuần trước.
+ Các dịch hại khác: Phát sinh với diện tích nhiễm ít, mật số thấp, gồm có: sâu đục thân (14 ha), chuột (9 ha), ốc bưu vàng (OBV) (4 ha), cháy bìa lá (37 ha), vàng lá chín sớm (31 ha), đạo ôn cổ bông (2 ha).
Cây trồng khác:
- Rau các loại: Tổng diện tích nhiễm các đối tượng sâu bệnh hại là 283 ha, chủ yếu gây hại nhẹ. Một số đối tượng phát sinh với diện tích nhiễm nhiều là: Sâu xanh (46 ha), rầy mềm (39 ha) và bệnh thán thư (74 ha).
- Cây mãng cầu ta: 99 ha nhiễm nhẹ các đối tượng như: Rệp sáp (19 ha), bọ vòi voi (19 ha), ruồi đục quả (22 ha), tăng 39 ha so với tuần trước.
III. Dự kiến tình hình sinh vật hại trong 7 ngày tới:
Cây lúa:
Vụ Thu Đông 2013: Thời tiết nắng yếu, mưa nhiều và kéo dài, kèm theo gió lốc; nhiệt độ về đêm thấp là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nhóm bệnh phát sinh gây hại như: Bệnh đạo ôn, vàng lá chín sớm, cháy bìa lá…
Bà con nông dân thăm đồng thường xuyên, nắm sát diễn biến của các loại bệnh hại để sớm phát hiện, chủ động phòng trừ, hạn chế tối đa thiệt hại năng suất cuối vụ.
Ngoài ra, cần lưu ý một số đối tượng gây hại như: rầy nâu, sâu phao, sâu đục thân, OBV và chuột tiếp tục phát sinh gây hại.
Các cây trồng khác:
- Cây rau: Thời tiết có mưa dông nhiều, lưu ý các đối tượng thuộc nhóm bệnh hại (thối nhũn, thán thư, đốm lá, sương mai, vàng lá …) phát sinh gây hại nhiều hơn.
- Cây mãng cầu ta: Các dịch hại như rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả và bệnh thán thư tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây mì: Theo dõi sát diễn biến của Rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng và bệnh cháy lá do vi khuẩn gây ra.
- Cây mía: Lưu ý các đối tượng như sâu đục thân, bệnh rượu…
- Cây cao su: Lưu ý các bệnh như vàng rụng lá Corynespora, nấm hồng, bệnh do nấm hytophthora, …
CHI CỤC BVTV TÂY NINH
Ý kiến bạn đọc